Kim đồng hồ chỉ đúng 12 giờ trưa ngày 11 tháng 10 năm 2012, tức là đã hết thời hạn 24 tiếng đồng hồ để con rồng cháu tiên đưa ra quyết định theo Tú hay chống lại hắn. Tú cùng với Lâm đứng tại sân khấu ở đài phùn nước gần Chung Giới Môn, hắn nói:
– Xin chào con rồng cháu tiên, như tôi đã nói, tôi cho các bạn 24 tiếng để quyết đinh và thời gian đã hết. Tính kể từ giât phút này, người nào còn ở lại Hà Nội, hay những vùng giáp ranh thủ đô, sẽ phải mãi mãi ở lại đậy, phục tùng tôi cho dù các bạn có muốn hay không. Thất đáng buồn khi các bạn đã không cùng với dòng người chạy xuống thành phố Thanh Hóa, vì ngay tại thời điểm này đây, quân đội đang tìm cách đưa toàn bộ người dân vô tội xuống miền Trung và Nam lánh nạn.
Tiếng nói đó của hắn vang vòng khắp mọi miền lãnh thổ đất nước Việt Nam. Những người dân vô tội còn trụ lại thủ đô Hà Nội nghe xong câu đó thì họ có một cái cảm giác chán nản và buồn bã đến tột cùng, có lẽ đối với họ, cái cơ hội sống sót đã ngã về con số không. Cảnh tượng bây giờ ở các khu vực chính như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bác Giang, Chí Linh, Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình , Hòa Bình và một số vùng lân cận khác đều hoang tàn, trên đường không một bóng người, cả một miền Bắc bỗng chốc trở nên yên ả đến đáng sợ. Tú lại tiếp tục nói:
– Tuy nhiên, như tôi đã nói ngay từ đầu, tôi không muốn giết các bạn một chút nào cả. Cho nên, các bạn có thể quay trở lại với sinh hoạt bình thường, và luôn ghi nhớ rằng các bạn đã có một lãnh đạo mới.
Và rồi cứ như thế, Tú tiếp tục đứng tuyên truyền, hay nói đúng hơn là hắn reo rắc một thứ tư tưởng mới vào đầu những con rồng cháu tiên còn kẹt lại ợ phạm vi miền Bắc này. Tú biết rõ rằng sau cái vụ thảm họa đại lễ nghìn năm Thăng Long thì rất khó lòng để cho con rồng cháu tiên quay lại với cuộc sống bình thường, nhưng suy cho cùng, sớm hay muộn gì thì con người ta cũng phải tiếp tục sống mà thôi. Sau khi nói một tràng giang đại hải, Tú chốt cho một câu cuối cùng:
– Chỉ xin các bạn lưu ý cho một điều duy nhất, bất kể ai tìm cách chạy trốn ra khỏi miền Bắc này, thì hậu quả sẽ là chết. Đừng nghĩ rằng tôi ác, tôi đã cho các bạn 24 tiếng đồng hồ để suy nghĩ, và một khi thời hạn đã hết, các bạn chỉ còn có cách là phải chấp nhận mà thôi.
Chính cái câu nói cuối cùng của Tú này đã khiến cho toàn bộ người dân còn mắc kẹt lại tại miền Bắc trở nên tuyệt vọng, và họ đã bắt đầu lung lay tinh thần, có lẽ họ nghĩ rằng thà nghe lời Tú còn hơn là phải trả giá bằng chính mạng sống của bản thân mình. Sau khi đã thông báo xong, Tú dùng thuật thần giao cách cảm, hắn điều động quỷ binh và một số ít lực lượng phản động tới các điểm ngoại thành để bao bọc lấy toàn bộ miền Bắc, quân đội của hắn trải dài và dàn đều tại những điểm chính như: Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Đông Triều, Hải Dương, Hưng Yên, và một số khu vực khác. Số quỷ binh và lực lượng phản động còn lại hắn dồn tập chung tại các khu vực giáp ranh Thanh Hóa như Bỉm Sơn, Tam Điệp, Thành Minh, Nghĩa Phú, Ngĩa Hùng. Ngoài ta, hắn còn bố chí một số lượng quân lực đóng chốt tại các con đường chính dẫn tới thủ đô Hà Nội như: đoạn Quốc Lộ 15A cắt với đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn Quốc Lộ 217 cắt với Quốc Lộ 45 thuộc địa phận Vĩnh Lộc, ngã ba đoạn Quốc Lộ 1A cắt với Quốc Lộ 217, và cuối cùng là đoạn Quốc Lộ 10 thuộc địa phận Thịnh Vượng. Đa phần số linh thú thì Tú để cho Lâm cai quản và trông coi nội thành thành phố Hà Nội.
Tại Thanh Hóa, một loạt phương tiện quân sự đã được điều động đến để đưa những người tị nản lánh tạm xuống miền Trung và thậm chí là xuống hẳn khu vực miền Nam. Việc đưa những người này chánh xa vùng chiến sự cũng không gặp trở ngại mấy khi mà đa phần người dân lúc chạy trốn được đến Thanh Hóa đều tay không. Tuy nhiên, có một số trường hợp khiến cản trở công việc di dân đó là một lượng lớn hộ gia đình không đi cùng nhau, hay nói rõ hơn là có một số thành viền còn mắc kẹt lại tại khu vực thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, lực lượng quân đội còn mở một trạm được gọi là “Nguyện Ước Di Dân”. Tại trạm này, người dân sẽ được phép bầy tỏ nguyện vọng muốn di tản tới vùng nào từ miền Trung đổ vào cho đến miền Nam. Bên cạnh đó, tại khắp các thành phố trải dài từ miền Trung đổ vào miền Nam, quân đội, lực lượng vũ trang, dân phòng, tình nguyện, hay ngay như cả những người dân thường cũng đã được kêu gọi, cùng chung tay góp sức chuẩn bị chỗ ở, lương thực cho một lượng lớn đồng bào từ miền Bắc di cư tới. Đó là về vấn đề di tản người dân ra khỏi vùng chiến sự. Còn về vấn đề quân sự, một lượng lớn quân binh đã được đưa tới thành phố Thanh Hóa từ Quảng Trị. Lược Lượng vũ trang này bao gồm lính đánh bộ, xe tăng, xe bọc thém, phản lực, trực thăng tới đóng quân tại các vùng bao quanh Thanh Hóa như: đoạn ngã ba đường mòn Hồ Chí Minh cắt với Quốc Lộ 47 thuộc địa phận Thọ Lâm, đoạn Quốc Lộ 45 thuộc thị trấn Vạn Hà, Và số lượng lớn quân lực thì tập chung ở đoạn Quốc Lộ 1A thuộc địa phận Ích Hạ và đoạn Quốc Lộ 10 thuộc địa phận Yên Thường. Tại các điểm nói trên, lực lượng quân đội đã bố trí rào thép gai, dung chiến lược phòng thủ, tạo nên những bức tường cản vững chắc nhằm ngăn bước tiến của bọn phản động đề phòng những trường hợp xấu nhất khi chúng quyết định đánh xuống cả khu vực miền Trung và miền Nam.
Trong dòng người còn đang đứng xếp hàng tại trạm “Nguyện Ước Di Dân”, có một ông lão già hom hém cứ ngồi bệt xuống đất nước mắt đầm đìa, mặc cho mấy người họ hàng, ngay cả mấy anh bộ đội trẻ tới khuyên can, nhưng ông nhất quyết không chịu lên xe để vào miền Trung lánh nạn cùng với mấy người họ hàng. Ông lão ngồi đó, lấy tay cố quệt đi hai hàng nước mắt đang tuông rơi, đôi mắt đã nhòe đi vì lệ, ông nói giọng nghẹn ngào:
– Tôi không đi … tôi … sẽ không đi đâu hết … còn con tôi, với cháu tôi … chúng nó còn đang kẹt ở thủ đổ … tôi phải đợi chúng nó …
Hỏi ra thì mới biết sự tình, thì ra ông lão này có người con trai cả lên thành hố Hà Nội đi làm, rồi lấy vợ đẻ con ở đó. Còn ông lão thì sống ở quê để chăm lo ruộng vườn, với bàn thở tổ, vợ ông thì lại mất sớm. Ngay cái hôm định mệnh đó, ông lão được mấy người bà con cùng quê đưa đi lánh nạn chạy xuống Thánh Hóa này, nhưng khi đến nơi, ông bắt họ và ngay bản than ông đã đi tìm đứa con trai, con dâu, và đứa cháu nhưng không thấy đâu. Tin chắc chắn rằng con mình và gia đình nó còn mắc kẹt lại trong thành phố Hà Nội, ông lão ngồi xuống và quyết định không đi mặc cho họ hàng đã vào trạm lấy nguyện vọng là di cư xuống miền Trung vì có quen biết một số người ở đó. Một anh bộ đội trẻ quỳ xuống trước mặt ông lão và nói:
– Ông ơi, ông lên xe cùng mọi người đi ông. Cháu tin chắc chắn rằng con trai ông và gia đình anh ý sẽ an toàn mà thôi.
Ông lão vẫn khóc, ông lấy tay quệt qua loa hàng nước mắt mà nói:
– Sống sao được mà sống hả cậu … chúng nó … chúng nó ác lắm … cậu không nghe thấy chúng nó nói gì sao … chúng nó nói là … ai có ý bỏ trốn khỏi thành phố Hà Nội đều sẽ bị giết hết …
Anh bộ đội trẻ trên mặt có thoáng qua một chút buồn, anh ta nghe thấy chứ, nghe thấy rõ như in những gì Tú nói. Thế rồi anh bộ đội trẻ lại tìm cách động viên ông lão:
– Ông yên tâm, chúng cháu hứa sẽ đưa con trai và gia đình anh ý ra khỏi vùng chiến sự an toàn. Việc ông cần làm bây giờ là phải đi di tản cùng mọi người, ông cần phải giữ gìn sức khỏe để đợi ngày đoàn tụ nữa chứ ạ.
Ông lão nghe những lời đọng viên chân tình đó nhưng thế rồi ông vẫn khóc, ông nói thêm:
– Thế nhưng còn bà nhà tôi … ai sẽ thắp hương cho bà ý hàng ngày đây?.. ai sẽ chăm lo cho mồ mả bà ý chứ ?…
Anh bộ đội trẻ tạm thời không biết trả lời sao, chỉ ngồi im lắng nghe ông lão nói tiếp:
– Cái thân già này đã trải qua thời kì bom đạn khói lửa rồi … cậu còn trẻ chưa hiểu được đâu … lần này chúng ta không phải là người đánh nhau với người … mà là quỷ … chúng ta đánh nhau với quỷ …
Thế rồi ông lão lại òa lên khóc, ông nói trong nước mắt:
– Người đời bao giờ mới sáng mắt ra được … cứ đánh nháu tranh giành quyền lực … rồi thì nạo phá thai … cướp của, giết người … đây chính là cái giá mà chúng ta phải trả … cái giá mà chúng ta phải trả cho sự mù đường lạc lối…
Phải mất một lúc, người nhà mới dìu ông lão đứng lên được, thế rồi họ đưa ông ra xe. Ông lão được dìu đi, ông vẫn khóc, vừa khóc ông vừa hát một bản nhạc buồn não lòng:
– Rưng rưng tôi chắp tay … nghe hồn khóc đến rớm máu … quê hương non nước tôi ai gây hận thù, tội tình … nhà Việt Nam yêu dấu ơi … bao giờ thanh bình … Thằng bé âm thầm … đi vào ngõ nhỏ, tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo … ngày nó sốnngs kiếp lang thang … ngẩn ngơ như chim xa đàn. Mẹ nó qua đời khi còn tấm nhỏ… nhịp bước chân gầy trên đời quanh co… Cuộc sống đói rách bơ vơ, hỏi ai ai cho nương nhờ … chuỗi ngày tăm tối vô bờ. Đêm đêm nó ngủ … một manh chiếu rách co ro, một thân côi cút không nhà …
Cái tiếng hát đó cứ đứt quãng, xen lẫn với tiếng nấc. Mọi người hướng mắt nhìn về phía ông lão, ai ai cũng rưng rưng lệ. Liệu cái bài hát mà ông lão đó đang hát, nó nói về cuộc đời trước đây của ông trong những năm kháng chiến khổ đâu, hay lời bài hát ám chỉ lịch sử rồi sẽ lập lại? Không lẽ khổ đâu rồi cũng sẽ bao chum lấy cái đất nước Việt Nam dấu yêu này?
Ngoài việc di tản dân chúng khỏi địa phận Thanh Hóa, việc cần làm thứ hai đó là tìm cách đàm phán với quân phản động để đưa những người dân vô tội còn mắc kẹt tại những vùng bị chiếm đóng tới được nơi an toàn. Mặc dù biết việc cần làm nhất bây giờ là tạo một lá chắn bao bọc lấy khắp Thanh Hóa, và đợi quân chi viện từ miền Trung và miền Nam đổ ra. Tuy nhiên, một viên chỉ huy trẻ đã không cầm được long mình khi chứng kiến cảnh tượng ông lão lúc nãy ngồi than khóc cho con trai ông ý, số phận gia đình của ông ý, hay như số phận của đất nước Việt Nam này. Nhưng suy cho cùng, chúng ta cũng không thể trách viên chỉ huy đó là chống lại quân lệnh mà làm theo cảm tình được, các bạn có biết tại sao không? Vì viên chỉ huy đó là một cô gái trẻ, học trường đại học quân đội tại miền Bắc, và là một trong những học viên suất sắc. Cô nữ chỉ huy trẻ này năm nay mới có hai mươi mốt tuổi, tên cô là ý là Trang. Có thể nhìn bên ngoài thì thấy nữ chỉ huy này cứng rắn bao nhiêu, thì bên trong lại là một tấm long nhân hậu và ấm áp bấy nhiêu. Trang dẫn một tiểu đội xuôi theo đường Quốc Lộ 10 đi về hướng cầu phao Đỏ Thắm. Quan sát được tình hình từ một con ma cú đậu trên một cành cây ngay gần cây cầu, Tú điều động ngay Nhân cùng một toán quỷ bịnh tới chặn ở đầu cầu. Hai phe mỗi bên đứng ở một bên cầu nhìn nhau, đối với Trang đây cũng là lần đầu tiên cô được tận mắt nhìn thấy quỷ binh, “quả đúng như lời ông cụ nói, chúng ta đang đối phó với quỷ chứ không phải là người”, Trang thầm nghĩ. Thế rồi Trang bắc loa, nói lớn về phía toán quân phản động bên kia bờ sông:
– Tôi muốn nói chuyện với chỉ huy của các người.
Lúc này, Nhân mới tiến lên phía trước, hắn mỉm cười vận lực nói lớn:
– Thật hiếm khi thấy được chỉ huy là một người phụ nữ, lại còn khá là trẻ trung, và còn không kém phần xinh đẹp nữa chứ.
Trang trước những lời trêu ghẹo đó thì mặt cô không đổi sắc, cô nói lớn vô trong loa:
– Nhà người là chỉ huy?
Nhân đáp trả:
– Đúng, ta là chỉ huy, cô em cần gì nào?
Trang tiếp lời:
– Tôi muốn thương lượng một vấn đề về người dân còn mắc kẹt lại tại địa phận Yên Phú. Biết rằng đây là xích mích giữa các anh với nhà cầm quyền đương thời, tôi thiết nghĩ, đôi bên không có lý do gì để hãm hại hãy như dữ người dân vô tội làm con tin cả…
Nhân nói chen ngang lời của Trang:
– Ý của cô là sao?
Trang nói dứt điểm:
– Tôi muốn đàm phán với các anh về việc thả toàn bộ người dân còn đang mắc kẹt tại địa phận Yên Phú ra.
Nhân nói lại giọng khiêu khích:
– Cô em đến để ra lệnh hay là đàm phán thế?
Trang nói tiếp:
– Như tôi đã nói, chúng tôi đến đây là để đàm phám thả người, yêu cầu của các anh là gì?
Nhân mỉm cười, một cái nụ cười man rợ, thế rồi hắn quay qua một tên quỷ binh đang cầm kiếm bên cạnh hất đầu. Chỉ thấy tên quỷ binh này cúi đầu tuân lệnh, thế rồi hắn chui xuống đất biến mất sau cái vòng xoáy đen. Chỉ năm phút sau, tên quỷ binh chui từ dưới đất lên thông qua một cái vòng xoáy đen mới to hơn, theo hắn còn có năm người nữa, một nam một nữ, hai đứa nhỏ và một người đàn ông già cả. Cả năm người này đều bị trói và bịt mắt. Tên quỷ binh này để họ đứng dàn thành hang ngang ngay trước cầu, sau đó bắt cả năm người quỳ xuống hướng mặt về phía lực lượng của Trang. Trang nhìn thấy cảnh tượng đó cô đã có hơi rung mình, trong đầu Trang bắt đầu xuất hiện cái ý nghĩ tồi tệ nhất. Thế rồi Trang bắc loa, cô cố che giấu đi cái giọng run run sợ hãi của mình:
– Yêu cầu của các anh là gì?
Nhân đi vòng quanh năm người bị trói đó, hắn nói:
– Hiện giờ tôi đang có tại đây là nguyên một gia đình sống tại địa phận Yên Phú. Một đôi vợ chồng trẻ, hai người con, một trai một gái còn đang học tiểu học, và cuối cùng là một người ông. Theo cô thì tôi nên yêu cầu cái gì để đáng giá mạng của năm người này?
Nghe Nhân nói đến đó, Trang lúc này mới thực sự rùng mình sợ hãi, “không lẽ hắn có chủ ý giết chết cả gia đình này?”, Trang đứng đó suy nghĩ. Thế rồi Nhân quay lại hất tay, lập tức năm tên quỷ binh cầm nỏ liên thanh tiến tới đứng áp sát đầu nỏ vào đầu năm người này. Trang thấy vậy vội vã nói trên loa:
– Các người yêu cầu gì cũng được, miễn các người đồng ý thả gia đình họ ra.
Nhân mỉm cười, thế rồi hắn lấy tay xoa cằm nói:
– Yêu cầu gì cũng được à …
Trong lúc đó, chỉ còn nghe thấy tiếng hai đứa bé khóc lóc thảm thiết vì sợ, người cha thì quay qua nói giọng nghẹn ngào có ý dỗ dành:
– Các con… các con đừng khóc nữa… chắc chắn… chắc chắn các chiến sĩ bộ đội sẽ giải cứu chúng ta mà.
Lúc này Nhân mới nói lớn:
– Yêu cầu của ta là …
Chưa nói dứt câu, Nhân ra hiệu, lập tức cả năm tên quỷ binh bóp cò, chỉ còn thấy năm người đang quỳ đó ngã lăn ra đất, máu chảy lênh láng, thấm đỏ một góc cầu. Nhìn thấy cảnh tượng đó, Trang đánh rơi cả cái loa đang cầm trên tay, cô lấy hai tay che miệng mình lại, khuôn mặt kinh hãi, “Không thể nào … một gia đình … một gia đình năm người … ngay cả trẻ con cũng không tha …”. Hai dòng nước mắt của Trang tuôn rơi, thế rồi cô đưa môt bàn tay về phía gia đình đang nằm trên vũng máu kia, cô bắt đầu nấc lên từng tiếng. Nhân lúc này mới nói:
– … Không là gì cả, chung tôi không có yêu cầu gì cả.
Nói xong câu đó Nhân đứng cười sằng sặc, cái tiếng cười tàn ác đó như càng làm quặn đau thêm trái tim của Trang vậy. Còn đang trong cơn bàng hoàng kinh hãi, một đồng chí bộ đội giữ nhiệm vụ liên lạc với bộ chỉ huy cấp cao tại Thanh Hóa quay qua nói với Trang:
– Thưa cấp trên, bộ chỉ huy yêu cầu chúng ta quay về ngay ạ.
Có lẽ ngay lúc này đây, Trang không còn quan tâm gì đến nhiệm vụ hay như mệnh lệnh cả, trong đầu cô chỉ còn lại hình ảnh của cái gia đình xấu số kia. Chợt Trang hét lên trong nước mắt:
– Không!!!
Thế rồi cô lao thẳng về phía Nhân và quỷ binh đang đứng, lao thẳng về phía năm mạng con rồng cháu tiên đang nằm lạnh lẽo trên nền cây cầu kia. Như đoán được điều này, lập tức hai đồng chí bộ đội cấp dưới khác nhảy khỏi xe tải chạy vượt lên cố kéo Trang về. Nhân thấy vậy thì giật lấy nỏ liên thanh của một tên quỷ binh, hắn bắn xối xả về phía ba người. Nhưng cũng may cho Trang và đồng đội, đây là lần đầu tiên Nhân dung nỏ liên thanh nên hắn bắn trượt hết, trừ có một mũi tên cắm thẳng vào đùi Trang. Hai chiến sĩ bộ đội trẻ lôi Trang về xe, mặc cho cô khóc lóc, đưa tay như cố với lấy năm người đã chết kia. Trang gào lên trong nước mắt:
– Các người là đồ độc ác … đồ tàn nhẫn …
Cuối cùng hai chiến sĩ bộ đội cũng đưa được Trang lên xe tải, họ gỡ mũi tên và sơ cứu vết thương cho Trang, thế rồi cả ba chiếc xe tải quay đầu chạy thẳng về Thanh Hóa. Nhân cười khì rồi hắn giả lại nỏ liên thanh cho tên quỷ binh, cả hội cùng chui xuống đất qua vòng xoáy đen quay về Yên Phú, giờ đây chỉ còn lại năm cái xác người nằm lạnh lẽo trên cầu, tay họ bị trói, mắt bị bịt, máu chảy lênh láng trên cầu và bắt đầu nhỏ từng giọt xuống dưới dòng sông Lèn đang từ từ chảy. Ngồi trên xe tải quân sự hướng về địa phận Thanh Hóa, ai ai cũng yên lặng, có lẽ mọi người còn đang quá kinh hãi bởi những gì vừa xảy ra ngay trước mắt họ. Về phần Trang, cô ngồi đó, hai mắt đỏ hoe nhưng vẫn tuôn rơi hai dòng lệ. Vết thương của Trang có lẽ khá nghiêm trọng, vì mặc dù đã làm sơ cứu, nhưng máu vẫn chảy. Điều đáng nói ở đây là lúc rút tên ra Trang không hề la hét, hay như bày tỏ sự đau đớn, cô cứ lặng im như bây giờ, thỉnh thoảng sụt sịt vài tiếng. Có lẽ vết thương lớn nhất đối với Trang bây giờ là vết thương ở trong tim, cái vết thương mà không một vết thương da thịt nào có thể sánh bằng, cái vết thương được tạo nên bởi cái việc đứng nhìn nguyên một gia đình bị giết mà bản thân mình không làm gì được. Trong đầu Trang bắt đầu có những câu hỏi tự chất vấn bản thân mình, một trong những câu hỏi đó là cô bắt đầu suy nghĩ lại việc tại sao mình lại gia nhập quân đội. Nhiệm vụ của một chiến sĩ bộ đội là bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân và giữ vẹn toàn lãnh thổ. Nhưng mà tính đến cái ngày hôm nay, miền Bắc thất thủ, cô lại để cho một gia đình chết ngay trước mắt mà không cứu được họ. Thử hỏi với những việc như thế, thì bản thân Trang đã xứng đáng là một quân nhân chưa? Và rồi cô cứ thế nghĩ, cứ tự trách móc bản thân mình, Trang úp mặt vào lòng khóc, khóc những tiếng khóc nức nở, một tiếng khóc của một cô gái mới lớn mà lần đầu tiên được nếm mùi đời khổ đau và gian khó.
… Tại phòng họp thuộc Ủy Ban Nhân Dân thành phố Thanh Hóa …
Vị chỉ huy trưởng đang điều hành quân sự tại Thanh Hóa có tên là Hiếu, sau khi đã nghe cấp dưới của Trang chình bày về sự việc tại cầu phao Đỏ Thắm. Sau khi đã nghe báo cáo xong, bác Hiếu cho chiến sĩ bộ đội tạm lui, bác ta bước vào phòng họp nơi mà Trang đang ngồi đó lặng lẽ. Bác Hiếu còn lại gì Trang nữa, tiếng tăm của cô hầu như ai làm trong quân đội cũng biết, tuổi trẻ tài cao mà. Vốn là gia đình Trang ở trong Nam, cô được đề cử và gửi ra Hà Nội để đi học tại trường đại học quân sự. Khi mọi việc xảy ra, Trang cùng các bạn được lệnh bảo vệ người dân lui về Thanh Hóa. Tuy nhiên khi đã về đến Thanh Hóa, đa phần bạn học của Trang đều đệ đơn xin rút thẳng về hậu phương ở miền Trung và miền Nam, riêng chỉ có Trang và một số ít là tình nguyện ở lại. Bác Hiếu lặng lẽ kéo ghế ngồi xuống cạnh Trang, bác để ý thấy Trang ngồi im, hai mắt đỏ hoe, mặt lạnh lung và vô cảm lắm. Bác Hiếu thở dài, rút trong túi ra một điếu thuốc, bác làm một hơi rồi lặng lẽ nói:
– Trang à … cháu phải hiểu rằng … chiến tranh khắc nghiệt … sống chết là chuyện thường tình …
Vừa nói, bác Hiếu vừa để ý thái độ của Trang, nhưng cô ta không có gì thay đổi cả. Bác Hiếu lại tiếp lời:
– Việc gia đình đó chết không phải là lỗi ở cháu. Cháu nghĩ kĩ đi, cho dù họ không chết ngày hôm nay, thì ngày mai, hay như sau này, dưới bàn tay tàn ác của quân phản động, họ cũng sẽ phải chết mà thôi…
Nghe đến đây, Trang quay qua nói giọng run rẩy:
– Nhưng thưa cấp trên, nếu như tôi không có mắt ở đó … nếu như tôi không đến đàm phán … thì họ đâu có phải chết thảm như vậy …
Bác Hiếu thở dài, bác ta dít thêm một hơi thuốc nữa, bác nhả khói từ từ và nói:
– Ở đây chỉ có bác và cháu, không cần phải xưng hô như thế đâu. Cháu à, việc cháu làm tuy biết là trái lại mệnh lệnh, nhưng suy cho cùng cũng chỉ là do cháu quá lo lắng cho cho sự an nguy của những người dân vô tội mà thôi. Chỉ đáng buồn là quân phản động quá gian ác, bác có thể khẳng đinh là lỗi không phải do cháu. Cháu nên nghỉ ngơi đi, bác sẽ thu xếp cho cháu về hậu phương tại miền Nam nhanh nhất khi có thế, cháu còn trẻ, hãy về với gia đình.
Trang nghe đến đây, cô quay qua nhìn thẳng vào mặt bác Hiếu, hai mắt lại rơm rớm, cố nói giọng có hơi nghẹn ngào:
– Về miền Nam … về với gia đình … Về để làm gì ạ?
Bác Hiếu nghe những lời đó thì cũng chỉ biết im lặng. Thế