Home Seo CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM – DƯƠNG

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM – DƯƠNG

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG . BÀI 3

Trong đêm trước ngày cưới của cô Lan, một cuộc họp tay ba tuyệt mật đã diễn ra tại nhà ông bà điền chủ. Tất cả những gì cần thiết cho thời gian tới của cô Lan tại nhà lão thày Chà đã được ông thày Chàm Tây Ninh, ông điền chủ và cô Lan tính toán và trù liệu cụ thể. Ông biết rằng , với những tính năng của Thiên Linh Cái của lão Chà thấy, mọi sự việc gần như đã bị báo trước và lão ta đã có sự đề phòng cẩn thận. Mặt khác, những môn phái của lão thày Chà đã luyện đến mức độ thượng thừa như Chàkha, Năm Ông, các phép của Ấn Độ bí truyền … thật khó cho những mưu toan che dấu được Lão. Tuy nhiên, vỏ quít dày – đã có móng tay nhọn. Phép thuật của dân tộc Chiêm Thành từ ngàn xưa cũng có những môn bí truyền cực kỳ lợi hại mà ông thày Chàm Tây Ninh là một truyền nhân. Tới cuối buổi gặp gỡ, ông thày Chàm Tây Ninh trao cho cô Lan một cái gói nhỏ và ghé tai dặn: cứ như thế … như thế . Thời gian. thấm thoát thoi đưa, cái thai trong bụng cô Lan đã ngoài ba tháng . Cái giờ phút kinh hoàng đã đến gần. Hàng ngày, lão thày Chà vẫn cứ lén lút sang cái cồn đất nhỏ trên sông Hậu chuẩn bị làm cái thất mới. Có lúc lão bỏ đi đâu không rõ đến vài ba ngày, lúc về mang theo nhiều thứ cỏ trông giống như những vị thuốc Bắc. Dạo này lão tự nhiên cưng chiều cô Lan lạ lùng. Lão cô chăm sóc từng ly từng tý một, nếu người ngoài nhìn vô, tưởng rằng cuộc sống vợ chồng của cô hạnh phúc lắm. Không có cái gì ngon mà lão không mua cho cô ăn, có những lúc lão ôm về cho cô cả ôm quần áo, vải vóc, nữ trang Thời gian này lão cứ liên tục hỏi cô Lan: Em cho anh đứa con này nghe . Cô Lan cứ chỉ cười cười mà nói: Nó là con của em, khi nào nó lớn, em sẽ giao nó cho anh tập theo cha buôn bán. Một chút thoáng qua ánh mắt sa sầm của lão hiện về như một đám mây đen. Rất nhanh rồi chợt hết liền Ngày thứ 99. Cái của Thái Lan trong bụng cô đã tới. Từ sáng sớm, người nhà của cô đã sang báo cấp: Mẹ cô bị đau nặng, đang mê man tại nhà. Mặc dù hết sức khó chịu, song lão thày Chà vẫn phải cho cô về thăm mẹ, với lời dặn, bằng mọi giá đến tối phải về nhà. Ngay trong ngày hôm đó, Chà lão thày Chà vào ngay trong mật thất thắp nhang khấn liên tục. Không biết lão làm cái gì, nhưng cô Lan đang ngồi ăn cơm với cha mẹ bỗng hất đổ bát cơm và đật đật đòi về nhà chồng. Ông điền chủ vội cho người cấp báo với ông thày Chàm Tây Ninh đang trọ ở gần đó. Gần như ngay lập tức thày Chàm có mặt. Những cái cọc cao ngang tầm ngực được đóng la liệt theo một kiểu dáng lạ mắt ở khắp khu vườn. Hàng mấy chụcc cân tỏi và thuốc rê giã nhỏ, vắt nước được rẩy từ khắp nơi trong nhà ra tới cuối mí vườn Sabo chê. Các loại Thần Sa, Chu Sa, Huỳnh Hoàng, muối hột được giã nhỏ rải khắp mọi nơi. Dọc theo những cây cọc, người ta giăng những tấm lưới cá có bề rộng khoảng nửa thước với cọng to và dày. Một Đàn Tràng ngày được dựng lên ở cửa trước, lấp lánh những thanh đao thép, những thanh kiếm gỗ dâu, những lá cờ đuôi nheo, hàng rổ những lá phù vàng, trắng, đỏ. Một cái lò đất nung bằng gạch Chăm Pa, được đốt lên ở Tràng Đàn ngay trước, khói nghi ngút và các loại Trầm Hương, Bạch đàn hương, các loại lá cây rừng bốc ra một mùi thật là đặc biệt. Cô Lan bị đóng gông cả tay lẫn chân bằng những cái mõ gỗ và đặt nằm trên bộ ngựa Gõ đen bóng. Càng ngày, cô càng gào thét dữ dội, cả người lăn lộn, mặc những cái mõ đã cột chặt vào thành ván. Cô ra sức chửi rủa những người trói cô, không từ cả cha mẹ, anh chị em đều bị cô chửi suốt lượt. Xung quanh bộ ván Gõ, ông thày Chàm Tây Ninh đã cho giăng mấy lớp lưới cá đại mà người ta hay dùng bắt cá ngoài khơi, xung quanh đó dán đầy những lá Bùa của người Chiêm Thành với những hình vẽ kỳ bí. Chiều dần dần xuống, mỗi lúc cô Lan lại càng làm dữ hơn. Gào khóc, chửi bới hầu như không biết mệt với cái thân hình nhỏ nhắn của cô. Ông thay Chàm Tây Ninh từ chiều đã cho đun một cái vạc chứa đầy những loại lá rừng mà ông đã chuẩn bị từ trước. Thứ nước trong vạc đun mãi trở nên màu đen và sánh tựa như Hắc ín . Cả cái vạc bốc lên một cái mùi khen khét, mà mùi trầm từ cái Lư ra trầm bốc cũng không át nổi. Mọi người trong nhà cùng hơn chục trai tráng trong thôn đến giúp, ông được dặn dò thày Chàm, phân công chu đáo . Mọi người tranh thủ ăn cơm sớm để phòng công việc bất ngờ đến. Khoảng 9 giờ tối, chợt có một luồng gió lạnh, mang theo mùi hôi tanh đến phát nôn phát mửa xộc tới. Từ trong đêm tối, tiếng trống trận âm vang, tiếng lao xao, rú rit của muôn sinh vật, tiếng than van, thở dài não nuột, tiếng khóc than, ai oán … Tất cả như một cơn thác, đổ về phía nhà ông điền chủ. Thầy Chàm Tây Ninh vội ngồi vào Đàn và tám thanh niên trai tráng vác đao đứng thành hình bát giác xung quanh Đàn. Bỗng một tiếng gầm vang ghê rợn nổi lên, một đợt sóng mùi hôi tanh, Khet lẹt xộc tới. Trong màn đêm qua những ánh đuốc , người ta chợt thấy, một đôi rắn màu vàng có mào đỏ rực, cuồn cuộn lao tới. Hàng ngàn con rắn các loại như Hổ Sơn, Chàm Quạp lửa, Mái Gầm ….. lúc nhúc xung quanh, tất cả cùng nhằm hướng Đàn Tràng của ông thày Chàm Tây Ninh lao tới.
Trên Đàn, ông thày Chàm Tây Ninh không hề biến sắc. Ông dùng lá cờ hiệu màu đỏ phất lên ra hiệu cho 8 người trong trận Bát Quái thay đổi vị trí. Từ Bát Quái Thiên Tiên, trận pháp lập tức trở về Hậu Thiên, với cửa Tử hướng về lũ quái vật đang ồ xông tới . Lúc này, Trận đồ như một cái hom, úp về phía quân địch. Chúng muốn vào phá trận chỉ còn mỗi đường là vào cửa Tử của Trận đồ. Đôi Rắn Thần vừa lướt tới, gặp hơi của vị thuốc rê và tỏi trộn lẫn vội bốc ngay lên cao, tiếng nó hú vang lên còn hơn cả tiếng sáo diều. Chúng lồng lộn trên không trung, thấp thoáng trong ánh được, cảnh tượng thật ghê rợn. Lũ rắn con đi theo, lớp thì bị mắc vào những tấm lưới thả chung, càng quậy , càng vương vào lưới và bị xiết lại; lớp thì bị mùi thuốc rê và tỏi nên gục xuống, nằm la liệt từng đống trong vòng lưới vây. Tiếng trống trận của lão Chà càng ngày càng vang động, điểm thêm vào đó là những tiếng kêu gào cực kỳ ai. Hai con rắn Thần nhào xuống, thổi một làn hơi đen kit, mùi tanh hôi tưởng như không thể nào kể xiết. Hàng người trong Trận đồ Bát Quái lao đảo. Những lá cờ trận bị giật tung lên trời và rơi lả tả xuống. Thấy vậy, ông thay Chàm vội ra lệnh cho người đứng bên chảo thuốc đang sôi sùng sức, bưng nguyên một chậu bột thuốc chuẩn bị sẵn trút vào. Một làn khói màu nâu mit mù bốc lên, che kín cả đôi Rắn Thần. Ngay lập tức, chúng rớt bịch xuống đất và lùi đi mất tăm . Đây chính là một bài thuốc cổ truyền bắt rắn của người Chiêm Thành. Hàng nghìn năm trước, vì phải sinh sống trong khu vực núi non hiểm trở, rắn nhiều vô số, nên dân tộc Chàm đã có những bài thuốc bắt rắn và chữa rắn cắn cực hay. Đôi rắn. Thần đã đi mất, những làn khói cũng đã tan dần, trên chiến trường, hàng ngàn xác rắn các loại nằm la liệt. Phía bên kia, lão thày Chà chuyển sang thủ đoạn khác. Tiếng trống trận lúc này cũng chuyển sang một nhịp điệu khác với âm hưởng vô cùng trầm hùng. Người ta tưởng chừng như có hàng ngàn chiến xa đang lăn bánh tiến về phía Đàn Tràng. Âm lượng ngày càng lớn, nó như xoáy vào những tim những người trong trận. Không gian lúc này tưởng như bị cô đặc lại, ngột ngạt tức thở. Từ trên không, hàng trăm con quạ đen bay về phía Đàn Tràng. Chúng bay lượn đan qua đan lại, nhằm vào những người trong trận Bát Quái lao tới mổ, giật văng từng miếng thịt. Tay bắt quyết, miệng đọc chú, tay kia ông thày Chàm tung lên trên trời một nắm những lá Bùa vàng. Những con quạ đen rớt lả tả xuống đất và hiện nguyên hình là những tấm giấy đen xếp lại. Tiếng trống và tiếng cồng ngày một tăng nội lực, nó như khoan xoáy vào không gian, khiển cho không gian như co lại, hạn hẹp hơn. Lần lượt từng người trong Trận Đồ Bát Quái gục xuống, miệng ứa máu tươi. Trận Đồ Bát Quái đã bị phá vỡ .. .

Gần như ngay lúc đó hình bóng năm người đàn bà mặc áo dài trắng, theo gió lướt tới. Cách di chuyển của họ thật kỳ dị, hình như không phải đi mà chỉ như lướt qua các khóm cây, ngọn cỏ. Xung quanh năm hình người đàn bà đó là cả một bày dơi đông vô kể cũng kéo đến vây xung quanh của Đàn Tràng thay Chàm Tây Ninh. Từ xa đã vang vọng tiếng của lão Chà đọc chú vọng đến rõ mồn một : “Nam mô Tiên sư Lỗ Ban – Tiền Tổ Lỗ Ban – Hậu Tổ Lỗ ban – Sắc sắc – Chứng cho tôi đây là đệ tử Thái Tuế – Nhật Mộc Thần phù Lỗ ban sát – Sai khiển Thiên Linh tùng chấp lệnh …..” “Thần cung cấp trợ oai linh – Tam Sát Phiên Thần – Nhân sát – Tài sát – Vật sát – Tam sát Phiên Thần – Cấp cấp như luật lệnh ….” … Từ trên Đàn Tràng, thày Chàm Tây Ninh chợt phun ra một ngụm máu tươi, lảo đảo như muốn gục xuống. Cố hết sức bình sinh, thày đứng dậy, vung thanh Thất Tinh kiếm, ném tung lên trời một nắm Bùa và cao giọng đọc chú: “Án Chỉ lâm Chỉ lâm – Bộ lâm – Bộ lâm – Phấn tra – Phấn tra – Đề Mục dạ – Ta bà ha – Sắc chuyển Luân Vương khuyết Ấn tuyệt ngũ phương – Thâu Thần Tiên giáng hạ – Thâu tay cầm Tam Muội Hỏa ….” Không thể đừng được nữa, Thầy bắt buộc phải đọc chú thâu tất cả các phép thuật của thày Chà , không cho tác yêu tác quái nữa. Sau khi đọc đủ 21 biến – Tiếng niệm chú từ xa của thày Chà tự nhiên ngưng hẳn – Năm cái xác chết tự nhiên sình thối, chảy nước vàng và ngả rạp xuống đất ngay trước cửa Đàn Tràng. Những con dơi miệng đầy răng, nằm chết la liệt xung quanh . Lão Chà , nay bị thu hết pháp thuật, các câu chú đều mất hết sự linh ứng. Lão ói ra một đống máu tươi, nằm ngất lim đi trong tịnh thất của mình. Từ nay lão không còn tác yêu tác quái được nữa. Thời gian hòa bình ít nhất cũng được 10 năm Ngay trong đêm, ông thày Chàm Tây Ninh kêu mọi người thu dọn chiến trường, vứt hết những cái xác súc vật xuống dòng sông Hậu, chôn lại 5 xác chết trên cù lao. Một chiếc xuồng gắn máy lớn cho thày Chàm và cô Lan nhằm hướng Tây Ninh thẳng tiến.
…Thày Bảy lại từ tốn nói: Câu chuyện ta vừa kể cho các con nghe, đã xảy ra cách đây hơn chục năm rồi . Sau trận chiến đó, lão thày Chà và bỏ xứ đi đâu mất tiêu. Còn ông thày Chàm Tây Ninh cũng đưa cô Lan vào chân núi Cậu, ngoài tít mãi bờ lòng hồ Dầu Tiếng để sinh đẻ. Chỉ tiếc rằng, cô Lan sau khi sinh được một thằng con trai thiếu tháng, lớp vì sức yếu, lớp vì những độc tố trong người lão thày Chà truyền sang, lớp vì cuộc sống ở rừng quá thiếu thốn, nên chỉ vài tháng sau cổ cũng mất. Tự nhiên ông thày Chàm Tây Ninh phải cái cảnh gà trống nuôi con – Mà lại là con của kẻ thù. Thật là cảnh chớ trêu. Cậu con trai của cô Lan và lão Chà , chính là cậu bé vừa bị giết này đây. Việc ngày hôm nay xẩy ra chỉ là những sự việc tiếp theo của câu chuyện mười mấy năm về trước. Ông Trời cũng thật chớ trêu-Cha tự tay giết con mà không hay – Pháp thuật tài giỏi làm chi mà không biết? Oán thù trùng trùng, điệp điệp, chừng nào mới nguôi đây? Có lẽ sau trận mất con đó mà ông thày Chàm Tây Ninh và ông thày Chà lại có trận quyết đấu lần ba bữa nay. Thôi, chúng bay chuẩn bị xe cho tao lên bệnh viện đa khoa Tây Ninh thăm lão và hỏi xem cơ sự ra sao. Tôi vội nói: – Thưa Thầy, con để lấy xe đưa Thày đi cho lẹ. Một lúc sau, ông bà Bảy, tôi và hai cậu đệ tử ruột cùng lên cái xe Zeep lùn nhằm bệnh viện đa khoa Tây Ninh tốc hành.
Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã tới phòng cấp cứu của bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Dò hỏi mấy bác sĩ trực tại đó, chúng tôi được biết là ông thày Chàm Tây Ninh đang phải nằm trong phòng mổ để tháo khớp tay. Theo bác sĩ cho biết, mọi người đã cố gắng hết sức song không cứu được cánh tay cho ông thày Chàm. Chẳng hiểu nguyên nhân gì mà cánh tay bị chặt của lão chóng hoại tử nhanh đến thế. May mà đã được cầm máu kịp thời, chứ nếu như người khác chắc lão đã đi về chầu Tiên Tổ rồi. Khoảng hơn một tiếng sau, một chiếc băng ca có gắn 4 bánh được đẩy ra từ phòng mổ. Ông thày Chàm được phủ khăn trắng xóa chỉ còn hở cho xanh gương mặt, đang thiêm thiếp vì thuốc mê được đưa ra phòng hồi sức. Nhìn hình dáng tiều tụy của lão, chúng tôi không ai không khỏi chạnh lòng. Có lẽ từ nay ông thày Chàm chỉ còn có một tay sẽ khó mà biểu diễn võ thuật được nữa. Than ôi, đúng là Đại bàng gãy cánh . Một võ sư lừng danh thiên hạ, thân hình cao to lừng lững , tiếng nói sang sảng giờ đây đang nằm tiều tụy, thấy nhỏ bé quá. Lòng cảm thông dâng trào làm lũ chúng tôi không ai cầm được nước mắt. Buồn ơi, chào mi. Thày Bảy phân công mọi người ở lại chăm sóc ông thày Chàm và bảo tôi lấy xe chở ông đi công chuyện. Tôi đưa thày Bảy lên xe, nhằm hướng chợ Sa Mát thẳng tiến. Tới chợ Sa Mát, ông bảo tôi chờ và rảo bước vào trong chợ. Khoảng 30 phút sau, thày Bảy bước ra, trên vai đeo một cái ba lô to đùng. Tới xe, thày xếp các thứ gọn gàng lại, nhét vào ba lô chật cứng. Tôi nhìn chăm chú và thấy thật là lạ với những thứ mà Thầy mới mua tại chợ. Ngoài con dao găm lá liễu là vật bất ly thân đeo bên hông, tôi thấy Thầy mới mua thêm lưỡi Mác chặt cây sáng quắc, ngoài ra còn thấy vô số mì ăn liền, bánh tráng, thuốc rê, tỏi, võng dù, màn tuyn và một đôi giày Bata màu xanh nữa. Khi chuẩn bị xong, Thầy hối tôi cho thày lên cửa khẩu Sa Mát là cửa khẩu giữa Tây Ninh và Huyện Mi mốt cửa Miên. Huyện Mi mốt của Miên tiếp giáp với huyện Tân Biên của Việt Nam thông qua cửa khẩu Sa Mát. Khu vực Sa Mát chính là khu vực hồi chiến tranh, bộ chỉ huy miền Nam gọi tắt là R đóng quân. Cả một vùng cây um tùm cây cối rậm rạp và cơ man nào bom mìn là từ hồi chiến tranh để lại. Vùng này đã có rất nhiều người và trâu bò khi đi làm rãy đã trúng bom, mìn phơi xác trên những ngọn cây Cày (Ko Nia). Công ty chúng tôi đang có kế hoạch biến vùng Sa Mát này thành Nông trường Cao su hàng ngàn ha và tiến sát Nông trường Cao su Mi một Miên . Tuy nhiên, để làm được điều đó còn vô vàn khó khăn, tiền của và cả máu nữa. Cả vùng này mang tiếng chợ cửa khẩu, song cũng chỉ có vài chụcc căn quán sơ sài bán các thứ vật dụng cần thiết cho bà con quanh vùng. Tuy nhiên, khu vực này lại là một cửa khẩu buôn bán thuốc lá lậu nên cánh buôn thuốc từ thành phố thường lên. Hàng thuốc lá thường là HERO, ZET, 555, APSARA …. Vùng Mi mốt còn là một vùng chuyên trồng cây thuốc lá sợi vàng có tiếng ngon. Dân ở khu vực lẫn lộn cả người Việt và người Miên, do vậy chợ này dùng cả tiền Việt và tiền Ria của Miên, trao đổi cũng bằng cả hai thứ tiếng Việt – Miên. Chợ Sa Mát cũng còn là một nơi tụ tập của giới giang hồ, buôn lậu trước khi vượt biên giới bằng đường rừng sang Miên, Thái Lan … Tới một con đường mòn sang Miên, người dân ở đây thường gọi là đường Tiểu ngạch, Thầy Bảy xuống xe và dặn tôi: Con về cơ quan đi, Thầy đi ít bữa sẽ về. Nhớ ghé qua bệnh viện thăm chừng thày Chàm nghe con. Nói rồi thày Bảy xóc ba lô nhằm hướng Mi Mốt tiến thẳng. Bóng chiều đã nhập nhoạng bên cửa rừng và chẳng mấy chốc bóng thày Bảy mất hút giữa rừng xanh Mi Mốt.
Tối đó, tôi lái xe về thẳng Công ty để ngày mai việc làm kịp. Suốt chặng đường hơn 50 Km, từng câu hỏi cứ chập chờn trong đầu. Việc ông Thầy Chàm thì cũng tương đối rõ rồi, chắc chắn là cuộc huyết chiến lần thứ 3 giữa ông lão Chàm Tây Ninh,và ông thày Chà đã nổ ra. Sự việc cụ thể như thế nào thì phải chờ câu trả lời của chính ông thày Chàm Tây Ninh. Chỉ tội giờ này chỉ còn có một tay, công lực lại mất hết, không biết ống ấy sẽ tiếp tục sống ra sao. Còn lão thày Chà số phận bây giờ ra sao cũng đành phải chờ đợi câu trả lời của thay Chàm Tây Ninh .Tuy nhiên tôi có thể biết chắc một điều là số phận của lão cũng không hơn gì ông thày Chàm. Một điều tôi lo ngại nhất chính là thái độ và cuộc vượt biên bất thính linh của ông thày Bảy. Chỉ cần để ý một chút, đằng sau cái vẻ mặt lạnh băng và thái độ câm lặng của ông là cả một núi lửa đang phun trào dòng nham thạch nóng bỏng. Cái im lặng chết người của ông, khiển tôi thấy lo lắng trên suốt dọc đường về Công ty. Dạo này, Công ty chúng tôi đang tổ chức lại làm con đường của Trần Lê XUÂN ngày trước đã làm, qua cơn binh lửa chiến tranh đã thành hư hỏng nặng. Từ Thị trấn Đồn Pal, con đường rải đất đỏ vòng veo lên tới Kà Tum, Bổ Túc, Thanh Niên, Suối Ngô, 95, băng qua một cái cầu lên tận Sóc Con Trăn. Con đường đi tiếp theo tới lòng hồ Dầu Tiếng và sang tới tận Sông Bé. Đây chính là con đường ngày xưa Trần Lệ Xuân cho làm để có thể khai thác và vận chuyển gỗ về Sài Gòn. Dọc hai bên đường lau cỏ um tùm, cây cối mọc chen ra có chỗ tới gần hết đường. Hàng nghìn ổ voi, ổ gà do cánh xe Be chở gỗ tạo nên, khiển con đường này hầu như không thể hoạt động được. Trên mỗi Km đường, ngày xưa hết quân Sài Gòn lẫn quân Cách mạng đã vui chôn hàng trăm trái mìn, lưu đạn …. Nhiều chiếc máy ủi của Công ty chúng tôi đã nổ tung khi chạm phải những trái bom, mìn còn sót lại, khiển anh em lái xe hoảng sợ, bỏ Công ty về nhà, không chịu làm việc. Có chỗ đã qua hàng chụcc lần san ủi, trồng Cao su lên tới 3 tầng lá rồi mà công nhân đi làm vẫn cỏ chạm phải mìn tan xác như ở Nông trường Bổ Túc. Chúng tôi phải quyết định tháo bỏ Ca bin các xe để có bề gì tài xe không chết vì đầu đập vào thành Ca bin. Tuy vậy, vẫn có cậu lái khi chạm phải bom, văng lên cao hàng chục mét , rớt xuống chạy điên không dám về đơn vị. Chúng tôi huy động tất cả thợ trong Công ty lao vào sửa chữa, thay thế những chiếc xe hư hỏng. Chiều chiều, ngồi quay quần nhậu bên đống lửa, chúng tôi vẫn phải cố cười nói, la hét cho qua cái sợ ăn mìn. Được cái ở rừng nên mồi nhậu thật là dồi dào. Chỉ một buổi sáng máy ủi, ủi gốc le, gò mối là chúng tôi có hàng chục Trút con, thứ mồi nhậu còn thơm và ngon hơn thịt gà. Ngoài ra còn có rất nhiều Nhím, Don, Nai, Hoẵng, gà rừng. Rượu thì chúng tôi không thiếu, mang dầu máy ra Sóc Miên đổi là ba thiên. Công việc cứ thế cuốn hút tôi cho tới gần chục một ngày sau tôi mới trở lại Bệnh viện Đa Khoa Tây Ninh thăm ông thày Chàm được .Sau khi bố trí việc ở công sở, tôi lại lấy chiếc ZEEP lùn phóng thẳng xuống Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Vào đến nơi mới biết thay Bảy đã đón ông thay Chàm về nhà trị thương được hai bữa. Từ Thị xã Tây Ninh, tôi lại tiếp tục cuộc hành trình lên Phước Vinh là nơi ở của thày Bảy. Qua chợ Long Hoa giờ này đã vắng bóng của hai cha con Thày Chàm , tôi vào mua một ít thực phẩm, thuốc và đồ nhậu lên làm quà cho bà Bảy. Loay hoay thế nào, tới gần trưa tôi mới đến được Phước Vinh. Vào đến nhà Thầy Bảy, thấy các sư huynh đệ tụ tập đông đủ cả. Tôi vào trong nhà thấy thày Bảy đang ngồi uống trà ở bộ ngựa và ông thày Chàm đang nằm bên cạnh, hai người đang rì rầm to to nhỏ. Thấy tôi đến, thày Bảy kêu tôi lại ngồi uống trà. Tôi xin phép lên bàn thờ Tổ thắp nhang xong xuôi mới ra hầu chuyện hai thày. Trong khi ngồi uống trà, thày Bảy từ từ kể cho tôi nghe câu chuyện mấy bữa trước mà tôi vẫn đoán già đoán non. Chuyện đó xảy ra như sau:

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận