Em bé của người bố không tinh trùng ra đời
Một em bé sơ sinh là kết quả của quá trình thụ tinh của một người đàn ông “không tinh trùng” với mẹ của cô đã ra đời.
"Em bé này rất đặc biệt bởi vì việc thụ thai rất phức tạp vì cha em bé có sự bất thường về tinh trùng. Do đó tinh trùng được lấy từ tinh hoàn", Susan Melinda, Giám đốc Bệnh viện Melinda ở Bandung cho biết hôm thứ Sáu.
Theo bà Susan, bé gái này sinh ra trong điều kiện bình thường với chiều dài 45 cm và nặng 2,5 kg.
Ảnh minh họa
"Sự ra đời của em bé thụ tinh qua ống nghiệm có thể đã trở nên quen thuộc và bình thường, nhưng ở trường hợp này, tình trạng không tinh trùng hay còn gọi là bế tinh của người cha thì lại là hiếm có," bà Susan cho biết.
Bà Susan không nêu tên và địa chỉ của gia đình em bé trên nhưng bà cho biết việc thụ tinh ống nghiệm đã được tiến hành sau khi bố mẹ em bé trong suốt 8 năm không thể có con. Các bác sĩ xử lý quá trình thụ tinh ống nghiệm bao gồm tiến sĩ Susan Melinda và một nhóm bác sĩ thực hiện.
Bà Susan giải thích, quá trình thụ tinh ống nghiệm với tình trạng không tinh trùng của người chồng đã được thực hiện khoảng 10 tháng trước. Tình trạng không tinh trùng (Azoospermia) là trong tinh dịch của người đàn ông bố của đứa bé khi xuất ra không có tinh trùng. Theo ông, đây là nguyên nhân gây vô sinh ở một số nam giới. Vì không có tinh trùng nên bệnh viện đã phẫu thuật lấy một vài con tinh trùng, số tinh trùng này sau đó được đông lạnh và được bơm vào buồng trứng. May mắn là cuối cùng, thụ thai đã thành công," bà Susan cho biết.
Theo bà, nguyên nhân của tình trạng không tinh trùng là do tắc nghẽn hoặc có sự bất thường ở hormone sản xuất tinh trùng.
"Quá trình thụ tinh ống nghiệm đối với các trường hợp không tinh trùng là khá phức tạp, mức độ thành công chỉ 10%, và chúng tôi cảm thấy thật may mắn vì cuối cùng quá trình đó đã thành công và em bé đã được sinh ra vào sáng thứ 6," vị bác sĩ sản khoa này nói thêm.
Sự ra đời đặc biệt của em bé đã được bệnh viện và bố mẹ, họ hàng em bé chào đón hân hoan. Đây là một sự kiện được cả phía gia đình và bệnh viện trông đợi hơn 9 tháng nay.
Điều đó, theo bà Susan, sẽ mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hy vọng có con thông qua quá trình tương tự.
"Sự thành công của thụ tinh ống nghiệm với tình trạng không tinh trùng của người bố đã được chứng minh, với lượng tinh trùng tối thiểu vẫn có thể đem lại hy vọng.
Buonchuyen.info – Theo bee