Cơn sốt giả tạo
– Yên tâm một phần thôi, trong này cũng đang lo bảo vệ rùa đồng đây, chắc cũng có dây mơ rễ má con cháu của cụ rùa hồ Gươm.
– Rùa đồng từ trên mai tới bụng đều có hoa văn rất đẹp, đồng ruộng, sông hồ xưa ta nhiều lắm, nhưng sao lại phải bảo vệ?
– Vì rùa đồng đang bị săn bắt ráo riết, kiểu tận diệt.
Ốc:
– Thôi, em biết rồi, dân miền Tây bắt rùa đồng làm mồi nhậu chứ gì?
– Không phải làm mồi nhậu đâu mà… kinh doanh, nói thẳng là xuất khẩu qua biên giới bán cho mối, lái. Rồi họ làm gì đó có trời biết.
– Rùa đồng nhỏ, một ký vài con, nhiều lắm bán cũng chỉ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng chả bõ bèn gì với công sức bỏ ra săn bắt đâu. Anh Hai lo làm chi cho mệt?
– Nói như chú Ốc là lạc hậu rồi, một ký rùa đồng “đẹp”, đúng chuẩn thương lái thu mua bây giờ giá tới… 25-30 triệu đồng chứ ít à. Bởi thế nên mọi người đua nhau săn bắt, đặt lưới, đặt bẫy, cào suốt ngày đêm trên đồng ruộng, ao hồ, đầm… để bắt.
– Chuyện quá bất thường, một ký rùa đồng gần bằng lượng vàng bốn số 9? Có tin đây là sự thật không?
– Đây là sự thật đang diễn ra rất sôi động. Cũng giống như chuyện thu mua tắc kè giá bạc tỉ, cây kim cương, rễ hồi, móng trâu, thằn lắn núi… cách đây không lâu.
– Thế thì bất thường thật rồi, theo em thì bà con nên cảnh giác. Có thể là có âm mưu tận diệt động vật hoang dã, hủy hoại môi trường sinh thái của ta đấy.
Trùm Sò gật gù:
– Em cũng nhất trí với nghi vấn của chú Ốc. Anh Hai thấy sao?
– Đúng rồi, bà con không nên săn bắt cạn kiệt rùa đồng. Có khi chỉ là một cơn sốt giả tạo thôi mà để lại nguy cơ lớn cho môi trường đấy.