Bấy giờ Hòa Thiên Di liền quỳ xuống đầu giường mà bạch với Gấu câu chuyện.
…
Thuở xưa vào thời Vua Lăng Chính năm thứ mười hai, tại một nhánh của dòng họ Nguyễn Di ở vùng bắc giang, có một nhà nọ, nhà có hai anh em từ nhỏ đều đam mê yêu thích võ thuật, người anh tên Nguyễn Di Hùng, người em tên Nguyễn Di Mạnh, sau này cả hai anh em cùng thi đậu vào đường võ Trung Quán của triều đình, đi học ở trường võ bị tại kinh đô, tốt nghiệp ra thì cả hai anh em cùng được bổ tới làm đô đầu cho huyện Nghi Chính, tỉnh Tây An, làm việc dưới trướng quan tri huyện là Vu Đạt, Vu Đạt tính tình cởi mở hòa đồng phóng khoáng, là bậc danh sĩ ở đời văn võ song toàn, lại thương dân như con nên được nhân dân vùng ấy mến mộ lắm, người ấy lại dùng người theo tài, không cậy con cháu do vậy anh em họ Nguyễn được người ấy yêu dùng lắm, người anh được tri huyện đặt cho tên lóng là Đại Di, người em được người trong công đường, bổ nha tuần phủ thường hay gọi là Tiểu Di, thuở ấy đi theo Vu đại nhân giữ gìn cho yên bình một cõi, Vu Đạt là hào kiệt đương thời, lại có sẵn tư chất dương gia con nhà võ tướng nên gặp đươc anh em Đại Di Tiểu Di thì yêu thích lắm, tối ngày tắt lửa tối đèn có nhau, dù cho việc phải đi công cán nơi xa, dù cho trên công đường xét xử, dù cho hồi kinh vào chầu chuẩn tấu, dù cho tới phủ lĩnh mệnh, hay kể cả việc đời thường như cùng nhau đàm đạo, cùng nhau luyện võ, múa quyền tập côn, cùng đọc sách viết chữ đều chẳng khi nào rời, tình thân như thế chẳng phân biệt chủ tớ trước sau nên hai anh em Đại Di Tiểu Di kính mến lắm, sau này cùng với Vu gia lập lời thề thiêng liêng coi nhau như anh em ruột thịt, cùng cắt máu mà thề tôn Vu gia làm anh cả, ví như sau này có chết đi rồi mà có căn số huyền môn không bị quỷ dữ âm phủ bắt đi thì cũng xin nguyện phụng sự cho Vu gia, cho quốc gia. Thế rồi một năm nọ huyện Nghi Chính gặp việc dữ, thời đó chiến tranh loạn lạc, rừng núi heo hút hoang Vu, nơi nơi đất đá cằn cỗi, ma chướng tụ khắp nơi nên người ta dùng lại thầy pháp để trừ, năm đó huyện Nghi Chính cũng bị nạn yêu ma quấy phá mùa màng, bắt người cúng tế, ba anh em lại cùng nhau khởi binh dẹp trừ cả đi, người đời cảm ân đức lắm, thường gọi là “Nghi Chính tam kiệt”, sau này Vu gia mất đi thì người dân lập đền mà thờ, cũng biết về lời thề năm xưa đối với hai em nên thờ cả ba trên một ngọn núi hoang, về sau lấy họ của tri huyện mà gọi, có tên là núi Vu. Chính nhờ hương hỏa trên núi ấy được nhân dân trong vùng yêu mến mà gìn giữ cho, lại còn cho đúc cả tượng, do đó ba người dù chết đi nhưng hồn vẫn có chỗ nương theo, cả ba cùng nhớ lời nguyện xưa nên không về phủ đầu thai mà tiếp tục nương theo núi ấy làm thần, phù hộ cho bách tính lê dân trong vùng, Vu Đạt có hiệu Vu sơn vương- Vu thần, Đại Di khi đó luyện theo mệnh thủy, học môn thủy Vu thuật, được hiệu ứng trên cảm cho gọi là Thủy Thiên Di, còn Tiểu Di luyện theo mệnh hỏa, học môn hỏa Vu thuật, được hiệu ứng cho, còn gọi là Hoả Thiên Di…
Thế nhưng phận phi nhân không rời được núi, dù đạo hành có lớn lao cũng chẳng thể tự do như người, nên cả ba hồn đều chỉ ở yên trên núi Vu không đi đâu khác, rồi dần dà có những người làm phu đào vàng bắt đầu tới dần núi Vu để khai thác vàng, hễ những ai lên núi cấm đào vàng mà lòng tham vô bờ, xem người như thú, lại xem như máy móc gỗ đá mà hành hạ, hoặc là chặt cây đốn hạ, hoặc là làm bẩn nguồn nước, hoặc là bắt giết thú hoang, hoặc là hủy thần báng thánh, Vu gia đều sai hai tướng thủy hỏa giết chúng đi, khi thì nổi làm cuồng phong, lúc thì lệnh vào chim muông thú dữ, trùng độc rắn rết trong rừng, nước dâng theo lũ, hỏa hoạn theo gió…ngày đó phu vàng chết nhiều vô số, hễ ai mà chết hồn đang bị lạc chủ tôi lại thu giữ nó lại không cho Tột Khốc đưa đi, rồi dùng nó làm binh dưỡng tế, từ đó sự việc lại lan truyền trong giới phu vàng về ngọn núi có vị thần linh thiêng, do đó dân phu vàng không dám tùy tiện nữa, khi chúng tới núi thấy đền thờ tam kiệt đều hành lễ tưởng bái phân miêng, dù có khai thác được dù ít dù nhiều, đều để lại phân nửa lượng vàng làm hậu lễ cho thần trên núi, do Vu thần lại rủ lòng thương không tróc chúng nữa, mà chúng thấy lễ hành xong thì lại bình an, nên càng vì thế mà kính sợ hơn, dần dà bình yên trở lại, nhưng ai có ý mạo phạm thì đều xử nghiêm. Từ đó tiếng tăm theo gió mà đi tới bốn phương trời, từ ngày địa phương cấm không cho phu phen lên núi này khai thác, tránh làm nó hủy hoại đi sự tự nhiên, giết thú chặt gỗ, thì dân phu vàng chỉ dám lên lén, thời gian cứ thế trôi đi, rồi uy danh núi như thế thì lại trở thành nơi chiến trường hiểm thế dùng cho binh gia, khi chiến tranh tới núi tôi lại thành nơi hào sâu tường chắn, gỗ mát làm ngụy trang, đất sâu làm công sự, suối sạch làm nguồn lương, thú rừng thành binh sĩ, cứ thế qua bao trận mạc, núi Vu thăng trầm cùng với an nguy quốc gia Đại Việt, mang hồn non sông, mang oai binh sĩ, theo dòng lịch sử mà đi, linh dị ngày càng nhiều, tới khi thây phơi đầy đồng, máu nhuộm đỏ sông, xác của người liệt sĩ phủ khắp miền, thì khi ấy núi Vu đã thành nơi thánh địa cho tà ma vong quỷ, cô hồn các đảng về đây trú ngụ…hòa bình lập lại rồi nhưng âm hồn linh thiêng như thế chẳng dễ mà tan đi, phần vì là do còn lưu luyến đồng hao chiến trận, phần vì do uất khí nước non, phần lại vì hào khí căm giận biến thành lực sân mà ở lại núi Vu, những chúng quỷ thần cũng từ đó mà sinh ra, oai lực tích tụ trên núi ngày càng lớn mạnh, khi ấy phải cần có bậc huyền nhân, mang thân người có thân tứ đại mới có thể dung dưỡng nổi, do đó mà đều ngóng trông theo…thế nhưng mà người hiền nhân ở đâu chưa thấy, chỉ thấy phường thổ phỉ sơn tặc, phường lâm tặc phá rừng, rồi bọn tróc nã trốn án, chúng thi nhau tới núi, muốn dựa vào cái địa linh của núi mà nương thân, rồi lại một phen chém giết, rồi dần dà đều phải theo pháp luật mà kẻ bị tróc, kẻ bị giết đi, sau đó lại tới phường cư sĩ lục lâm, chúng nó lên nơi này muốn mượn oai khí âm lực của thần, muốn mượn sức của cô hồn mà tu luyện những tà môn dị thuật, ngày đó nhiều vô kể xiết…rồi bỗng một ngày kia có vị lãng tử chẳng rõ từ đâu tới, họ Trần tên Khang, người ấy khí chất át trùm, oai phong lừng lững, không kể loài người bình thường, ngay cả bọn phường đạo sĩ cô hồn trên núi người ấy đều xem như cỏ rác, ngay tới vong ma âm quỷ, binh tướng tới hóa thân của thần trên núi người ấy đều không sợ, đó là người có tư chất sáng ngời, thiên tư trời phú, thông minh vô cùng, học sâu hiểu rộng, lại là người có căn cơ U Ẩn, oai lực siêu phàm, có căn của hàng thập bát, thập chí có thể chạm tới hàng Thanh Văn Duyên Giác, vươn tới hàng Bồ Tát đạo của sa môn. Người như thế nếu có tới thì ma quỷ liền cảm ứng được ngay, loài người mà tu theo đạo hạnh, biết nhìn nhân tướng cũng sẽ dễ mà thấy được oai nghi khí chất toát ra phừng phừng, cử chỉ nói năng đều không có gì sai quấy, đủ đầy các vẻ đẹp, đạt đủ tứ đại oai nghi, thật là người mà muôn người đều trông ngóng, được trời cử xuống núi này mà duy trì cho chúng quỷ thần nương theo tu luyện…
Thật là,
Đẹp thay một ngọn núi thiêng
Ẩn sâu trong đó việc huyền nước non
Nghĩa chủ tớ giữ vẹn tròn
Làm thân ma quỷ vẫn còn chí cao