Lúc này, ông tôi đang cùng ông Tấn đi về. Bước trên con đường đất hai bên là ruộng khoai đang xum xuê, hai ông nói về những chuyện thời lính mà biết bao năm nay nói đi nói lại không thấy chán:
– Ngày trước đánh cái chiến dịch Biến Giới ý, tôi bắn 4 phát dính 3 thằng ngã hẳn xuống đèo, tiện tay tôi ném lựu đạn, cái xe sau nổ luôn,…
Hai ông vừa kể vừa cười, đúng là cái chuyện thời lính, nó hùng tráng biết bao. Đang nói chuyện với nhau thì từ sau có tiếng gọi với:
– Ơ anh Tấn phải không ? Anh Tấn ơi! Đứng lại tôi nhờ tí xem nào!
Hai người quay lại thì thấy một người đnag đi con xe phượng hoàng phóng nhanh đến bụi mù đất cái lên.
Người kia lại gần thì hai ông mới nhận ra là ông trưởng thôn:
– Ơ bác Thái! Thế có chuyện gì tìm em đấy?
Ông Thái dừng lại , đưa ra một tờ giấy có vẻ đã cũ cho ông Tấn, vẻ mặt buồn buồn:
– Bên ban chỉ huy quân sự tỉnh vừa đưa danh sách về cho tôi…
Ông Tấn cầm lấy tờ giấy, dưới cái ánh chiều nhập nhoạng, ông đọc ba chữ to nhất đầu tờ giấy “ Giấy Báo Tử”:
– Bên ban chỉ huy quân sự tỉnh vừa tiếp nhận mấy bộ hài cốt liệt sĩ, trong đấy có… có … có em trai anh đấy, thằng cu Nghiêm đấy…
Ông Tấn chết lặng, khi đọc từng dòng chữ
“ Đồng chí Hoàng Minh Nghiêm, sinh ngày… tháng… năm… Nguyên quán làng Phúc Lễ, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, Tỉnh Hà Bắc.
Ngày nhập ngũ 28/6/1961, cấp bậc Đại Úy, đại đội trưởng đại đội 19, lữ đoàn Công Binh 270…
Đã hi sinh năm 1968 tại Khe Sanh…
Đọc đến đây, ông Tấn như chết đi mấy phần hồn. Em trai ông lên đường làm thanh niên xung phong, sau đó đăng kí nhập ngũ, vào binh chủng công binh đi mở đường. Sau rồi lập nhiều công lao như đặt mìn tiêu diệt xe tăng địch, thế là được đưa lên làm đại đội trưởng. Nhờ vào tài trí, ông Nghiêm đã cùng đại đội của mình lập nhiều công lao, chiến tích,, Nhưng rồi khi ta đánh ở Khe Sanh, đại đội của ông trúng phải 1 quả M79, 1/3 đại dội hi sinh tại chỗ, ông thì được đồng đội lôi về chiến hào rồi ra đi do mất máu quá nhiều. Mãi đến năm nay, ông mới được trở về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Ông Tấn đứng dậy, nước mắt nước mũi tèm lem mà hỏi ông Thái:
– Bác trưởng thôn! Thế người ta đưa em trai tôi về chưa? Đâu? Em tôi đang ở đâu?
– Người ta ngày mai mới đưa về, tôi nghe bảo bây giờ đang ở Hà Nội rồi. Thôi thế anh về chuẩn bị đi, mai người ta tới thì tôi dẫn đưa về nhà anh luôn cho, yên tâm.
Nói rồi ông Thái bật đèn pin Liên Xô, đạp xe đi thẳng. Lúc này trời cũng nhá nhem gần 7 giờ tối. Ông tôi với ông Tấn nhanh chóng đi về nhà cho kịp giờ cơm, càng đi càng hai ông càng cảm thấy không khí tối nay khá là ngột ngạt, gió vẫn thổi mà sao không khí nó lại bí bách đến thế?
7 giờ sáng ngày hôm sau, tại nhà của ông Tấn…
Sân vườn đã quét tước sạch sẽ, ban thờ ông Nghiêm đã được sắp xếp xong nhưng vẫn còn thiếu ảnh thờ. Ông Tấn trong trang phục người lính đã bạc màu, trên ngực áo rất nhiều huân chương, vành khăn trắng đeo trên trán, đứng bên cạnh là chú Cường và vợ ông đang đứng ngay ngắn, cả hai đang hướng mắt ra ngoài cổng để chờ đợi. Bà con chòm xóm cũng sang giúp đỡ bắc rạp ngoài sân, nấu đồ cúng lễ…
7 giờ 15 phút sáng từ ngoài cổng, một chiêc xe đi tới, đầu xe ghi dòng chữ “ Xe Đưa Hài Cốt Liệt Sĩ Về Quê Mẹ”. Rồi từ trên xe, 4 người trong trang phục quân nhân chính quy bước xuống, mỗi bên hai người mang theo một cái hòm nhỏ được cờ tổ quốc bọc bên ngoài. Đoàn người bước vào nhà, đi đầu là một người làn da ngăm đen, bước chân vững chắc của quân nhân, mang hàm thiếu tướng, giờ tay chào ông Tấn theo đúng chào điều lệnh của quân nhân.
Trong lễ truy điệu liệt sĩ Hoàng Minh Nghiêm, có rất nhiều đồng chí, đồng đội của ông từ huyện, tỉnh khác tới, cả ông tôi cũng mặc bộ đồ thời chiên đến dự. Mọi người đều kính cản nghiêng mình trước anh linh của người con đất Tân Yên đã anh dung hi sinh để bảo vệ tôi quốc, người nhà, họ hàng của nhà ông Tấn ai ai cũng khóc, riêng ông thì không. Ông cho rằng, ông Nghiêm là niềm tự hào của gia đình này, nên nếu ông khóc thì ông đang tỏ ra thương hại em trai ông.