NGÔI LÀNG CỦA QUỶ – Tác Giả Ngựa Tám Chân
Kính thưa các bạn, trong cuộc sống có những sai lầm ta có thể cứu giãn được nhưng đồng thời cũng có những sai lầm thật sự không thể bù đắp được. Hôm nay mình xin kể cho các bạn một câu chuyện về một ngôi làng mà ở đó ở ngôi làng ấy không có chỗ cho những sai lầm.Mời các bạn nghe chuyện “ Ngôi làng của quỷ “ sáng tác nhà văn “Ngựa tám chân”.
Chương một: Sự bắt đầu của đau khổ từ hạnh phúc ?
Đêm đã khuya, trong bóng đêm mờ mịt có một “quầy xe” hủ tiếu mì gõ lăn bánh trên con đường nối từ xóm trên đến xóm dưới của làng “Thiên Ân”, kèm theo đó là tiếng cười đùa của hai đứa trẻ thơ ngây ngô cùng những câu nói tình ái của đôi vợ chồng trẻ lây lắt kiếm sống qua ngày. Làng Thiên Ân bao gồm ba xóm: xóm trên, xóm giữa và xóm dưới. Điểm nổi bật của làng là ba xóm được lập nên ở những vị trí mà khi nối với nhau thành một hình tam giác cân tuyệt đẹp. Bao quanh làng là hai cánh rừng bạt ngàn xanh biếc cùng con sông lớn uốn cong hình con rồng đi từ xóm trên đến tận tít xóm dưới.
Người dân trong làng Thiên Ân ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc, chăm lo mùa vụ, chăn nuôi gà vịt – tận hưởng một cuộc sống thanh bình ngày này qua ngày kia, tháng này qua tháng nọ, năm này sang năm khác.
Bỗng một ngày, có đôi vợ chồng lạ cùng hai đứa trẻ đến làng mưu sinh bằng cái nghề “xe mì gõ”, dân làng cũng thương hai vợ chồng lạ mặt ấy mà tặng cho họ mảnh đất cuối làng để có nơi ăn chốn kẻ mà mưu sinh. Rồi người dân cùng đôi vợ chồng mỗi người một ít, mỗi người một sức xây nên một căn nhà lá nhỏ đơn sơ cho đôi vợ chồng và hai đứa trẻ kia.
Đôi vợ chồng kia tuy đến làng mưu sinh nhưng tính cách hoà đồng, hoạt bác với mọi người nên được dân làng yêu quý, với lại cái “xe mì gõ” của họ rất được dân làng nên càng được mọi người thương yêu.
Ở giữa làng có nhà của ông Tư Sửu cũng buôn bán cùng nghề với đôi vợ chồng kia, từ khi đôi vợ chồng kia đến làng thì sức hấp dẫn của cái “xe mì gõ” kia đã mời gọi hết bao nhiêu khách hàng của lão kể cả khách hàng thân thiết với khách hàng ruột thịt.
Một hôm, vào buổi bình minh khi ánh nắng còn đang len lỏi qua từng khóm lá nhỏ còn đọng trên đó những giọt sương mai thì lẻ trong nhà lão Tư Sửu bỗng có tiếng quát, tiếng đập bàn vang vọng
-“Mẹ kiếp, nó là cái quái gì mà dám cướp khách của tao, rồi mày sẽ thấy cái thằng khốn nạn kia” – ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha…..
Nói đoạn, lão ta đi vào trong buồn, không biết từ bao giờ trên tay lão là một vật gì đó được quấn trong một miếng vải đen kịt đứng ngay bên cạnh cái “xe mì gõ” giữa màn đêm tĩnh mịch đang dần dần buông xuống………. !!!
-“Này, ông sao vậy” ?. Tiếng Bà Hai gọi vọng vào trong nhà khi thấy chồng mình buổi sớm lên rừng nhưng chưa gì đã quay về với vẻ mặt thất thần!. Gọi mãi mà không có tiếng thưa của Ông Hai, Bà Hai nghĩ có chuyện chẳng lành nên bước vào trong xem hôm nay ông nhà sao về sớm thế mà còn về trong tâm trạng bơ phờ, ánh mắt như sắp tàn. Rồi bỗng tiếng Bà Hai khóc nức nở cất lên nghẹn ngào: “Ông ơi, sao ông nở bỏ tôi mà đi sớm vậy hả ông. Ối giời ơi, ông ơi là ông ơi”. Trước mặt Bà Hai giờ đây là Ông Hai đang nằm đó bất động đôi môi thâm tím mặt xanh như tàu lá chuối đang dần dần chìm vào giấc ngủ nghìn thu.
Tiếng nức nở của Bà Hai chưa dứt thì trong làng thấp thoáng xa gần lại nghe tiếng khóc nghẹn ngào vang lên, hầu như nhà dân nào có người già đều lăn ra chết một cách bất đắt kì tử, còn đám thanh niên trai tráng thì người cứ đờ dần mềm như cọng bún. Đến khoảng xế chiều, đợi đám thanh niên dần hồi sức trưởng làng A Thiên gặng hỏi từng người thì mới biết sáng hôm nay có một tốp già trẻ trong làng lên rừng để mưu sinh và ăn sáng tại cái quán hủ tiếu mì gõ của đôi vợ chồng nọ nhưng cũng chẳng hiểu sao cớ sự lại ra như thế !!!
Nghe đến đấy, những người dân còn lại trong làng người cuốc, người gậy, người xẻng, người đuốc tiến thẳng đến nhà của đôi vợ chồng kia. Hai vợ chồng kia đang ngồi ăn cơm cùng hai đứa con nhỏ thì bỗng nhiên cánh cửa nhà bật tung ra, một chiếc lưỡi hái dài quằm sắt nhọn cắm thẳng lên bàn ăn.
– “Chết con mẹ cái nòi giống nhà mày đi, đồ lũ khốn nạn”
Không đợi phản ứng của đôi vợ chồng kia nhanh như cắt Năm Hổ vút cái hái lên cao như múa kiếm định chém bay đầu anh chồng, hoảng quá anh chồng lôi cả chị vợ và hai con chạy ra cửa sau men theo con sông chạy thục mạng bán sống bán chết mà chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Phía sau là tiếng hò hét, tiếng chửi rủa và ánh đuốc sáng chói của dân làng bám theo họ
– “Giết chúng nó đi, Năm Hổ, Năm Hổ, Năm Hổ………”
Chạy đến phía cuối con sông của làng bao quanh họ chỉ toàn những bụi tre thấp thoáng xa gần và tiếng người phía sau. Bỗng hai đứa nhỏ đuối sức trượt chân rơi xuống nước rồi từ từ chìm dần chìm dần. Người mẹ thấy vậy nhảy xuống định cứu con nhưng cô cũng chìm dần chìm dần. Người cha ở trên bờ thấy vậy quỳ gối bên mé sông, hai hàng nước mắt đẫm lệ tuôn ra. Rồi dân làng cũng kéo đến, thấy cảnh tượng trước mắt ai nấy đều xanh cả mặt không ai nói với ai một câu gì. Bỗng anh chồng đứng phắt dậy từ từ quay lưng lại phía dân làng một đôi mắt đỏ rực hằn học sáng lên trong đêm, nước mắt trên khoé mi của anh ta giờ chỉ còn lại là hai hàng máu đang chảy dần chảy dần trên khuôn mặt rỉ xuống đất những giọt lệ ai oán. Rồi anh ta cất giọng giận dữ như từ cõi xa xăm vọng về
“ Ta nguyền rủa cái làng Thiên Ân này mãi mãi, mãi mãi – ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha………….”
Chương hai: Lời nguyền năm nào ?
( TO BE CONTINUED. )