Khu vườn của chúa
Những người dân địa phương coi đây là “sân chơi của Chúa” và coi đó là một nơi vô cùng linh thiêng nên không ai dám đến sinh sống hoặc làm việc gì có mục đích sinh tồn.
Rất nhiều những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả những người tò mò đã đến bãi đá khổng lồ này đều cho rằng, cảm giác đầu tiên của họ là đây là một khung cảnh hoàn toàn không có thực.
Một khung cảnh không có thực được chụp từ trên cao
Hàng ngàn những hòn đá tròn trông giống như những viên bi khổng lồ có đường kính lên đến hơn 2m nằm trải dài trên diện tích vài km vuông. Nhiều hòn đá đã bị nứt do nắng, gió, mưa khắc nghiệt của sa mạc.
Theo các nhà khoa học cho hay thì bãi đá này có từ hàng ngàn đời nay. Còn những người dân địa phương lại coi đây là “sân chơi của Chúa” và coi đó là một nơi vô cùng linh thiêng nên không ai dám đến sinh sống hoặc làm việc gì có mục đích sinh tồn.
Có một điều cần phải nói rằng xuất hiện những hòn đá hình tròn là việc vô cùng hiếm có trên thế giới. Rất nhiều câu hỏi đặt ra là chúng từ đâu xuất hiện và tập trung ở hoang mạc này.
Qua thời gian, nhiều hòn đá khổng lồ đã bị nứt
Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Nhiều nhà khoa học thời Xô Viết cho rằng, những hòn đá hình tròn này chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến "đấng tối cao"…
Dù có rất nhiều những giả thuyết được đặt ra nhưng có điều cần khẳng định là những hòn đá hình tròn khổng lồ này hoàn toàn không thể là một tác phẩm do con người tạo ra được bởi hàng triệu năm trước, con người rất ít ỏi và những phương tiện lao động còn quá thô sơ nên không thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đến hoang mạc này mà chẳng vì mục đích gì.
Cũng có nhiều nhà khoa học do thấy những hòn đá hình cầu trong một số khối đá Kazakhstan có dấu tích của các loại sinh vật biển như sò, ốc nên đã giả thuyết các khối đá này có nguồn gốc từ đáy biển.
Nhiều nhà khoa học từ xưa tới nay đã đến hoang mạc này nghiên cứu nhưng họ vẫn chưa tìm ra lời giải đáp
Họ cho rằng, những vụ nổ trong lòng núi lửa dưới đáy biển cũng có thể làm bắn ra những "giọt" nham thạch tự tạo thành hình cầu trong môi trường nước và dù ban đầu chúng không nhẵn nhụi nhưng theo thời gian, những dòng chảy ngầm đã mài mòn các cạnh sắc rồi đẩy chúng lăn trên đáy biển khiến các khối đá dần có dạng hình cầu. Qua hàng triệu năm, đáy biển có thể phồng lên, nhô cao để rồi về sau biến thành hoang mạc khiến các khối đá nằm trơ trên mặt đất.
Giả thuyết này dựa trên việc cách đây 10 triệu năm từng tồn tại đại dương Tethis nhưng do các hoạt động kiến tạo địa lý của Trái Đất, đại dương Tethis biến mất, để lộ đáy với những tảng đá từng lăn trong nước.
Bí ẩn hơn, nhiều hòn đá còn bị bổ làm đôi rất đều nhau như thể đã bị cưa và luôn nằm theo hướng bắc – nam khiến người ta liên tưởng đến việc Trái Đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường…
Có thể thấy, cùng một hiện tượng nhưng đã có rất nhiều những lý giải khác nhau. Tuy nhiên, không một lý giải nào được chấp nhận thỏa đáng. Chính điều này vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải đáp.
Buonchuyen.info – Theo 24h.com.vn