Trải qua hơn 10 năm yên ổn làm ăn, dân làng khấm khá lên trông thấy. Thế rồi bất ngờ, Chiến Tranh Biên Giới nổ ra, người Trung Quốc đang ở Việt Nam đều trốn ra nước ngoài hoặc về nước hết. Ở làng em thì chi có mỗi minh ông K là người Tàu, ông cũng định về nước luôn vì Cách Mạng Văn Hóa đã kết thúc được vài năm, giờ về chắc không sao. Nhưng dân quê nghĩ cái ơn ông khó nhọc vì làng khi trước nên cứ nhất quyết giữ ông ở lại. Chính quyền xã nhiều lần đến bức bách ông vì tội “tuyên truyền mê tín dị đoan, chống phá thành quả Cách Mạng” nhưng phép vua thua lệ làng, người quê em tìm mọi cách bảo vệ ông K, xã thấy thế thì cũng không dám làm căng, hơn nữa ông cũng chưa làm gì có hại cả, và họ còn sợ những mối quan hệ của ông K, dây giưa vào với ông có khi mất luôn cả cái ghế ngồi.
Chiến tranh kết thúc, nhiều người trẻ tuổi về làng, mang theo những tri thức mới, hiểu biết mới. Trong mắt họ, những con người như ông K, những ngôi đền, ngôi chùa trong làng đều là tàn dư của chế độ phong kiến hủ bại, làm chậm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng mà người làng ai cũng kính trọng ông, ông lại có ơn với nhiều ông lắm chức quyền nên nếu gây khó dễ cho ông thì thật là vô phúc chạm phải vây rồng.
Bỗng một ngày, một đoàn khảo sát địa chất cả tây cả ta về làng, họ vào ngọn núi phía nam làng, đo đạ, lấy mẫu đất ở trong đó suốt hai ngày mới ra, lúc ra, ông nào ông nấy mặt tươi rói như bắt được vàng. Dân làng chẳng biết mấy ông định làm gì nên cũng mặc, nhưng với những cụ già cao tuổi thì các cụ biết họ định làm gì, ngày xưa, khi cách mạng về, các nhà địa chủ trong làng đều đem vàng bạc, của cải giấu vào trong núi đấy. Suốt hơn 40 năm nay chẳng ai dám động vào vì họ biết địa chủ không tốt đến thế, tự nhiên đem vàng giấu không vậy, ắt là họ còn phải yểm bùa, đặt tinh độc vào trong để bảo vệ, lắm kẻ còn đồn thổi rằng trong đó có cả Cô Yêu- thần giữ của.
Người ta bảo, thần giữ của là một dạng phép của người Tàu, đem một cô gái đồng trinh, bỏ vào trong hầm, trói vào một cái ghế, cho ăn bùa bả gì đó trước rồi nhét sâm quý vào miệng, cốt để duy trì mạng sống. Sau rồi cứ thể bỏ rũ xác trong đấy. Từ đó trở đi, chỉ những người mang dòng máu của nhà chủ mới được vào kho tàng lấy của, còn người ngoài vào thì sẽ bị Cô Yêu vật chết ngay.
Chỗ ngọn núi đó, quê em goi là núi Cô Yêu, hàng năm cứ đến ngày lập thu là cúng cấp để tỏ lòng kính sợ, mong cô đừng có làm khó dễ người có việc qua núi. Mọi chuyện cũng chẳng có gì đáng nói nếu ma– người riêng biệt, nước sông không phạm nước giếng. Bỗng một đêm mùa đông năm 84, một đoàn xe ben, máy xúc, xe chở hàng ùn ùn kéo vào núi Cô Yêu. Sáng hôm sau, dân làng biết được thì họ đã dựng lều xong rồi, hỏi thì một anh kĩ sư đưa ra tờ giấy, nói đây là đất thuộc quyền quản lý của Nhà Nước nên Nhà Nước cho người đến khai thác đá. Tiếng là vậy nhưng ai cũng biết tỏng mấy ông che mắt cấp trên, nói là khai thác đá nhưng thực chất là đến đào của rồi ăn chia nhau. Thế rồi mặc cho dân ngăn cản, máy xúc đã bổ nhát gầu đầu tiên xuống nền đất. Nhưng nhát gầu vừa bổ xuống thì chim chóc quanh núi bay loạn xạ, kêu váng trời, thú rừng cũng thi nhau chạy trốn, bỗng một con trăn gió to như cái cột nhà vít dây, đu mình từ cây này sang cây khác, tiếng rít gió ù ù, nghe mà ghê người. Thế là từ dân cho đến cán bộ đồng loạt tháo chạy sạch, công nhân, kĩ sư chạy hết, bỏ cả máy móc, thiết bị. Đến trưa thì chẳng biết ai bảo mà mấy ông lại lên núi, tiếp tục đào xới. Dân làng ức lắm nhưng không dám lên núi vì ai cũng sọ mang vạ vào thân, chỉ rủa thầm để vài đứa bị Cô Yêu vặn ngược cổ rồi mới sáng mắt ra.
Năm ấy, ông K cũng đã già lắm rồi, lại thêm lang bạt nhiều năm, sương gió đời người nên giờ ông ốm luôn, toàn ở bệnh viện tỉnh nhiều hơn ở nhà. Mấy tuần nay, ông lại lên cơn hen nên hôn mê bất tỉnh, ở viện được vài ngày rồi. Vậy nên ông không biết ở làng có chuyện xảy ra, dân làng cũng ngại, kẻ thì chẳng muốn dựa mãi vào mấy ông thầy phù thủy, người thì sợ làm ảnh hưởng đến sức khỏe ông nên chẳng ai dám lên viện thông báo.
Nhóm kĩ sư khai thác đã kia mới làm việc được bốn ngày mà đã thấy “thành quả”, hôm đầu tiên, họ đào lên được một hòm toàn tiền Đông Dương, tính giá trị ra cũng phải tới vài trăm triệu. Hôm tiếp theo thì đào lên được một cái hũ lớn, cả đám ngừng làm, hè nhau nạy cái nắp ra xem được bao nhiêu vàng. Nhưng vừa nạy nắp ra thì ông công nhân cầm xà beng ngã lăn ra đất, tai, mũi mồm trào máu ra, mắt trắng dã, trợn trừng chỉ lên ngọn cây, không nói được câu nào rồi chết tại chỗ, trong hũ là một cái đâu người còn tươi nguyên Thợ thuyền thấy vậy cũng kéo nhau bỏ đi quá nửa, chỉ còn lại toàn những anh có máu liều. Ngay đêm hôm đó, lại có chuyện xảy ra, một anh công nhân đi tiểu đêm phát hiện ra một ông kĩ sư già đã treo cổ chết tự lúc nào. Cả trại xúm vào gỡ ông ý xuống thì không đã muộn, không cứu được nữa. Liên tiếp mấy ngày sau, máy xúc cứ vừa giơ gầu lên định múc thì lại chết máy, xe tải xe ben thì không cái nào khời động được, đã thế đến đêm, thợ ngủ ở đó toàn thấy có mấy ông mặc quan phục ra vụt thước vào đầu đuổi đi, cầm đầu đám này là một cô gái tuổi mới đôi mươi, mặc bộ áo chẽn màu trắng, người đẹp như ngọc. Mà sáng tỉnh dậy thì thấy anh nào anh nấy đều có mấy vết lằn đỏ trên mặt với cổ. Được hai tuần sau, cả thợ lẫn kĩ sư đều đi hết, lần này phải gọi phà vào chở hết cả xe ben, máy xúc đi. Đoàn phà cứ thế men dần theo sông mà đi, đi đến đoạn sông chảy ngầm trong lòng núi thì tự nhiên phà rung mạnh một cái, tý thì lật, nhưng sau rồi lại yên, cả đoàn phà vào bờ bên kia an toàn, còn mỗi cái phà chở anh kĩ sư trưởng và công nhân lâu năm là còn đang cách bờ vài chục mét. Thốt nhiên, cả cái phà lật ùm xuống, may mà ai cũng biết bơi nên người này kéo người kia vào bờ. Thốt nhiên, anh kĩ sư hét lên thất thanh rồi như bị cái gì kéo tuột xuống nước, mọi người trên bờ nghi là do phà chìm nên hút xuống, vội giục công nhân bơi nhanh vào bờ, chứ bây giờ bơi ra cũng chẳng cứu được, có khi còn bị hút theo. Lúc lên bờ, mấy người bên cạnh anh kĩ sư bảo rằng đang bơi thì tự nhiên thấy cái gi lành lạnh trơn trơn bơi lươn qua người, cơ mà nó to lắm, phải bằng cỡ cái cột nhà là ít. Còn những người đứng trên chỗ cao thì quả quyết rằng thấy một cái bóng đen xì, dài ngoằng, từ từ bơi về phía mọi người, lúc đó chỉ muốn hét lên mà cứ như bị cái gì bóp họng lại, không tài nào phát ra thành tiếng được.
Sau khi mấy ông kĩ sư bỏ đi, người làng em ai cũng nghĩ sẽ lại được trở về những ngày cày cấy thanh bình trước đây. Nhưng chuyện vốn dĩ chẳng hề đơn giản như vậy bởi, giờ, nước sông và nước giếng đã phạm nhau rồi