Home Truyện Ma Kinh Dị Truyện Dài Kinh Dị – Lá Cờ Ma

Truyện Dài Kinh Dị – Lá Cờ Ma

Giới thiệu

Một lá cờ thần bí giúp khu nhà ba tầng thoát khỏi trận oanh tạc của mưa bom bão đạn.

Một loạt cái chết bí ẩn không rõ nguyên nhân.

Ngôi mộ của Tào Tháo với những ám thị cổ xưa và chết chóc.

Những nghi ngờ về sự kiện xảy ra 67 năm trước, những huyền cơ lịch sử được giấu kín từ hơn hai ngàn năm, truyền thuyết li kì về lá cờ ma và người ba mắt…

Liệu đáp án cho ẩn số có phải là cái chết?

la_co_ma

***

“Lá cờ ma” là tập đầu tiên trong series tiểu thuyết kinh dị gồm 3 truyện của tác giả Na Đa, với một nhân vật xuyên suốt là chàng phóng viên trẻ Na Đa đi điều tra phá án.

Truyện lấy bối cảnh là thành phố Thượng Hải thời hiện đại, với nhân vật chính là Na Đa – chàng phóng viên trẻ ưa mạo hiểm, có tài suy luận và đặc biệt ưa thích điều tra những hiện tượng lạ. Khi mẩu tin “Khu nhà ba tầng – với bốn tòa nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như một kì tích trong cơn mưa bom tàn phá của phát xít Nhật, hiên đang lâm vào tình trạng bị phá dỡ” đăng trên một tờ báo đối thủ được nhiều độc giả quan tâm, lãnh đạo của Báo Ngôi sao buổi sớm, nơi Na Đa làm việc – đã giao cho anh nhiệm vụ tìm hiểu sâu hơn về tình hình thực tế của khu nhà để viết bài chi tiết.

Càng đi sâu tìm hiểu, Na Đa càng thấy có nhiều điều bí ẩn liên quan đến khu nhà có hơn 60 năm lịch sử này. Qua tìm hiểu, anh phát hiện một loạt chi tiết kì lạ: Chính nhờ một lá cờ thần bí mà khu nhà ba tầng đã thoát khỏi trận mưa bom của quân đội Nhật; chủ nhân của khu nhà – bốn anh em họ Tôn – cũng biến mất mà không để lại chút dấu tích gì. Khi phỏng vấn những người sống tại khu nhà, Na Đa càng thấy sự sợ hãi, kiềng nể hiện rõ trên khuôn mặt và trong lời nói của những người đã từng nhìn thấy lá cờ kì bí ấy, và không ai biết gì về sự ra đi của anh em họ Tôn.

Ngay sau đó, một loạt cái chết bí ẩn của những người có mối liên hệ với lá cờ và khu nhà ba tầng càng khiến mối nghi ngờ của Na Đa tăng lên. Rốt cuộc, lá cờ thần bí đó có sức mạnh gì ghê gớm mà khiến ai nhìn thấy nó cũng bội phần kinh hãi, kiếp sợ? Vì sao năm đó anh em họ Tôn lại không tiếc tay rải ngân lượng, xây dựng bằng được khu nhà, để rồi sau đó lại đột ngột biến mất giữa nhân gian? Phải chăng khu nhà đó chôn giấu bí mật một bí mật ghê ghớm? Anh em họ Tôn đã biến mất như thế nào?

Những nghi ngờ về sự kiện xảy ra 67 năm trước, những huyền cơ lịch sử được giấu kín từ hơn hai ngàn năm, truyền thuyết ly kỳ về lá cờ ma và người ba mắt, những ám hiệu chết chóc trong khu mộ ngầm dưới lòng đất… tất cả những tình tiết kì bí đó khiến Na Đa phải dấn thân điều tra để tìm ra ẩn số cuối cùng…

Những nghi ngờ về sự kiện xảy ra 67 năm trước, những huyền cơ lịch sử được giấu kín từ hơn hai ngàn năm, truyền thuyết ly kỳ về lá cờ ma và người ba mắt, những ám hiệu chết chóc trong khu mộ ngầm dưới lòng đất… tất cả những tình tiết kì bí đó khiến Na Đa phải dấn thân điều tra để tìm ra ẩn số cuối cùng…

Lá Cờ Ma là tập đầu tiên của Series Bút kí kinh dị của Na Đa: Lá Cờ Ma, Đứa Trẻ Giấy và Nộp Mạng.

Thông tin tác giả

Tác giả Na Đa – Trung Quốc (sinh năm 1977) được đánh giá là một nhà văn viết tiểu thuyết kinh dị có thực lực. Trong mỗi tác phẩm của mình, anh luôn biết cách gắn kết các yếu tố nhân văn, khoa học, nghệ thuật, lịch sử… lại với nhau một cách khéo léo, không hề khiên cưỡng.

Na Đa, tên thật là Triệu Diên, biệt danh Quá Thiên Sơn, sinh 24/12/1977, chòm sao Ma Kết, anh là một nhà văn viết chuyện kinh dị chuyên nghiệp, tốt nghiệp trường đại học sư phạm Thanh Hoa.

Na Đa vốn là viên chức nhà nước, sau đó vì không muốn tuân thủ theo quy định giờ hành chính nên nhảy việc sang giới truyền thông, làm phóng viên. Khi cảm thấy nghề phóng viên cũng chưa đủ tự do về thời gian, anh xin từ chức và chuyển sang nghiệp viết lách.

Loạt tác phẩm đưa tên tuổi Na Đa xếp vào hàng ngũ nhà văn hàng đầu Trung Quốc, thì phải kể đến “Bút ký kinh dị Na Đa”, gồm 13 cuốn: “Kẻ ác tâm”, “Súc sinh”, “Thiết Ngưu tái thế”, “Lá cờ ma”, “Mật mã thần”, “Tết”, “Người chết trường sinh”, “Phản tổ”, “Cái bóng 38 vạn”, “Người biến hình”, “Đứa trẻ giấy”, “Lời thầm thì của người chết”, “Nộp mạng”.

Na Đa thường mở đầu các câu chuyện của mình bằng hình thức dẫn “một mẩu tin đăng trên báo”, cách vào truyện tự nhiên, khiến người đọc có cảm giác truyện anh đang kể là một câu chuyện có thật.

Na Đa không đưa ngay vào truyện một loạt tình huống kì bí, khó hiểu, lớp lang, chồng chéo, mà khéo léo biến câu chuyện của mình thành “một lối đi với nhiều lớp cửa”, khiến cho người đọc tưởng như đã lí giải được sự việc này, thì lại tiếp đến một sự việc khác kì bí hơn; từ đó đi từ sự hiếu kì này đến sự ngạc nhiên khác.

Nếu Sái Tuấn là tay viết kinh dị lãng mạn, với những tình tiết kinh dị thiên về tâm lý lồng trong những câu chuyện tình vượt thời gian bi ai và đầy cảm động, thì Na Đa thiên về mảng kinh dị điều tra phá án, đưa người đọc vào thế giới của những hiện tượng kỳ lạ và con người có năng lực siêu nhiên.

Cảm xúc sợ hãi mà Na Đa mang lại không phải từ những hình ảnh chết chóc hay ma quỷ rùng rợn, mà là nỗi sợ tâm lý ẩn sâu trong mỗi con người.

Với thủ pháp nghệ thuật “lấy tưởng tượng để phản ánh hiện thực, dùng hiện thực để nâng đỡ tưởng tượng”, Na Đa đã xây dựng nên một không gian nghệ thuật vi diệu, từng bước dẫn dắt độc giả tham gia vào những hành trình giao thoa giữa thực và ảo vô cùng li kì, hấp dẫn do mình tạo nên, khiến khi đọc tác phẩm của anh, độc giả vừa có cảm giác thỏa mãn vì được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc (xúc động, thương cảm, lo lắng, hồi hộp, kinh ngạc, sợ hãi…) vừa được hấp thụ nhiều kiến thức mới mẻ trên mọi phương diện.

Na Đa

Tên thật là Triệu Diên sinh năm 1977, là nhà văn kinh dị nổi tiếng của Trung Quốc.

Tác phẩm của anh thường có khuynh hướng thăm dò những ẩn số vô hạn trong cuộc sống.

Các tác phẩm tiêu biểu gồm Seri Bút kí kinh dị (Lá cờ ma, Đứa trẻ giấy, Nộp mạng), Cuốn sổ sự kiện tam quốc của Na Đa, Giáp cốt vỡ, Thanh minh hoan hà đồ, Tiểu thuyết tình yêu và chòm sao v.v…

Na Đa được giới truyền thông trong và ngoài nước đánh giá là nhà văn có tiềm lực phát triển và phong cách viết truyện kinh dị hay nhất Trung Quốc hiện nay.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận