Home Seo chuyện kỳ dị ở dãy phòng trọ long thọ – kcn nhơn trạch

chuyện kỳ dị ở dãy phòng trọ long thọ – kcn nhơn trạch

update : 9:18 AM

– dạ !! sao vậy bà !!
mắt bà rưng rưng , ngước nhìn cái bàn cúng nhỏ , bao nhiêu tâm sự , nổi xót xa thương cảm ngày nào ùa về . bà quê ở đây ( bây giờ đang ở quê chồng). phỏng theo lời bà kể :
ngày đó , lúc bà còn con gái mười lăm mười sáu, ở long thọ này còn thưa thớt nhà lắm , nhà bà còn ở gần đường , con đường lộ trãi nhựa bây giờ chỉ là con đường đất rộng chưa tới 1m , cây cối um tùm . một hôm , có một gia đình chạy loạn đùm nhau tới cái xứ này . gia đình gồm hai vợ chồng và ba đứa con gái , đứa lớn nhất chắc cũng gần chạc tuổi bà . được bố bà đứng ra cưu mang , cho gạo và cho miếng đất gần bến để trồng rau . hàng xóm ráng giềng hò nhau dựng một mái tranh bên gốc bồ đề gần đó cho họ nữa . lúc đầu hơi khó khăn , nhưng được hàng xóm cưu mang đùm bọc nên cũng không lo đói . bố bà còn lên xin chính quyền quyên góp cho ông chồng tấm lưới chài , gọi là hổ trợ định cư gì đấy . gia đình từng bước ổn định dần , ông bố ra bến đánh cá cả ngày , bà vợ thì lo việc trồng rau. được cái 3 đứa con gái nhà này rất ngoan , chăm chỉ, phụ giúp bố mẹ . giúp đỡ hàng xóm nữa .nên ai cũng quý cũng mến cả . có nhà còn chấm cô gái lớn về làm dâu . cuộc sống êm đềm không được bao lâu thì ông chồng lại xa vào rượu chè , mỗi lần say rượu về thì lại lôi vợ lôi con ra đánh, đánh vì bà vợ không biết sinh con trai cho ổng . lúc đầu hàng xóm còn can ngăn nhưng ngày nào cũng vậy nên họ mệt mõi và cũng xa lánh dần . mỗi khi đánh vợ là đứa chị lớn lại dẫn hai đứa em chạy qua nhà của bà để lánh ,nhìn lũ nhỏ nheo nhóc, mặt mũi tay chân bầm tím, bố bà không chịu được nhiều lần qua răng bảo nhưng ông chồng vẫn chứng nào tật đó , ngày càng tệ hơn , bỏ bê công việc , có hôm còn đi nhậu ngủ bờ ngủ bụi mấy ngày mới về. bà vợ bị đánh chỉ biết ôm mặt chịu đựng , không có chồng thì bà với con gái lớn lại vác lưới chài ra bến lội bộ đánh cá, trưa về cùng mấy đứa con gái lo cho đám rau, mặc cho những ngày nắng cũng như ngày mưa, lúc khoẻ mạnh lúc đau ốm. mái tranh nghèo càng thêm siêu vẹo, thêm sơ xát. cả đám con đứa nào cũng chỉ có một bộ đồ cũ mặt suốt … nhìn họ ai cũng thương cảm nhưng lực bất tòng tâm , mang gạo qua giúp thì bị ông chồng mang đi đổi rượu … nhậu say lại về đánh vợ đánh con . bố bà nhiều lần lên báo chính quyền xuống còng ông chồng nhưng bà vợ can ngăn, van xin nên lại thôi.

Trưa hôm đó . cả nhà bà đang ăn cơm thì thấy con bé lớn dẫn hai đứa em chạy qua trú . cả ba đứa nước mắt nước mũi dầm dề . kiểu này nó đánh vợ nó nữa rồi – bố bà bảo . mẹ bà chưa kịp dọn chén cho mấy đứa nhỏ ăn cơm thì nghe ở ngoài mọi người chạy rầm rầm về phía bến : cháy , cháy rồi bà con ơi ! . con bé lớn nghe vậy vừa khóc vừa chạy về hướng nhà nó . bố bà với mẹ bà cũng chạy theo . tới nơi thì lửa cháy to lắm , ông chồng thì say nằm bất động bên rãnh nước, hàng xóm xuống cũng đông đang phụ dập lửa : chết người rồi , chết người rồi . tiếng la hét ầm ĩ hoà lẫn với tiếng cháy , tiếng chạy hấp tấp của mọi người . vì nhà tranh nên mọi người càng dập nó càng cháy to ,con bé lớn thương mẹ nó , vừa khóc vừa chạy tới ,thấy nhà nó đang cháy, nó biết mẹ nó bị kẹt bên trong nên nó lao vào lửa luôn . vì đang dập lửa và sự việc xảy ra rất mau nên mọi người không kịp ngăn lại . tiếng hò hét , tiếng la ó càng tăng lên , khung cảnh bi thương , tan tóc bao trùm cả xóm nhỏ ……

ông chồng bị chính quyền còng về đồn . đến đêm thì trốn thoát … đêm ấy mưa to lắm , mưa to như thể đang khóc thương, đang chua xót cho số phận con người . mưa như trút nước , mưa như đổ đốn , nước tràn ngập lên tận nền nhà cũ ( bây giờ chỉ còn lại tro tràn và nền đất đen xì ) như cố cuốn đi cái đau khổ , cái bi ai của hai mẹ con họ. trong tiếng mưa , tiếng gió gào thét ấy dường như người ta nghe được có tiếng khóc thương ai oán của những con người sống khổ đau , cùng cực , chết trong sự uất ức , tan thương. tiếng hờn trách người chồng tàn độc vũ phu đã quên đi nghĩa phu thuê , người cha không làm tròn bổn phận… sáng hôm sau người ta phát hiện ông chồng treo cổ tự tự trên cây bồ đề .

về sau bố bà giao hai đứa em gái cho chính quyền , nghe nói có người trên sài gòn nhận nuôi . vì thương hai mẹ con chết thảm nên hàng xóm lập cái am nhỏ bên gốc bồ đề để nhang khói . thời gian trôi qua những người đi xuống bến thường bắt gặp hình ảnh hai mẹ con ngồi om mặt khóc bên gốc đa , lúc thì là mẹ , lúc là con , lúc cả hai mẹ con .. dường như con người chết tức tưởi uất ức người ta không muốn siêu thoát . mọi chuyện cũng chẳng có gì nghiêm trọng cho đến khi giải phóng (20 hay 30 năm sau gì đấy ) có mấy lão công an xã bài trừ mê tín , đem gài mìn cho nổ góc bồ đề và cái am . hai ngày sau thì cả đám bị chết hết , người bị trúng gió , người bị đuối nước , người bị dẫm phải mìn sau chiến tranh … từ đó không ai còn giám động đến cái am nhỏ , góc bồ đề đó nữa .

sau này đổi mới , kcn mọc lên , di dân vào nhiều , nhà cửa mọc lên , điện đài được kéo thì không còn hình ảnh mẹ con họ nữa , dần dần mọi người đều quên duy chỉ có bà vẫn còn nhớ và vào rằm hàng tháng đều cúng cho mẹ con họ .

( chốc chốc bà lại lâu mắt bằng cái khăn tay cũ )

Nhang cũng đã tàn , bà lom khom đứng dạy ra vái và đốt vàng mã . còn mình thì ngồi lặng yên .

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x