Home Truyện Ma Thành Viên Những câu chuyện trong nhà tôi – Tác giả: Trần Ninh Giang.

Những câu chuyện trong nhà tôi – Tác giả: Trần Ninh Giang.

Câu chuyện có thật trong gia đình tôi, nhưng mà văn còn non quá. Mọi n đọc thử rồi cho mình ý kiến ạ!
Quê tôi là một vùng nông thôn Bắc Bộ, nơi những câu hát quan họ đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Ký ức về gốc đa đầu làng, giếng nước sân đình khắc hoải trong lòng mỗi người dân nơi đây.
Câu chuyện đầu tiên tôi muốn kể là về cụ nội của tôi. Nghe ông bà tôi kể ngày trước dòng họ Dương của tôi nổi tiếng với nghề bốc mộ, cải táng, nói nôm na là xây nhà cho người quá cố ấy. Cụ tôi cũng không phải ngoại lệ.
Nhưng sau cái lần định mệnh ấy cụ tôi cấm tiệt không cho ông tôi nối nghiệp gia đình.
Cụ tôi tên là Tám, nổi tiếng khắp làng trên xóm dưới bởi cái biệt tài bốc mộ mát tay. Cả mấy xóm chỉ có họ tôi theo nghiệp bốc mộ nên vào mùa cũng kiếm lắm.
Hôm đó là một buổi trưa hè, trời nóng như đổ lửa, cụ tôi đang nằm trên cái chõng tre nghỉ trưa thì từ phía hàng rào vọng đến tiếng gọi hối hả.
“Ông Tám ơi ông Tám.”
Là tiếng gọi của bà Dậu, bà này bấy giờ là người giàu nhất làng bởi vì bên ngoại của bà ấy làm nghề đồ tể.
(Cho những ai không biết thì đồ tể là nghề giết mổ gia súc, trâu, bò, lợn…)
Thời bấy giờ chỉ có lác đác vài nhà có tivi đen trắng mà nhà bà ấy đã có tivi màu cùng dàn đầu đĩa DVD.
Thấy bà hớt hải chạy vào cụ tôi mới vục thốc khỏi cái chõng đang nằm ngó mặt ra nhìn. Nói vọng từ trong nhà ra: “Cái nhà chị Dậu có chuyện gì mà giữa trưa nắng đã chạy sang nhà tôi thế?”
Bà Dậu tháo cái nón trên đầu ngồi xuống bậc thềm, cái nắng tháng 6 làm da bà sạm cả đi. Phe phẩy cái nón cho đỡ nóng bà nói: “Bác Tám ơi không biết dạo này thế nào tôi cứ mơ thấy cái Cúc nhà tôi, nó đứng bên bậu cửa mà thút thít. Kêu là nước ngập nó lạnh lắm, bác hiểu biết về mấy vấn đề này bác nói thử xem thế nào?”
Cụ tôi vuốt cái cằm có lún phún mấy cái râu bạc đăm chiêu suy nghĩ, hồi lâu sau mới trả lời: “Thế bà có chắc là cái chị Cúc nhà bà không?” Cụ tôi hỏi lại một lần nữa cho chắc.
“Em chắc chắn bác ạ, tuy em không nhìn rõ mặt nhưng giọng nói thì là của cái Cúc không lẫn đi đâu được.” Bà Dậu đặt cái nón xuống đất không quạt nữa trả lời.
“Thế thì nhà chị đi mời ông Năm xuống xem đi, giờ nào tốt thì báo lại cho tôi để tôi cải táng cho cô ý.”
Nghe cụ tôi nói lấy làm có lý bà Dậu liền xin phép về để chạy qua nhà ông thầy Năm.
Nghe kể thì cô Cúc là con gái một của bà Dậu, chồng bà qua đời từ ngày cô Cúc mới đang chập chững biết đi. Từ đó hai mẹ con rau cháo nuôi nhau cho tới tận năm 17 tuổi, cô không biết tại làm sao mà chết bất đắc kì tử.
Người ta kháo nhau rằng là vì nhà bà Cúc làm nghề đồ tể sát sinh nhiều nên cái nghiệp nó vận lên người của cô Cúc.
Hơn 5 giờ chiều bà Dậu lại lật đật chạy sang nhà cụ tôi, khi ấy cụ bà tôi đang bế ông Trọng dong quanh sân còn cụ ông thì đi ra đồng thăm mấy cái đó nên không có nhà.
(Ông Trọng là anh trai của ông nội tôi.)
Thấy cụ bà, bà Cúc truyền đạt lại mấy mời mà ông thầy Năm nói với bà còn dặn cụ bà tôi về nói với cụ ông.
Tới khi sẩm tối cụ ông tôi mới về.
Từ xa thấy cụ ông cầm về một sâu cá toàn là những cá quả cá rô, cụ bà bế ông Trọng ra cổng đón tiện thể cũng nói lại chuyện hồi chiều: “Bà Dậu bảo là tầm 1 giờ sáng là được giờ đấy, bà ấy vừa qua mà ông không có nhà.”
Cụ ông tôi gật đầu ra chiều đã hiểu, sau đó quay ra sân giếng rửa chân tay còn làm thịt mấy con cá.
Gần 1 giờ đêm cụ tôi đã chuẩn bị đầy đủ những đồ nghề cần thiết, đi cùng cụ còn có ba người nữa đều là người trong nội tộc nhà tôi.
Giờ tới, cả bốn người tay cuốc tay xẻng lầm lũi đi vào trong màn đêm tĩnh mịch. Có thể nói cái nghề bốc mộ này đã tôi luyện cho họ một tinh thần thép.
Bốn người đi tắt qua cánh đầu để tới được khu nghĩa địa ở tuốt tận cuối làng.
Lúc này ông thầy Năm cùng mấy người nhà của bà Dậu đã có mặt đầy đủ ở bên phần mộ của cô Cúc.
Ông thầy Năm đang làm lễ xin cải mộ, sau đó còn dùng đồng xu để xin đài âm dương.
“Không được rồi, phải lùi tới 3 giờ sáng mới cải được.” Ông Năm vừa nói vừa căng mắt nhìn hai đồng xu nằm trong cái bát, sắc mặt có phần khó coi.
Thế là cả bốn cụ nhà tôi đành phải kiếm tạm cái mả hoang nào đó mà ngả lưng tạm. Khi ấy mả hoang có rất nhiều, những người qua đời đã lâu mà không có người nhà tới thăm nom. Còn có cả những ngôi mộ không biết là của ai theo dòng chảy thời gian cuối cùng bị trôn vùi luôn ở dưới đó.
Chợp mắt chưa được lâu thì cụ tôi thấy vai mình như thể có người đang lay nhẹ, mơ màng cụ mới hất tay của người đó sang một bên.
“Bác Tám ơi, bác đừng đào mộ của cháu lên.” Thanh âm dứt khoát nhưng lại đem theo cảm giác ma mị truyền đến màng nhĩ của cụ.
Tiếng nói này phải tua đi tua lại đến mấy lần sau đó cụ tôi mới tỉnh hẳn. Vừa dậy cụ liền đem chuyện vừa mơ kể lại với bà Dậu.
Nghe đến đây bà Dậu cũng hoang mang lắm đem chuyện này thuật với ông Năm. Đến khi ông Năm khẳng định là không có vấn đề gì bà mới an tâm được một chút.
Bẵng đi một lúc đã là ba giờ sáng, mấy cụ tôi cũng bắt tay vào công việc của mình. Bốn người hùng hục đào hơn một tiếng mới chạm được tới cái nắp áo quan ở bên dưới.
Cụ Chén dùng cái xà cầy bẩy nhẹ nắp áo quan lên. Thời gian qua cũng lâu nên cái áo quan gần như đã mục mất một nửa, dùng chút sức là có thể mở được rồi.
Áo quan vừa bật nắp thì tất cả những người có mặt ở đó liền tá hoả tam tinh, ai lấy đều hết sức kinh ngạc vì cái xác của cô Cúc qua nhiều năm mà vẫn còn y nguyên như lúc đầu.
Sau lần đó tôi nghe ông nội kể, cụ tôi về nhà liền sốt li bì mấy ngày liền, mấy người đi cùng cụ tôi cũng chịu tình trạng y như vậy. Toàn thân cụ nổi đầy những mụn nước sần sùi như da có. Đêm ngủ còn thường xuyên nói ú ớ cái gì đó không rõ.
Hoảng quá cụ bà mới mời thầy Năm về làm lễ, nghe thầy nói cụ bị khí âm xâm nhập trong lúc mở nắp quan tài bị người ta bắt mất vía nên mới như vậy.
Sau trận tai quái đó họ Dương nhà tôi bỏ hẳn không ai còn theo nghề bốc mộ nữa.
Tiếp theo là câu chuyện về ông nội tôi.
Ông tôi tên là Lợi, từ ngày gia đình không còn theo nghiệp bốc mộ thì ông rẽ sang hướng làm nông nghiệp cho hợp tác xã. Năm 75 ông có đi bộ độ làm lái xe vận chuyển vũ khí với lương thực từ Bắc vào Nam. Cụ tôi vì sợ ông tử nạn ở chiến trường nên đã lo lót cho ông, vì vậy nên lớp tuổi của ông chỉ có mình ông ở nhà quanh quẩn làm nông nghiệp.
Đến bây giờ thỉnh thoảng ông tôi vẫn trách, nếu như ngày xưa ông cứ đi tuyền tuyết khéo bây giờ lại còn tiền lương hưu.
Những lúc như thế chúng tôi lại trêu: “Ông cứ tiếc làm gì, nhỡ không may ra thì chẳng có cơ hội tiêu tiền đâu.”
Câu chuyện này xảy ra vào khoảng năm 2009, năm đó tôi học lớp 7. Vì sao tôi chắc chắn nó là năm 2009 bởi vì năm đó có trận đá bóng của Việt Nam và Thái Lan, đội mình còn thắng một bàn nhờ cái đánh đầu của chú Công Vinh mà.
Trưa hôm đó, tôi theo mấy đứa trẻ con trong xóm đi chơi bi. Đang chơi ham thì từ xa có một người lái xe máy chạy đến gần.
Bà này là chị dâu của cô ruột tôi vừa nhìn đã thấy quen mặt tôi mới liền cất giọng chào. Vừa nhìn thấy tôi bà ấy đã nói rất lớn tiếng: “Mày về bảo bố ra đoạn ngã ba đầm vớt xe đạp lên cho ông đi.”
Nói xong bà ấy lái con xe Dream tàu đưa ông tôi về nhà.
Khi này ông như người mất hồn đôi mắt mơ hồ cứ nhìn đi đâu tôi cũng không biết. Ông ngồi kẹp giữa bà Bính và bà Chúc, bà Bính ngồi phía ngoài cùng giữ ông cho khỏi ngã.
Trẻ con thời ấy ham hơi ham chơi lắm, tôi cũng không phải ngoại lệ. Nhưng thấy ông như vậy tôi chẳng còn tâm trạng nào để chơi nữa, chạy tháo về nhà còn bỏ cả bi của mình lại.
Ông được mọi người đỡ vào giường nằm, sau đó bà còn lấy dầu đánh gió cho ông.
Tầm hơn 30 phút sau tôi với bố mới đi vớt xe.
Hai bố con tôi đi dọc theo con đường đầy những đá cuội gập ghềnh. Từ xa đi lại đã thấy rất nhiều người đứng dọc theo vệ đầm, bọn họ hướng mắt về phía bụi tre cách đó không xa lắm.
Thấy thế bố tôi liền dừng lại hỏi chuyện: “Có việc gì đấy anh?”
Ông kia quay sang nhìn bố tôi trả lời: “Ông Đoàn bị chết đuối, lên cơn động kinh hay sao ấy lúc vớt lên thấy mồm cắn chặt vào bắp tay.”
“Thế người ta đã đưa ông ấy về chưa?”
“Vừa đưa đi rồi, hai bố con đi đâu đấy?” Ông này quay sang hỏi lại hai bố con tôi.
“Em đi vớt xe cho ông Lợi, không biết đi thế nào mà ngã xuống đầm vừa được bà Chúc với bà Bính đưa về.” Bố tôi cũng thẳng thớm trả lời.
Người này nghe đến đây thì chỉ về đoạn ngã ba cách chỗ này một đoạn: “À, thấy bảo ở đoạn trên kia lên đấy mò thử xem.”
Hóng xong bố con tôi mò lên chỗ người kia vừa chỉ, trên bờ cỏ đôi dép còn được đặt ngay ngắn một chỗ. Tôi leo xuống nhặt cho ông đôi dép, còn bố tôi thì nhảy xuống mò xe. Mất khoảng mươi mười năm phút mới mò được.
Bẵng đi mấy hôm sau, khi ông đã khoẻ lại. Tôi mới chạy vào hỏi chuyện.
Ông tôi kể hôm đó nhà chú Hậu sắp cơm nên bảo ông xuống uống rượu, gần 12 giờ ăn xong ông mới dắt xe đạp đi về. Tới đoạn cầu đầm thì tự nhiên trước mắt tối sầm lại, còn có cảm giác tay bị ai kéo đi.
Cũng may hai bá kia cũng vừa ăn ở nhà chú Hậu về, đi qua thì gặp ông tôi bị ngã. Ông tôi phúc lớn mạng lớn nên là không sao.
Ông tôi còn kể từ sau hôm bị ngã đi ngủ hay nằm mơ thấy một thằng bé cởi trần, nó bảo: “Cháu là con trai của ông Khuyến, ngày trước đi chăn trâu tắm đầm bị chết đuối. Cháu ở đây từ lâu lắm rồi, thấy ông đi qua cháu mới bắt ông xuống để cháu được lên bờ.”
Ông tôi đem chuyện này nói lại với bà, bà vốn là người thiên về duy tâm nên cũng tín. Bà tôi kiếm được ở đâu rất nhiều cành dâu đan vào cửa chính cửa sổ, trong nhà còn treo rất nhiều tỏi nữa.
Mấy ngày sau ông Khuyến lên nhà con trai, nhà bác này lại ở ngay bên cạnh nhà tôi. Bà tôi mới hỏi chuyện, sau khi nghe rõ sự tình ông Khuyến mới xác thực. Quả thật là ngày trước bác con cả nhà ông bị chết đuối. Nhưng mà chết từ lâu rồi nên cũng không ai còn nhớ đến bác ấy nữa.
Sau lần đó hình như nhà ông Khuyến cũng gọi thầy làm lễ đón vong về.
Còn một lần thập tử nhất sinh khác, vào khoảng đầu 2016 ông tôi bị uốn ván phải nằm trên Bạch Mai mất hai tháng. Trong đó 40 ngày là nằm hôm mê trong phòng cấp cứu.
Bà tôi ở lại chăm ông còn các cô và bố tôi thì thay phiên nhau đi đi về về.
Hơn 2 tháng ròng rã ông cuối cùng cũng được xuất viện về nhà, do nằm lâu một chỗ nên phần gót chân của ông đang có dấu hiệu hoại tử nặng.
Bà cẩn thận chăm ông từng li từng tí vặt từng cái lá bàng để đun nước ngâm chân cho ông.
Tôi nhớ như in cái ngày mà ông đi lại được. Ông chống cái gậy bằng cành cây bố tôi chặt cho. Mỗi bước đi chập chững nhưng trẻ lên ba, ông nghẹn nào nhìn chúng tôi. Vừa nói giọng ông vừa run lên: “Ông đi được rồi này, ông đi được rồi!”
Ấy thế mà chỉ sau có chưa đầy ba tháng ông tôi đã có thể mang bò ra đồng cày ruộng. Mấy bà làm ngoài đồng còn không tin là ông tôi đã có thể đi cày được rồi.
Sau này tôi có hỏi ông là trong suốt những ngày hôn mê thì ông có cảm nhận được mọi vậy xung quanh không?
Ông suy nghĩ một hồi sau đó mới bảo: “Sau lần này ông tin là ma có thật.”
Cô trả lời không đầu không cuối của ông làm tôi rơi bào trầm tư.
Trong 40 ngày đó ông mơ mình đi vào trong đồng cà.
Mà đồng này là nơi các cụ thân sinh ra ông bà tôi nằm lại ở đó.
Ông bảo ông nhìn thấy cụ đang ngồi câu cá cùng với bác Toàn. (Bác Toàn là bác cả nhà tôi, bác mất sớm nên bây giờ bố tôi là cả.)
Ông tôi chạy lại chỗ cụ câu cá, ông còn bảo: “Thầy ơi cho con câu cá nữa.”
Thấy ông tôi cụ dừng tay lại, sau đó đuổi ông tôi về không cho câu. Đuổi mãi ông mới chịu về, hôm đó là cái hôm ông tỉnh lại sau 40 ngày hôn mê ấy.
Sau này tôi thấy ông tín hơn hẳn, ngày rằm tết lẻ ông tự thắp hương rồi đọc bài khấn vái. Mấy việc này bình thường sẽ là do bà nội tôi đảm nhận.
Sau cùng là chuyện của bố tôi, bố tôi tên Nam. Năm 2008 chú họ tôi không may gặp tai nạn qua đời nên bố tôi đã mua lại cái xe tải của chú về chạy.
Thời gian đầu chưa có nhiều mối cũng như chưa phải chạy đường dài nên cũng không có vấn đề gì. Sau này khá hơn chút kiếm được nhiều người bỏ mối hơn, bố phải lên tận mãi Lào Cai, Sơn La trở hàng.
Tối đó bố tôi cùng chú Quý phụ lái đi với nhau.
Giữa đoạn đường đèo bố nhìn thấy có hai mẹ con dắt nhau đi bộ, nghĩ giữa nơi đồng không mông quạnh này làm sao mà bắt nổi xe nên bố tôi mới cho bọn họ đi nhờ một đoạn.
Thật ra lúc đó bố tôi cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cho rằng mình giúp người thì sẽ có người khác giúp mình thôi.
Cứ thế bố để hai mẹ con họ ở trong thùng xe còn mình quay về buồng lái. Cả đoạn đường dài cũng không có vấn đề gì xảy ra.
Lên tới thành phố Lào Cai cũng là 7 giờ sáng, bố lúc này mới nhớ ra hai mẹ con nhà kia nên tới mở thùng xe cho họ ra. Lạ thay cả thùng xe chống trơn không có một bóng người.
“Hai mẹ con nhà kia đâu rồi anh?” Chú Quý hỏi bố tôi.
“Không biết nữa, chắc xe vừa dừng thì họ xuống xe rồi.” Bố trả lời qua quýt.
“Nhưng cửa ngoài chốt vào rồi sao mà ra được.”
Bố tôi biết là đã gặp phải thứ kia nên cũng không nói gì nữa, giục chú Quý cho xe vào để người ta bốc cam lên thùng xe.
Chuyển hàng qua mấy tỉnh miền núi phía Bắc sau cùng còn phải nhận hàng mang về nhà. Khi chuẩn bị về xuôi thì trời lúc này cũng sẩm tối, mất cả ngày mệt mỏi hai người quyết định thay phiên nhau nghỉ ngơi cho đỡ mệt.
Đoạn đường về cũng mất 9, 10 tiếng chứ ít gì. Mệt quá bố tôi mới đi chợp mắt trước.
Thời gian đã qua nửa đêm về sáng, bố dậy thay ca cho chú Quý đi nghỉ. Chiếc xe chạy từ từ qua đèo, bố tôi vừa lái xe vừa thổi sáo. Nghe đến đây có phải các bạn liên tưởng tới bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng” của nghệ sĩ Trung Đức không?
Nhưng không, bố đang lái xe thì từ bên đường vụt qua một bóng trẻ con. Bị giật mình bố tôi phanh gấp sau đó đánh lái sang một bên. Cả chiếc xe bị lạc hẳn sang nửa đường bên trái, dưới đường vết bánh xe kéo dàng dằng dặc. Cũng may là vừa dừng lại kịp lúc, vì đầu xe lúc này đã sát với mép vực.
Chú Quý cũng tỉnh giấc từ lúc bố tôi kéo phanh, hớt hải kéo bố nhảy xuống kiểm tra. Bên dưới bánh xe chống chơn không có đứa bé nào ở dưới đó.
Còn đang chưa hết hoang mang thì điện thoại trong túi quần đổ chuông cắt ngang mạch suy nghĩ của bố. Trên màn hình hiện tên của ông Sâm. Ông này là chủ hàng của bố tôi.
Giọng ông hớt hải vọng ra từ trong ống nghe: “Các anh đã đến đèo A chưa, không có vấn đề gì chứ?”
Bố tôi hỏi lại: “Không, có vấn đề gì đâu!”
“Vừa nãy tôi thấy có người gọi báo có xe biển 99 đi đến giữa đèo bị đá lăm chết hết người rồi. Không sao là may rồi, tôi còn sợ làm sao.”
Bố nhìn chú Quý đầy ẩn ý, cả hai người hình như đã dần hiểu ra tất cả mọi chuyện.
Sau vụ này mẹ tôi dấu bằng không cho bố lái xe nữa, con ô tô biển 99k-70** nhà tôi cũng bán cho người khác.
Theo dõi
Thông báo của
74 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận