Hoảng sợ nạn ăn cắp “của quý”
Điều này đã khiến những người đàn ông ở thị trấn có khoảng 2.000 người rất hiếm khi chào hỏi xã giao như bắt tay những người khác.
Tại thị trấn này, hai người đàn ông đã bị mất “của quý” chỉ thông qua một cái bắt tay thông thường với một khách du lịch lạ mặt.
Kẻ lạ mặt đã dừng lại để mua một tách trà tại thị trấn. Sau khi trả tiền, anh ta siết chặt bàn tay của chủ cửa hàng khiến nạn nhân cảm như có một dòng điện chạy qua cơ thể và ngay lập tức cảm nhận được rằng dương vật của mình đã bị thu nhỏ kích thước hơn cả một đứa trẻ. Tiếng la hét của chủ quán trà nhanh chóng thu hút đám đông tới. Trường hợp của nạn nhân thứ 2 cũng tương tự như chủ cửa hàng trên.
Những báo cáo về hành vi trộm cắp “của quý” đã lây lan như một dịch bệnh trên khắp Tây và Trung Phi trong hai thập kỷ qua. Các nhà nhân chủng học giải thích vấn đề nổi cộm này như là một phản ứng tự nhiên đối với một nền kinh tế toàn cầu ngày càng bí ẩn và thất thường.
Hành vi trộm cắp “của quý” đã lây lan như một dịch bệnh trên khắp Tây và Trung Phi
(Ảnh minh họa)
Hành vi trộm cắp bộ phận sinh dục không phải là mới và cũng không chỉ phổ biến ở riêng châu Phi. Tình trạng hoảng loạn tương tự về nạn ăn cắp “của quý” cũng xảy ra ở Trung Âu trong các thế kỷ 15 và 16.
Vào năm 1967, một đợt bùng phát của Koro – trạng thái tâm lý hoang tưởng rằng bộ phận sinh dục của mình co rụt vào là báo hiệu cái chết, được lan truyền khắp các bệnh viện ở Singapore.
Người ta cho rằng, dương vật bị cướp giật có thể được bán cho những kẻ cuồng tín sử dụng trong các nghi lễ, hoặc cũng có thể họ sẽ tống tiền những nạn nhân để chuộc lại “của quý” của mình với giá cao.
Khi được hỏi về cách chữa trị cho những bị đánh cắp “của quý, bác sĩ trả lời rằng: "Tây y cũng phải bó tay đối với phép thuật này. Đó là một điều bí ẩn".