Home Truyện Ma Thành Viên Truyện ma núi cấm – Tác Giả Văn hổ

Truyện ma núi cấm – Tác Giả Văn hổ

Lâu rồi chưa up truyện nhỉ, các bạn còn nhớ tôi không, khỏi nói cũng biết là không nhớ rồi 🙂 Hôm nay chủ nhật rãnh rỗi lại có chuyện up lên cho bà con xem phát, vào chuyện thôi nhá.
Chuyện này do bà tôi kể lại nhá, làng tôi thời xưa vào những năm 80 cơ, giải phóng giặc xong ai cũng lo làm ruộng xây nhà trồng trọt khoai ngô,… ( Nói trước là quê tôi ở An giang, ngôi làng gần núi Thất sơn ) làng tôi lúc đấy có nguồn nước sông chảy từ trong một nhánh thác của núi Cấm, còn ngọn thác đó ở đâu không ai biết, chỉ nghe các cụ xưa kể lại là nó nằm sâu tận trong rừng, nơi có trăn khổng lồ, hổ vương sống, thời đó chắc ai ở gần núi cấm nghe đến hai cái tên này đều sởn gai ốc và khiếp vía. Bà tôi kể có ông Cả H bị chứng điên dại từ nhỏ, tuyệt không gây hại cho ai bao giờ, chỉ đi vòng quanh làng với cái vẻ giật kinh phong, người nhà ổng thì toàn đi kéo về sợ đi lạc lên núi cấm thì khổ, còn dân làng thì thấy cũng thương nên có khi cho củ ngô củ khoai, ông H hiền lành, nhưng với vẻ ngoài ấy thì bọn con nít như thấy ông kẹ ban ngày vậy, rồi cái truyền thuyết hổ vương bắt đầu từ khi ông H đi lạc trên núi cấm, hôm đó cả nhà ổng vắt đuốc tìm mãi réo gọi tên hoài không thấy, nhờ người dân trong làng tìm phụ, cả làng đổ nhau đi tìm, lên cả núi Cấm, nhưng phận người ngắn ngủi lắm, lên tới nơi thì ổng đã chết trong tình trạng giống như bị cào xé và bị ngoạm bởi con vật ăn thịt, cả nhà ổng khóc lóc tỉ tê, người dân quanh đó ngậm ngùi thương xót rồi đem xác ổng về mai táng, trước khi đi có cụ phát hiện một dấu chân thú to lạ thường, bằng cỡ hai cái gang tay người, dấu chân đó chỉ có kích cỡ là voi, nhưng người ta xác nhận trên núi cấm không hề có voi sinh sống, có một cụ già trong làng chen vào đám đông để xem cái dấu chân thú ấy, cụ liền bấm đốt tay giống như các vị Đạo Sĩ xem ngày, khuôn mặt thất kinh hiện lên vẽ kinh hoàng tột độ, chỉ vỏn vẹn thốt lên hai chữ :
– ” Hổ Vương”,.. nghe đến đây các bô lão khác đồng loạt sợ hãi, chỉ có một cụ giữ lại vẻ bình tình rồi chậm rãi kể lại : ngày xưa khi vùng núi Thất Sơn này còn âm u, rậm rạp lắm, không hề có một dấu chân người nào, chỉ có các loài động vật nhỏ sinh sống, trong tận rừng sâu có một vị đạo sĩ già sống ẩn mình trong hang núi, một hôm y bấm đốt xem ngày, khuôn mặt hơi biến sắc, thu dọn đồ đạc xuống núi, tìm ngôi làng có đại nạn sinh sống gần đó, vừa bước vào làng cảm thấy được sinh khí không tốt, âm thịnh dương suy, hỏi trưởng làng bảo là dạo này người dân trong làng đều hay mất gà vịt, hoặc heo, vị đạo sĩ phán rằng có một con Hổ ăn thịt gia súc rồi ẩn mình trong núi lâu ngày thành tinh,ngta còn hay gọi là Hổ Vương, loại hổ này kích cỡ lớn lạ thường, voi không phải đối thủ, nếu không diệt trừ sớm có lẽ nó sẽ chuyển sang bắt người để hút dương khí, mọi người lo đại hoạ xảy ra nên đành nhờ vị đạo sĩ kia cứu giúp, ông ta bảo với sức của ổng thì cũng chỉ giam giữ nó trong một thời gian thôi, nhưng với cách khác của lão có lẽ sẽ diệt cỏ tận gốc được con Hổ Vương này.
Hôm sau khi đêm xuống, mọi người trong làng vẫn thức để tò mò cách của lão đạo sĩ, lão dặn trong thời gian làm phép mọi người phải ở nghiêm ngặt trong nhà, tránh để trẻ con khóc gây ra tiếng ồn. Lão cần 4 người thanh niên lực lưỡng nhất ngôi làng cùng một cái lưới có niệm phép bên trong, đứng trên mái nhà chỉ cần có lệnh là úp shọt con Hổ Vương ngay, ổng ở dưới để đánh lạc hướng nó dụ vào bẫy, lão có thủ sẵn chỉ đỏ để đề phòng nó, đó là mấy vật dụng mấy đạo sĩ tàu hay dùng bắt cương thi.
Đúng nửa đêm, một luồng âm khí chạy dọc ngôi làng làm cho lão đạo sĩ phải nổi cả da gà, có vẻ như con mãnh thú rất mạnh, vừa thấy lão, con hổ vương chạy tới như hòng vồ xác ông ta, lão né được và rút chỉ đỏ ra hoá thành một cọng dây to và yểm lá bùa lên, có lệnh 4 người thanh niên nhảy xuống úp tấm lưới lên người con Hổ, lão trói y lại và định dùng thuật yểm vào kiếm để hòng diệt trừ con dã thú kia, nhưng nó đã thành tinh và quá khôn, y đã xé nát tấm lưới và nhảy ra ngoài, một tràng gào rú ghê rợn làm cho ai ở trong nhà cũng phải lạnh người, đoạn lão rút bảo kiếm ra định tay đôi với nó, trận đánh diễn ra gần như cả đêm, con hổ bị đánh trọng thương văng ra ngoài, lão đạo sĩ cũng không kém gì mấy, đều đã hộc máu tươi ra ngoài, nhưng con thú lại nhỉnh hơn về tốc độ lẫn sức mạnh nên chỉ chờ một chiêu cuối để kết liễu lão đạo sĩ, lão cũng trút sức lực cuối cùng dồn vào thanh bảo kiếm đâm thẳng mắt nó, nó gào rú kinh hoàng, nhưng nó đã ngoạm được cái tay của lão, giằng co quyết liệt một hồi thì gà gáy, con hổ vương hoảng hồn chạy tuốt vào rừng, người dân thấy nó trọng thương liền đem giáo mác ra đuổi đánh, nó né được và dường như nhìn lại đôi mắt của nó giống như rất oán hận ngôi làng này, chỉ chờ dịp hồi phục công lực để báo thù, còn về ông đạo sĩ thì đã được dân làng cứu kịp thời, chỉ mất một cánh tay do cứ ngoạm của nó, sau đó cũng về núi ẩn mình biệt tăm, tuyệt cũng không nhận đồng nào của dân làng, ông ta chỉ lo lắng một điều rằng con Hổ sẽ quay lại báo thù.
Và ngôi làng đó chính là ngôi làng của bà tôi sống, và con Hổ vương đã quay lại, nó đã hút dương khí của ông H, và nó sẽ còn gây tiếp nhiều chuyện kinh hãi cho dân làng chúng tôi nữa, lúc trở về và mai táng ông H, mọi người đều rầu rĩ đại hoạ này, có khi cả ngôi làng sẽ vong mạng do con Hổ không chừng, lúc cam go nhất thì cũng có người nghĩ đến vị đạo sĩ trong câu chuyện của cụ kể, nhưng không ai biết ông ấy sống ở đâu trong vùng núi Thất Sơn bao la này, có khi đi lạc còn làm mồi cho thú dữ, đến gặp trưởng làng, năm xưa ông cũng là người đã mời vị đạo sĩ ấy, bây giờ trưởng làng đã 80 tuổi rồi, nhưng vẫn minh mẫn, nói dõng dạc rằng trước khi đi đề phòng cho con Hổ vương quay lại báo thù ngôi làng, vị đạo sĩ có để lại một mẩu giấy ghi lại bản đồ lên hang động tu ẩn của y, dân làng vui mừng như mở cờ trong bụng, nhưng về phần đi tìm quãng đường rất khó khăn vất vả, chưa kể đối đầu với mãnh thú, nên phải cử những thanh niên cường tráng nhất làng để đi mời vị đạo sĩ về.
– Hết phần 1 –

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận