Home Chuyện Lạ Có Thật Sản xuất bia cổ

Sản xuất bia cổ

Sản xuất bia cổ

Công thức mà Stallhagen có được là từ 5 chai bia được tìm thấy vào năm 2010 ở biển Baltic trong một xác tàu đắm từ những năm 1840. Bóng tối bên trong con tàu cộng với nhiệt độ thấp dưới đáy biển sâu 50m tạo điều kiện bảo quản tuyệt vời khiến bia được lưu giữ nguyên vẹn. Các nhà sản xuất đã mang các chai bia đi phân tích và sẽ sản xuất theo công thức bia cổ trên. Loại bia đặc biệt này dự kiến sẽ được xuất xưởng vào tháng 7-2014.

Đặt tên khủng long mới theo tên bé gái

Đặt tên khủng long mới theo tên bé gái

4 năm trước, bé gái Daisy Morris (ảnh, hiện 9 tuổi) sống ở bờ biển Isle of Wight của Anh đã phát hiện hóa thạch của một động vật lạ. Theo Huffington Post, cha mẹ Daisy đã giao hóa thạch trên cho các chuyên gia ở Đại học Southampton nghiên cứu. Kết quả vừa được công bố cho thấy, đây là hóa thạch của một loài thằn lằn bay/khủng long chưa từng được phát hiện, sống cách đây 115 triệu năm. Tên của nó được đặt là Vectidraco daisymorrisae, theo tên Daisy Morris.

Nhà lấy cảm hứng từ cấu tạo ADN

Nhà lấy cảm hứng từ cấu tạo ADN

Công ty Vincent Callebaut Architecte của Bỉ bắt đầu xây dựng tòa cao ốc mang tên Agora Garden tại TP Đài Bắc, lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) lấy cảm hứng từ chuỗi xoắn kép của phân tử ADN (ảnh). Một trong những mục đích của thiết kế tòa nhà 20 tầng này là để tạo ra những khu vườn treo trong không gian, mỗi tầng sẽ chỉ có 2 căn hộ. Các kiến trúc sư cho biết tất cả vật liệu xây dựng và các trang thiết bị sẽ được làm từ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế. Một máy sản xuất điện từ năng lượng Mặt trời cũng sẽ dựng trên nóc của tòa nhà. Dự kiến, tòa nhà sẽ hoàn tất vào năm 2016.

Vũ trụ “già” hơn 80 triệu năm

Theo Fox News, nghiên cứu mới nhất về vụ nổ Big Bang bằng cách quan sát nền phóng xạ trong vũ trụ đã chứng minh được tuổi của vũ trụ hiện nay là 13,81 tỷ năm, nhiều hơn 80 triệu năm so với các nghiên cứu trước đây. Kết quả này khẳng định thêm lý thuyết giãn nở, cho rằng vũ trụ hình thành chỉ vài phần tỷ của giây sau vụ nổ, từ kích cỡ hạt nguyên tử và giãn nở cho tới không gian có thể quan sát như ngày nay. Dữ liệu thu thập được qua quan sát của phi thuyền Planck của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA).

Đ.Cao – N.Quỳnh – V.Cao – H.Nhi
Theo SGGP
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận