Đứa Con Của Quỷ
Nếu nói câu chuyện trên là về vấn đề vong quỷ vất vưởng, không quên biết mà tìm cách hãm hại người sống là một chuyện. Thế nhưng nếu như người sống lại trực tiếp quen biết và có quan hệ hay như liên quan với vong quỷ thì liệu hậu quả sẽ còn nguy hiểm đến mức độ nào? Cái này thực ra rất là khó nói, và nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ của người còn sống và cái vong quỷ đó trước khi chết. Để nói rõ hơn ở đây, xin được lấy ví dụ như sau. Hai người yêu nhau, nguyền thề sống thề chết bên nhau. Thế nhưng rồi chỉ vì một lý dó gì đó, mà hai người đó không đến được với nhau. Một người đau khổ chết đi trong lòng mang oán hận cô đơn, còn một người thì vẫn sống bình thản và bước tiếp bên cạnh người khác. Cho dù trước khi chết, cái vong quỷ đó có thân thiết hay tốt đẹp như thế nào, nhưng có lẽ khi chết đi rồi, con người ta sẽ chỉ còn oán hận và khổ đau mà thôi. Tại sao tôi lại đưa ra cái ví dụ như thế này? Chẳng là cái câu chuyện cuối cùng mà tôi nghe chị Kim kể lại sẽ phần nào khiến cho các bạn hiểu thêm được một vài điều, mong các bạn sẽ cảm thấy thích.
… Việt Nam vào khoảng 1967 …
-Em ở nhà mạnh khỏe nhé, đợi khi nào hòa bình anh sẽ về cưới em.
Tâm đứng đó bùi ngùi, không biết chị đã khóc bao nhiêu nước mắt khi mà Khải nói với chị ta rằng anh có giấy nhập ngũ. Khải đã dùng mọi lời lẽ để an ủi, động viên và hứa rằng anh sẽ về để cưới chị ta. Tuy rằng Khải có dùng lời lẽ êm dịu và bình tâm bao nhiêu, nhưng trên thực tế là cậu ta đang giấu đi cái nỗi buồn chia ly khi mà người mình yêu bao năm nay đến ngày sắp cưới thì lại có giấy nhập ngũ. Tâm đứng đó nước mắt đầm đìa, chị ta cứ túm chặt lấy áo của Khải, và cứ thế chị giữ chặt lấy anh ta như thể không muốn anh ta đi đâu cả. Mặc cho người nhà của Tâm và Khải đều có mặt ở đó để động viên Tâm, nhưng xem ra chị ta vẫn buồn phiền lắm. Thế rồi chị Tâm nói giọng nghẹn ngào, có pha lẫn tiếng nấc:
-Anh … anh nhớ bảo trọng nhé … em … em vẫn luôn đợi anh về đó…
Khải lúc này ôm Tâm vào lòng, anh ta đưa tay lên vuốt mái tóc của cô, giọng nói ân cần:
-Anh hứa … anh hứa với em, anh sẽ về cưới em mà…
Còn đang đứng đó ngậm ngùi, một người bạn cùng làng nói lớn:
-Đi thôi Khải ơi.
Khải nghe bạn gọi cũng đành ngậm ngùi chia tay Tâm để lên đường nhập ngũ. Khải trên mình là bộ đồ mầu xanh lá cây, anh ta vừa đi vừa vẫy tay về phía Tâm và nói lớn:
-Tâm đợi anh nhé … anh sẽ về cưới em…
Chỉ có chị Tâm là vẫn đứng đó sụt sùi, chị ta lúc này trong lòng cũng chỉ còn biết thầm mong cho Khải, hay như những chiến sĩ bộ đội yêu nước kia có thể bình an trở về mà thôi.
Thời gian cứ thế trôi qua, diễn biến ngoài chiến trường càng ác liệt hơn nữa. Thế rồi chị Tâm cứ thế ở nhà bùi ngùi chờ đợi cái ngày anh Khải sẽ quay về và lấy chị ta. Chị Tâm mối lần có người đưa thư từ ngoài mặt trận về, chị lại chạy ra coi coi Khải có gửi thư gì cho chị hay không? Thế nhưng vẫn không có thư từ gì của anh Khải gửi về, thêm vào đó, chị Tâm còn như chết lặng người đi mỗi khi chị chứng kiến người trong làng nhận được giấy báo tử của con họ, chị Tâm đã không biết bao lần tự hỏi lòng mình rằng có bao giờ anh Khải đã hy sinh ngoài chiến trường rồi hay không? Thế nhưng chính cái tình yêu mãnh liệt của chị Tâm dành cho anh Khải đã giúp chị ta loại bỏ được những cái suy nghĩ không hay đó, thế rồi chị Tâm lại tiếp tục đợi, chị một lòng một dạ đợi anh Khải về mà không biết được rằng cái tuổi xuân của mình đang dần dần mờ nhạt theo dòng chảy của thời gian. Một năm, rồi thì hai năm, cứ như thế, thời gian trôi qua rất nhanh, thế nhưng với những người đang mong ngóng một cái gì đó, thì thời gian gần như là ngưng đọng và vô tận. Tâm bây giờ đã gần ba mươi, nhưng chị vẫn quyết tâm một lòng một dạ đợi anh Khải. Chị đã nhiều lần cùng với gia đình của anh Khải gửi thư tới tiền tuyến nhưng tuyệt đối vẫn không có một chút gì hồi âm, và tính đến thời điểm này, ngay đến bố mẹ của anh Khải cũng bắt đầu có cái ý nghĩ rằng Khải đã hy sinh ngoài chiến trường rồi. Thấy rằng chị Tâm là một người con gái tốt, hơn thế nữa bố mẹ Khải đã coi chị như con, nên lại càng không muốn chị ta phải vứt bỏ tuổi thanh xuân mà đợi con trai mình, một chiến sĩ bộ đội mà có lẽ là đã hy sinh rồi. Cuối cùng, bố mẹ Khải đã giới thiệu cho Tâm một người cháu làm ở hậu phương chuyên lo liệu vấn đề giấy tờ và sổ sách. Lúc đầu thì chị Tâm nằng nặc không chịu, chị ta cứ khóc nức nở và nhất quyết đợi anh Khải về. Người chiến sĩ bộ đội kia thấy tình yêu của chị Tâm quá mạnh mẽ, anh ta cũng đã hết lòng hết sức nhờ đồng đội tìm cách liên lạc với anh Khải. Thế nhưng vì chiến tranh ác liệt, kết quả vẫn là không. Phải mất thêm hơn một năm nữa cuối cùng thì chị Tâm mới đành gạt nước mắt và cho anh bộ đội làm việc tại hậu phương này có một cơ hội.
Nhừng đời nào ai biết được chữ ngờ, anh Khải đã không chết, mà đơn giản chỉ là vì đơn vị của anh được giao nhiệm vụ đóng chốt tại một địa phận ác liệt, anh ta đã mấy lần tìm cách gửi thư liên lạc về nhưng coi bộ không có lá thư nào là về được tới tay của cha mẹ anh ta hay như là chị Tâm cả. Nhưng rồi cái gì đến thì cũng đã đến, trong đội anh có người bạn được phép xuất ngũ do bị thương quá nặng. Anh Khải đã nhờ bạn chuyển một lá thư tới tay bố mẹ mình và cho chị Tâm. Người đồng đội cùng làng nhận lời cầm thư về, nhưng khi về đến nơi, sự việc vỡ lở, chị Tâm đã lấy chồng. Người chiến sĩ bộ đội này quá thất vọng, anh ta gửi ngay một là thứ cho anh Khải. Anh Khải cầm thư đọc mà không tin vào mắt mình, lòng anh ta quặn đau mỗi khi nghĩ đến việc người mình yêu bao năm cuối cùng đã sang ngang. Ngay cái ngày mà anh Khải đọc được cái lá thư đẫm lệ đó cũng chính là ngày đơn vị anh bị kẻ địch đánh tan. Anh Khải đã ngã xuống, anh đã chết trong oán hận và cô đơn, một cái chết khó lòng mà siêu thoát được. Sau này bố mẹ anh Khải biết tin cùng tìm đủ mọi cách để tìm cho ra được hài cốt của anh nhưng có lẽ là không thể. Về phần chị Tâm, khi được mọi người nói là lúc mà chị lấy chồng là anh Khải vẫn còn sống, chị Tâm ngay lúc đó thì như chết lịm đi, chị đã không khóc mà nằm ốm liệt giường hơn một tháng, không lẽ chị cảm thấy mình là người đã có tội khi bỏ mặc anh Khải ngoài chiến trường ác liệt hay sao?
… Tuyệt Đường Con Cái …
Nhưng những chuyện kì lạ mới chỉ bắt đầu khi mà cái cuộc chiến tranh ác liệt đã qua đi, con người ta lại chung tay nhau cùng xây dựng lại đất nước từ đầu. Kể cũng lạ, chị Tâm đã lấy chồng cũng được mấy năm rồi nhưng lạ là tại sao họ lại không thể có con được. Mặc dù đã gặp đủ thể loại bác sĩ, đi khám và chữa trị, kể cả là đi coi bói rồi làm lễ này nọ, nhưng xem ra tất cả đều là vô hiệu mà thôi. Nhưng có lẽ cái nguyên nhấn tại sao chị Tâm không có con cũng đã được tiết lộ khi mà chị và chồng chị ta đang đi từ một bệnh viện sản có tiếng về với vẻ mặt u buồn. Đang đứng đợi chồng lấy xe máy ra thì chị Tâm giật mình khi một ông lão tiến tới vỗ vào vai chị. Chị Tâm giật mình quay lại nhìn, thì ông lão này bị mù một mắt, dáng người gầy gò, mặc một bộ quần áo cũ kĩ. Chị Tâm lúc đầu còn tưởng ông ta là một kẻ ăn mày, nhưng sau khi nghe ông ta nói thì chị chết đứng người:
-Cô sẽ không bao giờ có con được đâu…
Chị Tâm run rẩy hỏi lại:
-Sao … sao ông lại nói thế ạ…?
Ông lão giương cái con mắt còn lại lên nhìn chị Tâm chằm chằm, ông ta nói:
-Cô có một vong nam đi theo, cho dù có làm cách gì đi chăng nữa, hay như cô có thai đi nữa … thì cậu ta cũng sẽ mang cái đứa con đó của cô về với cậu ta mà thôi…
Tâm nghe đến đây thì một cái tên hiện ngay lên trong đầu chị ta, “Khải”. Vừa lúc chồng chị Tâm lấy xe ra, chồng chị chạy tới thì thấy ông lão kì lạ này và vợ mình đang đứng vẻ mặt có cái gì đó rất lạ. Chồng chị Tâm dựng xe, rút trong ví ra mấy đồng tiền lẻ đưa cho ông lão. Ông lão này gạt tay chồng chị ta đi, ông lão lững thững bước đi, nhưng vẫn quay đầu lại nói với chị Tâm:
-Cô ghi nhớ lời tôi nói đó…
Còn chỉ Tâm chỉ biết đứng đó im lặng, lúc này chồng chị mới quay ra hỏi:
-Ông lão nói gì với em thế?
Chị Tâm chỉ khẽ lắc đầu, thế rồi chị trèo lên xe. Trong lòng chị Tâm bây giờ rối bời lắm, không lẽ cái người âm đi theo chị mà ông lão đó nói lại chính là anh Khải? Những không lẽ nào anh ta lại hãm hại chị? Chẳng phải anh ta yêu chị nhiều lắm hay sao? Không lẽ anh ta biết tin chị lấy chồng, cứ nghĩ là chị bạc tình nên khi hy sinh ngoài chiến trường luôn ôm hận? Nói gì thì nói, trong thâm tâm chị Tâm bây giờ vẫn còn một phần nào đó tin rằng ảnh Khải không thể là cái vong đang đi theo chặn đường con cái của chị được.
Phải cố gắng lắm, cuối cùng chị Tâm cũng đã có bầu được tầm năm tháng, nghe đâu mấy người họ hàng lại bảo đó là con trai nữa. Chính cái điều đó đã khiến cho hai vợ chồng chị Tâm vui hơn hẳn, thế rồi người nhà bên chồng chị cũng chăm sóc chị kĩ lưỡng hơn. Vào một buổi tối, khi chị còn đang nằm thiu thiu ngủ bên giường, thế rồi bất chợt chị lại nhớ tới anh Khải ngày nào. Chẳng là hôm nay chồng chị đi trực do làm bên cảnh vệ, chỉ có chị và bố mẹ chồng nằm ở dưới nhà. Chị Tâm có cái cảm giác lạ lắm, lạ là vì tại sao mọi khi chị dễ ngủ là bao nhiêu thì riêng cái đêm này chị cảm thấy bồn chồn, nôn nao trong lòng bấy nhiêu, đây chính là cái cảm giác mà mấy chục năm về trước chị Tâm ở nhà chông ngóng anh Khải về. Gió từ ngoài cửa sổ và ban công lùa vào tạo cho chị Tâm một cái cảm giác gì đó lành lạnh, rờn rợn. Dù đã bầu gần bẩy tháng, thế nhưng chị Tâm vẫn cố chui ra khỏi giường cố tiến lại ban công khép cửa. Điều kì lạ là khi chị mới khép xong cánh cửa sổ và quay lưng lại tiến lại về giường thì chợt tiếng cửa sổ kêu lên “ken két” như thể có ai đang từ từ mở ra vậy. Chị Tâm lúc đầu nghe thấy cái tiếng sởn gai ốc đó thì chị có hơi rùng mình, thế rồi chị quay lại nhìn, không có ai, nhưng cánh cửa sổ đã mở ra lại như cũ. Chị Tâm đứng đó nhìn về phía cửa sổ được hơn một phút, thế rồi chị lại từ từ tiến lại khép hai cái cánh lại, lần này để cho chắc, chị cài cả then lại. Thế rồi chị Tâm tiến từ từ lại về phía chiếc giường, thế rồi ngay khi chị ta ngồi xuống giường thì lúc đó kim đồng hồ vừa điểm mười một giờ đêm. Không gian trong phòng có vẻ như lặng đi khi mà khắp căn phòng bây giờ không còn một tiếng động gì khác ngoài tiếng kim đồng hồ tích tặc vang vọng, thêm vào đó là hơi thở thật chậm và mạnh của chị tâm, và cũng có lẽ, thêm cả tiếng nhịp tim đang đập thật từ từ của cả chị Tâm và thậm chí là cả của đứa trẻ trong bụng. Chị Tâm ngồi đó mà bất chợt chị đổ mồ hôi hột, chuyện gì đang xảy ra thế này? Ngoài cái cảm giác nôn nao chờ đợi, chị còn bắt đầu có một cái cảm giác sợ hãi lo lắng nữa. Chị Tâm còn đang ngồi đó thì lại một tiếng động mới vang vọng, đó chính là cái tiếng bước chân. Cái tiếng bước chân này vang vọng ở ngoài hành lang, tiếng như thể là có ai đi giầy đế cứng nện xuống nền cầu thang xi măng vậy. Thế rồi chị Tâm rủn rẩy quay đầu ra nhìn về phía cánh cửa phòng, mặc dù đây là một cánh cửa gỗ và không thể nào mà nhìn ra hành lang được, nhưng chị Tâm chắc chắn rằng đang có một ai đó đứng ngoài hành lang kia. Chị Tâm lúc này nuốt nước bọt cái “ực”, chị cố giọng run rẩy hỏi nhỏ:
-Ai… Ai ngoài đó đó?
Không một tiếng trả lời, chỉ có tiếng bước chân là vẫn vang lên như thể người này hết đi lên rồi lại đi xuống vậy. Có cảm giác như mình nói hơi nhỏ, chị Tâm lấy can đảm hỏi lớn một lần nữa:
-Ai ngoài đó thế?
Lần này chị có cảm giác như cái tiếng bước chân đó đang đi xuống đến giữa cầu thang thế rồi lặn tăm hẳn. Chợt tiếng bước chân lại xuất hiện, lần này tiếng bước chân cứ rõ dần như thể có ai đó đang đi lên buồng của chị vậy. Tiếng bước chân vang vọng cho tới khi dừng hẳn ở cửa. Ngay khi tiếng bước chân vừa dứt, chị Tâm bắt đầu nín thở như thể chờ đợi một thứ gì đó xảy ra. Lúc này chỉ còn lại tiếng đồng hồ “tích tắc” vang vọng trong căn buồng cùng với cả tiếng nhịp tim của chị “thình thịch”. Chợt chị Tâm cảm thấy lạng gáy vô cùng khi mà tai chị bắt được thêm một thứ âm thanh thứ ba nữa, đó chính là cái tiếng thở nặng nề đâu đó vang vọng. Chị Tâm dường như có thể cảm giác được từng chiếc lông gà trên tay, vai, đùi, và người dựng đứng lên dần. Thế rồi cánh cửa gỗ đã đóng lại kia từ từ mở ra, lại cái tiếng kêu “ken két” đó, chị Tâm ngồi im thin thít nhìn chằm chằm vô cái cửa. Nhưng cái cánh cửa đó chỉ mở he hé rồi dừng hẳn. Chắc chắn là có ai ở ngoài, chị Tâm cá là vậy. Thế rồi như lấy hết cảm đảm, chị Tâm từ từ tiến tới và nói:
-Ai đó? không nói tôi kêu lên đó nha…
Chớt tiếng bước chân lại vang lên, nhưng lần này tiếng bước chân có vẻ như là đi xuống dưới nhà, tiếng bước chân rất chậm dãi. Chị Tâm tiến tới phía cánh cửa, chị mở cừa thỏ đầu ra nhìn, thì cũng vừa là lúc tiếng bước chân biến mất hẳn. Ánh đèn phòng chị tâm hắt ra ngoài cái cầu thang tối tăm đó. Chị Tâm cứ đứng đó nhìn một lúc, không có một ai ngoài này cả, lạ nhỉ? Không lẽ chị đang tưởng tượng? Còn chưa kịp thò đầu vào thì chợt sau gáy chị Tâm có hơi lạnh phả vào. Chị Tâm chết lặng người đi, toàn thân chị run lên bần bật. Thế rồi chị Tâm từ từ cúi đầu nhìn xuống phía đằng sau. Một đôi dép cao su bộ đội, ống quần mầu xanh, không lẽ? Chị Tâm chưa kịp hét lên thì như có người đẩy, chị ngã bổ nhào xuống dưới tầng một.
… Đứa Con Đầu Lòng …
Đây không phải là lần đầu tiên chị Tâm sảy thai, mà đã có nhiều lần khác nữa. Điều khiến chị Tâm thêm muôn phần kinh hãi đó là lần nào cũng là một người thanh niên mặc đồ bộ đội không rõ mặt. Không lẽ cái người mà đang hãn hại chị Tâm lại chính là anh Khải ngày nào? Không lẽ quả thật là anh y đã hết yêu chị? Không lẽ lời của ông lão mù trước cộng viện là đúng? Thế rồi Tâm mang chuyện này ra kể cho gia đình mình nghe ai cũng vô cùng sửng sốt và buồn bã. Như rất mong muốn có được một đứa cháu, bố mẹ chị Tâm đã làm đủ mọi việc để có thể cứu giúp được cho chị Tâm nhưng coi bộ tất cả chỉ là vô nghĩa mà thôi. Và cái biện pháp cuối cùng mà bố mẹ của chị Tâm có thể nghĩ ra đó là mang chị Tâm lên chùa. Sau khi dắt chị Tâm lên một ngôi chùa gần nhà, gặp vị sư trụ trì ở đó, bố mẹ chị Tâm đã kể cho vị sư này nghe hết đầu đuôi sự việc, nhất là cái việc mà chị cứ có thai là lại sảy. Vị sư này ngồi đó nghe bố mẹ chị Tâm chình bày sự việc, ông ta đưa đôi mắt tinh tường lên nhìn thần sắc của chị Tâm, thế rồi nhà sư này thở dài một hơi rồi nói:
-Mô phật, con có chắc là con không hề mắc nợ vong hồn đang đi theo con không?
Chị Tâm lúc này cúi mặt buồn bã, thế rồi chị nói:
-Bẩm thầy, ngày xưa con và anh ý yêu nhau lắm. Thế rồi anh ý đi lính, mà chiến tranh loạn lạc, thư từ không đến được tay nhau. Con … con đã chờ anh ý suốt mấy năm, phải gần đến khi hòa bình con mới đành bước sag ngang với cái ý nghĩ rằng anh ý đã tử trận rồi ạ…
Nhà sư này chắp tay lại khấn mấy câu thế rồi ông ta hỏi:
-Vậy con có biết anh ý chết trước lúc con lấy chồng hay sau khi con lấy chồng không?
Cái câu hỏi đó của vị sư trụ trì tựa như một lưỡi dao cứa vào trái tim của chị Tâm vậy. Chị chỉ từ từ ngửng đầu lên nhìn vào mặt vị sư trụ trì, thế rồi hai dòng lệ trên khóa mắt của chị tuôn rơi, chị Tâm khẽ cúi mặt như để che đi những giọt lệ đắng cay và đầy nhớ nhung đó, chị khẽ lắc đầu. Vị sư trụ trì thấy vậy thì ông lại khấn mấy câu. Thế rồi vị sư trụ trì bảo ba người nhà chị Tâm ngồi đợi, vị sư tiến về phía dưới cái tủ nơi để tượng phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát, vị sư kéo cái ngăn bàn và lôi trong đó ra một cuộn chỉ mầu đỏ. Ông ta lấy ra một đoàn dài cỡ nữa mét, thế rồi vị sư trụ trì cầm lấy đoạn chỉ đỏ đó tiến về phía chị Tâm. Vị sư ngồi xuống nói giọng ân cần:
-Con đưa cánh tay phải của con ra cho ta.
Lúc này cả nhà chị Tâm nhìn mà không hiểu gì lắm, thế rồi chị Tâm dưa cánh tay phải của mình ra về phái vị sư trụ trì. Vị sư trụ trì này tay nhanh thoăn thoắt cuốn chiếc vòng đỏ đó tạo thành năm cái vòng đỏ quanh cổ tay của chị tâm, sau đó vị sư trụ trì thắt nút lại. Sau khi đã xong xuôi, vị sư trụ trì này mới nói:
-Con đeo vòng đỏ này vào, nó sẽ giúp cho đứa con tới của con được an toàn mà không bị cái vong kia bắt về cõi âm nữa. Nhưng con nên nhớ rằng, chiếc vòng đỏ này chỉ có tác dụng trong khi đứa con đó còn trong bụng con mà thôi. Khi con đẻ đứa nhỏ đó ra, hãy tìm lấy một người cao số và có tuổi kị tuổi vong liệt sĩ đó, nhờ người đó đến giúp đỡ con việc chăm sóc đưa nhỏ cho đến khi nó tròn 1 tuổi thì lúc đó đứa con của con mới an toàn.
Nghe xong đến đây thì người nha Tâm thắc mắc lắm, thế rồi bố mẹ cô gắng hỏi sư thầy cho rõ đầu đuổi ngọn ngành nhưng nhà sư chỉ lắc đầu và nói:
-Thiện tai, thiện tai. Thiên cơ bất khả lộ, gia đình cứ về làm theo lời tôi, chắc chắn sẽ qua được cái nghiệp chướng này.
Nghe xong đến đây thì người nha chị Tâm chỉ còn biết rối rít cám ơn rồi ra về.
Quả như lời vị sư kia nói, sau khi đeo vòng đỏ được một thời gian, chị Tâm cuối cùng cũng đã mang bầu và lần này là một cậu con trai. Tuy rằng chị Tâm không còn nghe hay như cảm nhận được vong hồn anh Khải hay về tận nơi quấy rồi nữa, nhưng mà mỗi lần nhắm mắt chìm vào giấc mơ, chị Tâm thường để ý thấy trong những giấc mơ đó có một người lính đứng từ phía xa nhìn lại. Trong những giấc mơ này, chị tâm có thể khẳng định được rằng đó chính là anh Khải, người yêu năm xưa của chị. Khi cái thai trong bụng chị Tâm đã được tầm tám tháng, bố mẹ Tâm liền mời thầy về và đi tìm một người cao số và kị tuổi với vong của anh Khải để chăm sóc đứa nhỏ cùng với Tâm. Nhưng cũng thật là may mắn khi mà ở dưới quê, trong số họ hàng chị Tâm có một đứa cháu cao số và có tuổi kị với vong anh Khải. Khi đã tìm được người rồi, để cho chắc ăn, bố mẹ của chị Tâm đã thuê đứa cháu đó lên ngày Hà Nội để chăm sóc và đỡ đần cho chị ý.
Ngày tháng cứ thế trôi qua, cái thai trong bụng của chị Tâm ngày càng lớn dần, và ngay cả cái vòng đỏ ở cổ tay của chị ta cũng bắt đầu sờn ra và đứt dần từng vòng một, nhưng điều lạ là khi đứt mà cái vòng đó không tuột ra hẳn, nó tựa như là năm cái vòng đỏ riêng biệt vậy. Cuối cùng cái kì sinh nở cũng đã đến, chị Tâm đã đẻ ra được một đứa bé trai rất là kháu khỉnh và bụ bẫm, những chỉ có một điều là vong linh của anh Khải có lẽ vần chưa bao giờ từ bỏ ý định cướp đứa con đó của chị. Vào một đêm mữa bão, khi mà người nhà của chị Tâm đã ra về hết chỉ còn lại mỗi chị và đứa cháu trong viện. Đứa cháu của chị Tâm thì đã thiu thiu ngủ, còn chị thì nằm trên giường bên cạnh nhìn đứa con của mình đang vừa bú vừa thiu thiu ngủ. Bất chợt một cơn gió lạnh lùa qua khe cửa sổ khiến cho chị Tâm rùng mình, lại là cái cảm giác đó. Chị Tâm có thể cảm nhận được từng chiếc da gà nổi lên như ngày nào, thế rồi chị khẽ kéo cái mền lên che lấy đứa con như thể sợ nó bị cảm lạnh vậy. Chỉ trong tích tác, cánh cửa phòng của chị Tâm bật mở, một người chiến sĩ bộ đội với cái áo mưa mầu xanh bước vào. Chị Tâm rùng mình mà chết lặng đi, đó chính là anh Khải. Bây giờ trong buồng chỉ còn lại tiếng nhịp tim của chị Tâm đang đập thật chậm và tiếng nước chảy tí tách từ trên chiếc áo mưa xuống nền nhà lát đá hoa. Anh khải đứng giữa phòng nhìn quanh với chiếc mũ cối che kín mặt, anh ta quay đầu nhìn khắp phòng, sau đó anh ta cất một cái giọng hỏi lớn:
-Trong phòng này ai là Tâm có đứa con là An thì trả lời đi?!
Chị Tâm run rẩy khẽ ôm lấy con mà im bặt, “không lẽ anh ta không nhìn thấy mình?”, chị Tâm nghĩ thầm trong đầu. Vong anh Khải đứng đó lớn tiếng nhìn quanh một lúc, thế rồi anh ta lại bước ra khỏi phòng đi qua phòng khác. Đến khi anh Khải rời khỏi phòng thì chị Tâm mới thở phào nhẹ nhõm, có điều mà chị Tâm không để ý đó là chiếc vòng đỏ trên cổ tay chị Tâm cuối cùng cũng đã đứt lìa và tuột xuống giường, đó cũng là lần cuối cùng chị gặp vong của anh Khải. Sáng hôm sau, chị Tâm hỏi cháu mình và mấy người cùng phòng coi coi có thấy đồng chí bộ đội nào đêm qua vào đây không thì ai cũng nhìn chị lắc đầu. Chị Tâm cứ nghĩ đó chỉ là một cơn mơ nhưng mà cái vũng nước mưa ở giữa buồng lại nói lên một điều khác.
Cuối cùng hai mẹ con Chị Tâm cũng ra viện, và rồi với sự giúp đỡ của cháu chị. Nhóc An, con của chị Tâm ngày càng khôn lớn và ngày càng kháu khỉnh. Thế rồi sinh nhật đầu tiên của An cũng đến, hôm đó là một ngày thật đông vui và náo nhiệt. Tiệc tan lúc mười giờ, chị Tâm bảo đứa cháu lên phòng cho nó ngủ trước còn mình ở dưới dọn dẹp. Lúc đó kim đồng hồ chỉ đúng mười một giờ năm mươi nhăm. Chị Tâm hí hoáy lau dọn và khi chị quay đầu chuẩn bị lên buồng thì chị giật thót mình khi thấy vong linh anh Khải đã đứng ở phía cầu thang từ lúc nào. Chị Tâm bắt đầu toát mồ hôi hột, thế rồi giọng chị run rẩy khẽ nói:
-Anh … anh Khải …
Chi thấy tiếng anh Khải vang vọng đầy giận dữ:
-Cô không những lừa dối tình cảm của tôi, mà cô cồn giấu tôi đứa con trai đầu lòng … thế mà ngày xưa cô nói cô yêu tôi lắm?! cô là đồ phản bội…
Nghe những lời cay nghiệt đó, chị Tâm có lẽ là buồn bã hơn là sợ. Chị bắt đầu rơi nước mắt, thế rồi chị run rẩy quì xuống mà nói:
-Anh có biết … anh có biết em đã đợi anh biết bao lâu không … anh có biết cái cảm giác chờ đợi đó là vô tân không … mà lỗi đâu phải ở em …. Nếu em lừa dối anh … thì sao em lại đợi anh bấy nhiêu năm cơ chứ …
Chị Tâm không nghe thấy vong linh anh Khải nói hay như trách mắng gì, nhưng chi có thể cam đoan rằng chị nghe thấy tiếng anh Khải khóc nấc lên. Khi chị Tâm ngẩng đầu lên nhìn thì cũng là lúc mà vong linh của anh Khải đã biến mất, bốn bề lại lặng im như tờ, và kim đồng hồ vừa lúc chỉ đúng mười giờ khuya, tức là nhóc An đã tròn một tuôi. Người con gái tên Tâm không phải ai khác mà chính là bà cô của chị Kim. Bây giờ nhóc An đã học lớp mười hai, cả nhà cô này năm nào cũng đều tới nơi chiến trường năm xưa để thắp nhang cho anh Khải, hay như là người yêu năm xưa của cô, một vị anh hùng liệt sĩ.