Home Truyện Ma Hay BÓNG MA CỤT ĐẦU

BÓNG MA CỤT ĐẦU

Gia đình ông bà hai Thà thuộc về hàng khá giả, họ có hai con trai nay đã trưởng thành. Thông hai mươi chín và Khải được hai mươi bảy tuổi. Khải thua anh có hai tuổi nhưng là một người chững chạc, học hành đàng hoàng, làm việc nghiêm túc và là một đứa con có hiếu. Còn Thông, tuy làm anh nhưng là một đứa hư hỏng, từ nhỏ đã tỏ ra cứng đầu không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ. Khhi lớn lên thì biếng nhác, chẳng lo học hành chỉ lo quấy phá lêu lổng tối ngày. Cha mẹ nói năng dạy dỗ cách gì vẫn không nghe. Năm học lớp tám, Thông đã không đủ điểm phải ở lại lớp mà hạnh kiểm cũng quá kém. Và như thế là hết năm đó cu cậu vẫn lưu ban. Và thế là nhập học không đầy hai tháng sau, Thông nhà ta chịu hết xiết nên… bỏ cuộc. Bắt đầu từ đó không ai quản lý được Thông, trong khi Khải lại là đứa trẻ thông minh, học giỏi và rất ngoan. Gia đình chỉ có hai đứa con trai, nhưng Thông lại làm cho mẹ cha đêm ngày lo lắng mất ăn mất ngủ. Vì vậy khi Khải tốt nghiệp đại học rồi đi làm, thì thằng anh vẫn cứ miệt mài với đám bạn hư hỏng. Ông bà Hai Thà không biết làm thế nào để kéo con trai về đường ngay nẻo phải. Một hôm sau bữa cơm chiề, hai ông bà ngồi hóng gió ngoài sân. Ông như chợt nhớ ra: – Này bà! Mình không thể nào cứ để cho thằng Thông lêu bêu như vậy mãi nguy lắm. Già đầu rồi mà không nên thân gì hết. Tôi cũng không biết hiện giờ chính xác là nó đang làm cái giống gì. Hay là mình lo cưới vợ cho nó, có vợ không chừng nó sẽ tu chỉnh lại. Bà thấy ông có lý nên gật đầu đồng ý. Ông tiếp tục ý định của mình: – Tôi sẽ hỏi thăm ở miệt trong xem có chỗ nào không? Nếu có miếng đất nào lớn hơn một chút, có nhà sẵn hay không không thành vấn đề. Nếu có sẵn tôi cũng đập bỏ để
cất cái nhà theo ý của tôi. Còn bà thì cũng phải để ý kiếm một đứa biết lo làm ăn, lanh lợi một chút mới có thể lèo lái gia đình và khiến chồng nó nghe lời lo tu tỉnh lại. Bà thấy thế nào? – Ông tính như vậy là được quá rồi. Ừ, ông lo vụ đất đai đi, tôi sẽ để ý lo vụ kia cho. Thế là hai ông bà bắt đầu xúc tiến theo như những gì đã hoạch định. Ông Hai Thà được người quen giới thiệu một chỗ có đất có nhà, nhưng đất thì rộng mà nhà thì lại quá xập xệ. Dường như chủ nhân của nó không đủ điều kiện tu chỉnh nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng vì dù sao ông cũng cất lại nhà theo ý mình. Lẽ ra kế hoạch là lo chỉnh tu cho thằng con trai lớn, nhưng vì ý thức về trách nhiệm bản thân của thằng con còn quá kém nên ông quyết định đứng tên làm chủ từ đất đai cho đến nhà cửa sau này. Trong thâm tâm ông sẽ chờ, khi nào con ông trở thành người chững chạc đàng hoàng, ông sẽ sang tên cho “vợ chồng nó” thì cũng chưa muộn. Khỏi nói cũng biết Thông nhà ta rất bằng lòng sự lựa chọn của “ông già” khi thấy quang cảnh nhà cửa cây cối chung quanh. Nhưng hai sự hài lòng giữa cha con có điều khác biệt mà nếu nhạy cảm, người ta sẽ dễ dàng nhận ra. Và đó là một thất bại đầu tiên của ông Hai Thà đối với thằng con lớn hư hỏng mà ông không ngờ tới. Vợ chồng Hai Thà bước đầu đã cảm thấy phấn khởi vì mua được chỗ này với một giá hời bởi chủ nhân của nó đang gặp chuyện xui rủi đam ra túng quẫn. Ông không ép nhưng vì họ cần tiền quá muốn bán ngay nên nói giá hơi rẻ một chút. Tính tình ông hai Thà thật đúng với cái tên mà cha mẹ ông đã đặt, vì vậydù biết chủ nhà đang lâm cơn hoạn nạn, có thể trả giá xuống nữa họ vẫn buộc lòng ưng thuận nhưng ông không thể làm được nên bằng lòng ngay không trả lên trả xuống gì cả. Thế nhưng khi Hai Thà vừa cho người đập bỏ căn nhà để chuẩn bị xây mới, gạch đá còn đang nằm phơi mình ngổn ngang trên mảnh đất thì tin dữ đã bay tới! Thông và một tên đồng bọn đã bị bắt vì mới gây án!… Mấy ngày nay Thông tỏ ra có tiến bộ khiến ông bà Hai mừng thầm trong bụng. Buổi sáng trước khi đi làm, Hai Thà còn dặn con: – Bữa nay nhớ tới mấy chỗ ba dặn đó xon thử nghe con! Cực mấy cũng phải ráng rồi quen dần, đừng có nản chí, ráng mà làm ăn đàng hoàng với người ta, tối ngày cứ rong rong lo ba cái chuyện mánh múng là không xong đâu nghen. Ông Thà yên lòng xách cặp đi làm khi nghe thằng con dạ một tiếng nhẹ hửng rồi sửa soạn thay quần áo. Thế nhưng chỉ mươi phút sau khi ông Thà đi khỏi thì thằng Tiến đã xuất hiện. Vừa nghe tiếng xe thằng Tiến đến, Thông vừa ngồi lên phía sau yên xe là Tiến rồ ga vọt đi. Bà Hai chép miệng lắc đầu: – Rồi. Điệu này bó tay nữa rồi. Bỏ xe ở nhà theo mấy thằng bạn đó thì đừng có nói là đi xin việc. Chẳng biết nó đang làm cái giống gì nữa đây. Tiến chạy hết ga đưa Thông đến trước một ngân hàng bên kia chợ, dừng xe ngồi chờ cách cửa chính một khoảng. Thông đi vào tận quầy với vẻ tự tin của một khách hàng. Theo như đã bàn bạc kỹ, Tiến ngồi chờ Thông vào trong rảo một vòng, nhiên cứu xem vị khách nào – nếu là nữ thì càng tốt – có vẻ như đang làm hồ sơ rút một số tiền lớn thì ghi nhơ mặt mũi – nhất là mày áo và vóc dáng – rồi chờ khi họ vừa xong việc ông tiền đi ra, Thông giật nhanh tuuis tiền rồi co giò chạy… Tiến sẵn sàng nổ máy khi Thông nhảy lên xe và vọt liền bỏ lại đằng sau tiếng la thất thanh : “Cướp! Cướp! Bớ người ta… Cướp!…” Thế nhưng… ! Tiến chưa kịp vọt xe đi thì bất ngờ bị một cú đấm như trời giáng vào mặt, cùng lúc Thông cũng bị y như thế. Và… nhanh như chớp, hai tên đã bị các chiến sỹ trong đội SBC khóa trái tay ra sau lưng. Cả người và xe được đưa đi sau khi hoàn trả túi xách lại cho khổ chủ. Ông bà Hai Thà đau thắ ruột gan khi biết rõ những chuyện động trời xảy ra trước đến giờ mà con mình là thủ phạm. Ông Hai buồn rầu, quá thất vọng vì thằng con, không chịu nổi nữa nên đã ngã bệnh, chẳng còn hới sức để lo tiếp chuyện cho đứa con hư hỏng. Còn bà lẽ ra đã ngã quị, nhưng thấy ông như vậy nên và cứ tự dặn lòng là phải cố gắng để còn lo cho ông, lo cho nhà cửa và Khải là chỗ dựa tinh thần lớn nhất cho bà, là niềm tự hào của bà. Mọi dự tính thế là bị bỏ dở dang, cuối cùng thì Khải phải xin nghỉ
làm trên thành phố và về đầu quân tại tòa soạn báo của tỉnh nhà để cùng mẹ chăm sóc cho cha. Có một điều ông bà Hai Thà và Khải không thể ngờ tới là sau khi ra tù, tuy bề ngoài có vẻ như Thông cũng có quyết tâm trở về nẻo chánh cho mọi người không quan tâm, nhưng thật ra Thông thỉnh thoảng vẫn không từ bỏ nổi những việc kiếm tiền một cách chớp nhoáng như trước kia anh vẫn làm. Người đời có câu “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” hay “Ngựa quen đường cũ” hoặc “Giang san khó đổi, bản tính khó dời” để chỉ những người như Thông. Ông Hai Thà cảm thấy tuổi già được an ủi đôi chút, vì từ khi Thông hội nhập trở lại với cộng đồng xã hội, họ thấy Thông chăm chỉ làm ăn bằng cách xin đi làm hồ cho những công trình nên cũng yên tâm phần nào. Bởi chỉ làm lao động phổ thông ăn lương theo công trình và ngàylàm việc nên cũng không cần nhất thiết phải nộp hồ sơ lý lịch chi cho rườm rà, chỉ ghi tên theo chứng minh nhân dân là được. Hết công trình muốn làm tiếp công trình khác thì làm, còn không thì nghỉ và họ lại mướn người khác vì người làm thì không thiếu. Bản chất Thông ban giờ cũng vậy, anh ta cứ lầm lầm lì lì không thích nói chuyện với ai nhưng trúng mánh thì quán nhậu nhẹt là chuyện cơm bữa…. Vì công việc đòi hỏi có lúc phải xa nhà, vậy nên gia dinhd cũng không quản lý được chuyện đi hay ở của Thông. Và tất nhiên chuyện Thông đi làm ăn nghiêm túc hay… lại làm chuyện gì mờ ám khác nữa khi ở xa gia đình thì đố ai mà biết
được! Chỉ thấy là có vẻ như Thông biết tu chỉnh và lo làm ăn. Tối ngày anh ta cứ đeo cái túi đồ trên vai, trong đó dĩ nhiên là một bộ quần áo cũ dành thay ra để khiêng gạch đá cát vữa, còn lại thì có cái giống gì trong đó cũng không ai biết, nhưng vì Thông đi làm hồ nên mọi người cứ nghĩ đó là những dụng cụ nghề nghiệp của anh ta mà thôi. Mấy ngày nay dường như công trình của Thông làm ở gần nhà hay sao mà cứ thấy anh đi đi về về bất kể giờ giấc. Chiều nay từ công trình về, Thông không ăn cơm mà tắm rửa rồi sửa soạn đi tiếp. Lúc Khỉ đi làm về thì Thông đã biến từ lâu nhưng Khải lại thấy xe Thông ở nhà nên hỏi mẹ: – Anh Thông đi đâu mà để xe ở nhà vậy mẹ? – Nó không nói, mẹ có biết đâu! Chỉ nghe tiếng xe máy nổ trước của là… nó đã vọt ra… – Có thằng bạn tới rước nó đi rồi. Thôi, con vô thay quần áo đi rồi ăn cơm kẻo tối. Ông hai Thà buồn buồn khi nói như vậy, vì lúc này ông đang nằm nghỉ trên chiếc võng ngoài hiên nhà. Nghe cha nói, tự nhiên Khải chợt thấy một nỗi buồn không biết từ đâu xâm chiếm tâm hồn mình. Anh dạ đáp lời cha rồi lẳng lặng đi vào trong. Tiến- đúng, không ai ngờ vẫn là Tiến – đưa Thông đến một quán ăn, Thông đưa cái túi đồ cho Tiến dặn nhỏ: – Có đồ chơi trong đó rồi. Mầy kiếm gì ăn đi , đúng một tiếng sau mày tới đó trước chờ tao nghen. Nhớ chỗ hôm qua tao chỉ chưa? Tiến vừa đeo cái túi lên vai vừa gật: – Ừ, tao nhớ rồi. Mầy vô trong chờ đi. Thông lửng thửng đi vô quán ngồi nhìn ra cửa chờ. Không đầy mười phút sau, Thông đứng bật dậy bước ra bên một cô gái khi thoáng thấy bóng cô bên ngoài: – Chào Liễu! Bộ em gửi xe rồi hả? Nhìn thấy nụ cười của Thông, cô gái dường như dạn dĩ hơn: – Dạ, em gửi rồi. Em đang lo ngại, nhỡ phải vô quán một mình thì kỳ chết. Thông nịnh: – Trời! Có người bạn gái dễ thương như em ai lại để cho em phải ngượng ngùng chứ. Thôi, mình vô đi em. Hai người bước vô, Thông tự nhiên gọi thức ăn không cần hỏi Liễu. Hai người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ. Thông quen Liễu cũng được nửa tháng nay. Liễu là một cô gái thật thà chất phát, con nhà khá giả tử tế, vì thế tuy quen đã hai tuần nay Thông mới mời được cô đi ăn với anh lần đầu tiên. Cô cũng như hầu hết phụ nữ ở đây, thích đeo nữ trang một cách vô tư. Cũng có một vài người bị gạt, bị giật mất nhưng có lẽ chuyện đó ít xảy ra nên không làm họ rung động. Và cũng khác với dân trên thành phố, nam hay nữ gì cũng vậy, sợi dây chuyền của họ đeo trên cổ, họ không gọi bằng sợi mà bằng cọng – cọng dây chuyền – và nó luôn to và có trọng lượng đáng kể. Ngoài dây chuyền ra còn có nhiều thứ khác trên người, và Liễu cũng không ngoại lệ. Nhưng cô còn hấp dẫn hơn trong con mắt của Thông nhờ có thêm chiếc xe máy! Hình ảnh Tải ảnh Hai người vừa ăn vừa trò chuyện cũng phải nửa tiếng mới xong. Thông tỉnh bơ móc tiền ra trả vì ai lại để cho con gái trả tiền chứ. Anh nói với Liễu khi ngồi chờ lấy tiền thối: – Em ra lấy xe, mình đi uống cà phê rồi hãy về. Liễu gật đầu đi vào bãi xe. Khi cô vọt xe ra thấy Thông đang đứng bên lề cô ngạc nhiên hỏi: – Ủa? anh Thông không đi xe à? – Không biết sao lúc anh lấy xe định đi đến chỗ hẹn với em đạp hoài nó không nổ, chắc hư cái gì rồi mà anh chưa biết. Sợ trễ giờ hẹn nên anh đi xe ôm. Thôi, ra ngồi ngoài sau anh chở em đến quán cà phê nghen. Liễu không biết phải đối phó thế nào đành phải giao xe cho Thông lái. Cô ngồi đằng sau mà cảm thấy hồi hộp, thật ra cô chỉ mới quen Thông nên cũng chưa biết rõ gia cảnh, tính tình anh ta ra sao, chỉ lờ mờ nghe Thông nói anh ta có một đứa em làm nhà báo. Thông chở Liễu đi loanh quanh hồi lâu, đến một chỗ cây cối rậm rạp mà không thấy bóng dáng cái nhà nào, Thông táp vô cách mí đường một khoảng an toàn rồi dừng lại. Liễu thấy lạ chợt lên tiếng hỏi: – Ủa? Anh nói chở em đi uống cà phê sao vô chỗ tối hù vậy? Một bóng đen – là Tiến – Chợt nhảy ra, tay cầm con dao phay bén ngọt, thứ mấy người bán thịt hay dùng. Thông lộ rõ là một tên côn đồ, một tay hắn rúm tóc cô ghịt mạnh xuống, tay kia bịt ngay miệng cô gái. Thông rít qua kẽ răng: – Câm miệng lại. Khôn hồn thì đứng im. Đúng lúc Tiến một tay cầm dao, một tay giựt sợi dây chuyền bự tổ bố trên cổ Liễu, nhưng chưa đuợc thì theo bản năng tự vệ, Liễu co giò đạp Tiến một cái không biết xui khiến thế nào mà đạp trúng ngay bộ hạ, Tiến đau quá điên tiết vung dao lên, lưỡi dao bén ngọt lia mạnh một đường…!

Tags:
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x