Lạnh sống lưng vào nhà hàng nghĩa địa
Cửa hàng này được xây dựng ngay trên một nghĩa địa cũ, nhưng điều này không hề khiến khách hàng cảm thấy phiền hà mỗi khi đến để thưởng thức các loại trà sữa và bánh bơ nổi tiếng của vùng Ahmedabad.
Ở vùng đất như Ấn Độ, cuộc sống và cái chết luôn hòa quện vào nhau một cách rất tự nhiên và đầu thai là một phần quan trọng trong tín ngưỡng của người dân nơi đây. Vậy nên còn gì tốt hơn việc xây dựng một nhà hàng giữa nghĩa địa cũ?
Người dân tại Ahmedabad vẫn thoải mái thưởng thức bữa ăn với nhiều quan tài xung quanh
Đối với người Ấn Độ, việc ăn tối tại nhà hàng New Lucky tại Ahmedabad, không phải là thứ kinh khủng như mọi người vẫn tưởng tượng. Họ thoải mái thưởng thức bữa ăn giữa rất nhiều quan tài đựng hài cốt người chết đặt rải rác quanh nhà hàng.
Cửa hàng này được xây dựng ngay trên một nghĩa địa cũ, nhưng điều này không hề khiến khách hàng cảm thấy phiền hà mỗi khi đến để thưởng thức các loại trà sữa và bánh bơ nổi tiếng của vùng Ahmedabad.
Trên thực tế, ông Kirshan Kutti Nair, chủ nhà hàng kinh dị, cho rằng địa điểm này rất thích hợp cho việc kinh doanh. “Mở quán trên sân của nghĩa địa là một điều may mắn. Tình hình kinh doanh của tôi tiến triển tốt hơn”, ông Kirshan cho biết.
Ông chủ nhà hàng cho rằng mở quán trong nghĩa địa sẽ gặp may mắn
Trước đó, vào khoảng những năm 1950, một người đàn ông, có tên K.H Mohammed, cũng mở cửa hàng trà bên ngoài nghĩa địa. Và ông Nair cũng giúp bạn mình điều hành cửa hàng. Công việc kinh doanh khá thuận lợi, vì vậy nhà hàng mở rộng diện tích, cho đến khi bức tường bao quanh cả những nấm mồ.
Với nhiều người, nghĩa địa là nơi lạnh lẽo, nhưng người dân Ấn Độ lại có suy nghĩ khác. Thậm chí, họ cho rằng đó mới là địa điểm “sang trọng”, nên nhiều hoạt động thương mại diễn ra ngay trên nghĩa địa.
Những quan tài nằm rải rác trong nhà hàng
Những quan tài màu xanh nằm rải rác và ngẫu nhiên trong cửa hàng khiến cho khách hàng hơi lúng túng trong việc tìm lối đi. Tuy nhiên, nhân viên phục vụ của New Lucky lại rất thuần thục cách luồn lách qua những chiếc quan tài, trong khi trên tay bưng rất nhiều trà.
Họ thường xuyên làm việc cùng với người chết và thấy chẳng có gì lạ lùng. Mặt khác, khách hàng cũng cảm thấy thuận tiện khi thưởng thức trà ở nghĩa địa sau khi tới viếng thăm người thân đã quá cố được chôn cất tại đây.
Ông Krishan Kutti Nair không biết chính xác những hài cốt trong quán của mình thuộc về ai, nhưng các nhà lịch sử cho rằng, họ là họ hàng của thánh Sufi, từ thế kỷ 16, được chôn cất tại đây. Dù sao thì ông Nair cũng không có ý định di dời cửa hàng khi tình hình kinh doanh vẫn thuận lợi.
Theo Papai (Ione)