Ngược đời làng cấm nam nữ cưới nhau vì tình
Trong một loạt các biện pháp hạn chế hành vi của phụ nữ, hội đồng làng, hay còn gọi là panchayat, ở ngôi làng Asara phần lớn là người Hồi giáo tại bang Uttar Pradesh cũng nhấn mạnh phụ nữ cần phải choàng khăn che đầu tại nơi công cộng, tờ Press Trust of Indian (PTI) cho hay.
Bộ trưởng Nhà ở P. Chidambaram đã lên án những yêu cầu trên và cho rằng chúng "không có chỗ" trong một xã hội dân chủ.
"Cảnh sát cần hành động chống lại bất cứ người nào ban hành những luật lệ vô lý như vậy…" Chidambaram phát biểu tại một cuộc họp báo.
PTI trích lời Giám đốc cảnh sát địa phương V.K. Shekhar cho biết đã có quy định hạn chế về tính hợp pháp của hội panchayat.
Các panchayat thường bao gồm một nhóm người cao tuổi, họ thường được xem là những người phân xử am hiểu và đạo đức trong cuộc sống làng quê.
Mặc dù những phán quyết của họ không có trọng lượng pháp lý nhưng họ có thể có ảnh hưởng lớn và dẫn tới vô số hành vi lạm dụng như hình phạt "chết danh dự" của phụ nữ, người mà hành động của họ được coi là mang lại nỗi hổ thẹn cho gia đình.
Các quy định mới của làng Asara nhanh chóng bị các nhóm nhân quyền phụ nữ lên án.
"Ý niệm rằng phụ nữ chưa tới 40 tuổi cần được bảo vệ và cần kiểm soát và vô cùng sô-vanh và hủy hoại mọi tiêu chí cơ bản," Sudha Sunder Raman, tổng thư ký của Hiệp hội Phụ nữ Dân chủ toàn Ấn Độ, cho biết.
Đứng đầu Ủy ban Quốc gia vì Phụ nữ, Mamta Sharma, cho rằng các quy định của hội đồng làng thật "nực cười" và không thể được đưa vào cuộc sống.
Trong khí đó, trả lời phỏng vấn Mail Today, đại diện hội đồng làng Asara cho biết những luật lệ đề ra nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi "những yếu tố xấu" trong xã hội.
Còn theo Sattar Ahmed, thành viên hội đồng, "hôn nhân tình yêu" trái với hôn nhân do cha mẹ sắp đặt đang phá hủy và mang tới sự hổ thẹn cho xã hội.
"Thật đau lòng cho các bậc cha mẹ, đặc biệt là những gia đình có con gái bởi vì những cuộc hôn nhân như vậy sẽ hủy hoại sự tôn kính của họ," Ahmed nói.
Bản thân những người dân làng được báo cáo là thỏa mãn với những quy định của panchayat cho biết họ sẽ giúp những phụ nữ trẻ không bị lầm đường lạc lối và hình thành những mối quan hệ không phù hợp.
"Điện thoại di động là một tai họa, đặc biệt là đối với các cô gái. Tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu như panchayat cấm hoàn toàn những cô gái dùng món đồ này," anh Tarun Chaudhary, một người dân tại Asara nói với Mail Today.