Giới trẻ VN mãn nhãn với siêu mặt trăng
Tối hôm qua, giới trẻ VN đã có một buổi tối có một không hai vì được ngắm siêu mặt trăng.
Tối qua, trời không mưa và mây không quá dày nên các bạn trẻ hoàn toàn mãn nhãn với siêu mặt trăng, thậm chí, qua máy ảnh, kính thiên văn mọi người còn nhìn rõ những miệng núi lửa ở mặt trăng.
Sự kiện mặt trăng gần trái đất nhất trong 19 năm qua, giúp hình ảnh mặt trăng lớn hơn bình thường 12-14% và sáng hơn 30% đã khiến giới trẻ Việt háo hức chờ đợi trong suốt tuần vừa qua.
Điều may mắn là ngày hôm qua (20/3), thời tiết ở nhiều vùng, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc trời hửng nắng, mây tản dần nên những người yêu thích thiên văn tin tưởng rằng cơ hội quan sát siêu mặt trăng rất cao.
Khoảng 18h30, mặt trăng bắt đầu xuất hiện với sắc vàng của ánh hoàng hôn. Khoảng một tiếng sau, mặt trăng bắt đầu lên cao và trở về với ánh sáng trắng vốn có của mình.
Đó cũng là thời điểm các bạn trẻ thuộc Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội tập trung để quan sát siêu mặt trăng. Và khoảng 20h15, với 3 chiếc kính thiên văn tự chế, mọi người đã có thể nhìn thấy rõ nét siêu mặt trăng với từng đường viền gồ ghề, từng mảng tối mà người ta vẫn gọi là "chú Cuội".
Thậm chí, với những người chưa biết gì về mặt trăng thì các bạn còn ngỡ ngàng trước những miệng núi lửa trên bề mặt của "chị Hằng".
Siêu mặt trăng chụp qua kính thiên văn với bề mặt gồ ghề và miệng núi lửa. Hình ảnh lúc 20h30 phút.
Sau gần 1 tiếng quan sát, đến khoảng 20h45, mây bắt đầu kéo đến và siêu mặt trăng dần chìm khuất vào bóng tối. Từ thời điểm đó, hầu như không quan sát được nữa, bởi mặt trăng chỉ "ló" ra vài giây rồi lại chìm trong mây. Những hình ảnh của siêu mặt trăng đã được ghi lại, và các bạn trong Hội thiên văn sẽ mang ra để so sánh độ lớn, sự khác biệt về ánh sáng của siêu mặt trăng đối với hình ảnh mặt trăng bình thường.
Trong cái lạnh của sương đêm, những người có mặt tại buổi quan sát hôm nay đã thực sự có những khoảnh khắc đầy thú vị. Ở đó, mọi người được hiểu hơn về điều kỳ diệu của bầu trời, được chiêm ngưỡng những chuyển biến lý thú của các hành tinh, các chòm sao….
Trong khi đó, một số người không để ý hôm qua có siêu mặt trăng, cho nên khi đi đường thì vô tình phát hiện. Bạn Nguyễn Minh Nguyệt, đi qua đường nhỏ ở Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: "Mấy hôm trước mình có đọc thông tin về siêu mặt trăng nhưng không chú ý, hôm nay đi đường thấy trăng sáng đặc biệt mà không nhớ tại sao. Ở Tây Mỗ đường Làng, không có nhà cao tầng nên nhìn trăng tròn, sáng thì thích lắm".
Hình ảnh siêu mặt trăng sáng rực nhìn trực tiếp bằng mắt thường, không qua kính thiên văn.
Một điều đặc biệt nữa là đêm qua vẫn chưa phải thời điểm kết thúc siêu mặt trăng, tối nay (20/6 dương lịch và 16 âm lịch), bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này. Và có thể, đến ngày 17, khi rằm đã qua đi và mặt trăng cũng ở khoảng cách không còn gần nhất như hiện nay thì siêu mặt trăng mới "chấm hết".
Những hình ảnh của siêu mặt trăng và cảnh quan sát của các thành viên trong Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội:
Siêu mặt trăng được chụp trực tiếp từ máy ảnh.
Những chiếc kính thiên văn với các kích cỡ khác nhau đã được đưa ra để quan sát.
Giới trẻ hào hứng khi nhìn thấy rõ hình ảnh mặt trăng.
Không chỉ các chàng trai, mà những cô gái cũng rất thú vị với hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này.
Chiếc kính thiên văn từng được cho là "khủng" nhất Hà Nội với tên gọi TY cho em của anh Đức Chính (mới đây đã bị kính thiên văn của Trương Ngọc Khánh, chủ nhiệm Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội "dành vị trí quán quân").
Ghi lại những hình ảnh của siêu mặt trăng để đối chiếu với mặt trăng cùng thời điểm tháng trước.
Tại đây, các bạn trẻ cũng có thể được xem sự kỳ diệu của bầu trời Hà Nội hiện tại qua một phần mềm đặc biệt.
Và đây là hình ảnh một siêu mặt trăng rất rõ nét được chụp qua kính thiên văn.
Qua đó, các bạn trẻ còn được khám phá những nét lồi lõm trên mặt trăng, thậm chí cả những miệng núi lửa.
Miệng núi lửa (trong ảnh là đốm sáng với nhiều đường nhỏ tán ra xung quanh) rất lớn của mặt trăng.
20h45, mây bắt đầu kéo đến và mặt trăng mờ dần. Từ đó trở đi, siêu mặt trăng chỉ ẩn hiện một vài phút rồi lại chìm khuất trong mây. Ngày mai, hiện tượng này vẫn chưa kết thúc, và với điều kiện thời tiết tốt như hôm nay, cùng với đêm 16 âm lịch thì những người yêu thiên văn vẫn có thể quan sát siêu mặt trăng.
Buonchuyen.info – Theo zing
Sự kiện mặt trăng gần trái đất nhất trong 19 năm qua, giúp hình ảnh mặt trăng lớn hơn bình thường 12-14% và sáng hơn 30% đã khiến giới trẻ Việt háo hức chờ đợi trong suốt tuần vừa qua.
Điều may mắn là ngày hôm qua (20/3), thời tiết ở nhiều vùng, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc trời hửng nắng, mây tản dần nên những người yêu thích thiên văn tin tưởng rằng cơ hội quan sát siêu mặt trăng rất cao.
Khoảng 18h30, mặt trăng bắt đầu xuất hiện với sắc vàng của ánh hoàng hôn. Khoảng một tiếng sau, mặt trăng bắt đầu lên cao và trở về với ánh sáng trắng vốn có của mình.
Đó cũng là thời điểm các bạn trẻ thuộc Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội tập trung để quan sát siêu mặt trăng. Và khoảng 20h15, với 3 chiếc kính thiên văn tự chế, mọi người đã có thể nhìn thấy rõ nét siêu mặt trăng với từng đường viền gồ ghề, từng mảng tối mà người ta vẫn gọi là "chú Cuội".
Thậm chí, với những người chưa biết gì về mặt trăng thì các bạn còn ngỡ ngàng trước những miệng núi lửa trên bề mặt của "chị Hằng".
Siêu mặt trăng chụp qua kính thiên văn với bề mặt gồ ghề và miệng núi lửa. Hình ảnh lúc 20h30 phút.
Sau gần 1 tiếng quan sát, đến khoảng 20h45, mây bắt đầu kéo đến và siêu mặt trăng dần chìm khuất vào bóng tối. Từ thời điểm đó, hầu như không quan sát được nữa, bởi mặt trăng chỉ "ló" ra vài giây rồi lại chìm trong mây. Những hình ảnh của siêu mặt trăng đã được ghi lại, và các bạn trong Hội thiên văn sẽ mang ra để so sánh độ lớn, sự khác biệt về ánh sáng của siêu mặt trăng đối với hình ảnh mặt trăng bình thường.
Trong cái lạnh của sương đêm, những người có mặt tại buổi quan sát hôm nay đã thực sự có những khoảnh khắc đầy thú vị. Ở đó, mọi người được hiểu hơn về điều kỳ diệu của bầu trời, được chiêm ngưỡng những chuyển biến lý thú của các hành tinh, các chòm sao….
Trong khi đó, một số người không để ý hôm qua có siêu mặt trăng, cho nên khi đi đường thì vô tình phát hiện. Bạn Nguyễn Minh Nguyệt, đi qua đường nhỏ ở Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: "Mấy hôm trước mình có đọc thông tin về siêu mặt trăng nhưng không chú ý, hôm nay đi đường thấy trăng sáng đặc biệt mà không nhớ tại sao. Ở Tây Mỗ đường Làng, không có nhà cao tầng nên nhìn trăng tròn, sáng thì thích lắm".
Hình ảnh siêu mặt trăng sáng rực nhìn trực tiếp bằng mắt thường, không qua kính thiên văn.
Một điều đặc biệt nữa là đêm qua vẫn chưa phải thời điểm kết thúc siêu mặt trăng, tối nay (20/6 dương lịch và 16 âm lịch), bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này. Và có thể, đến ngày 17, khi rằm đã qua đi và mặt trăng cũng ở khoảng cách không còn gần nhất như hiện nay thì siêu mặt trăng mới "chấm hết".
Những hình ảnh của siêu mặt trăng và cảnh quan sát của các thành viên trong Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội:
Siêu mặt trăng được chụp trực tiếp từ máy ảnh.
Những chiếc kính thiên văn với các kích cỡ khác nhau đã được đưa ra để quan sát.
Giới trẻ hào hứng khi nhìn thấy rõ hình ảnh mặt trăng.
Không chỉ các chàng trai, mà những cô gái cũng rất thú vị với hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này.
Chiếc kính thiên văn từng được cho là "khủng" nhất Hà Nội với tên gọi TY cho em của anh Đức Chính (mới đây đã bị kính thiên văn của Trương Ngọc Khánh, chủ nhiệm Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội "dành vị trí quán quân").
Ghi lại những hình ảnh của siêu mặt trăng để đối chiếu với mặt trăng cùng thời điểm tháng trước.
Tại đây, các bạn trẻ cũng có thể được xem sự kỳ diệu của bầu trời Hà Nội hiện tại qua một phần mềm đặc biệt.
Và đây là hình ảnh một siêu mặt trăng rất rõ nét được chụp qua kính thiên văn.
Qua đó, các bạn trẻ còn được khám phá những nét lồi lõm trên mặt trăng, thậm chí cả những miệng núi lửa.
Miệng núi lửa (trong ảnh là đốm sáng với nhiều đường nhỏ tán ra xung quanh) rất lớn của mặt trăng.
20h45, mây bắt đầu kéo đến và mặt trăng mờ dần. Từ đó trở đi, siêu mặt trăng chỉ ẩn hiện một vài phút rồi lại chìm khuất trong mây. Ngày mai, hiện tượng này vẫn chưa kết thúc, và với điều kiện thời tiết tốt như hôm nay, cùng với đêm 16 âm lịch thì những người yêu thiên văn vẫn có thể quan sát siêu mặt trăng.
Buonchuyen.info – Theo zing
Theo dõi
Đăng nhập
Xin hãy đăng nhập để bình luận
0 Comments
Mới nhất