Home Chuyện Lạ Có Thật Phát hiện chim cánh cụt bạch tạng lạ kỳ

Phát hiện chim cánh cụt bạch tạng lạ kỳ

Các nhà khoa học vừa phát hiện một con chim cánh cụt chinstrap 'bạch tạng' ở Nam Cực vào hôm thứ Hai vừa qua.

Chim cánh cụt chinstrap bình thường có lông bụng màu trắng và lông ở lưng và viền dưới cổ màu đen. Tuy nhiên, nhóm thám hiểm Nam Cực của tạp chí National Geographic đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một con chim cánh cụt chinstrap 'bạch tạng' trên hòn đảo South Shetland ở Nam Cực.

Con chim cánh cụt chinstrap mắc hội chứng isabellinism
Chú chim cánh cụt trông giống bị bạch tạng, nhưng thực chất nó có lông ở lưng màu vàng xám. Hiện tượng màu lông của chim cánh cụt bị thay đổi là do hội chứng đột biến gen có tên là isabellinism.
 
Hội chứng isabellinism làm loãng chất nhuộm màu lông của chim cánh cụt. Kết quả, phần lông màu đen của chúng thường chuyển thành vàng xám hoặc nâu nhạt.
 
Về mặt chuyên môn, hội chứng isabellinism hoàn toàn khác với hội chứng bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể sử dụng thay thế cho nhau.
 
Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện một số cá thể của loài chim cánh cụt khác bị mắc hội chứng isabellinism, như loài chim cánh cụt Ấn Độ ở Nam Cực hay loài chim cánh cụt magellanic ở bờ biển Nam Mỹ.
 
Phần lớn các loài chim cánh cụt có lông ở lưng màu đen, giúp chúng ngụy trang khỏi kẻ thủ và con mồi khi bơi dưới nước. Vì thế, tiến sĩ P. Dee Boersma, chuyên gia về chim cánh cụt thuộc đại học Washington (Mỹ), phỏng đoán hội chứng isabellinism ảnh hưởng nhiều hơn tới những loài chim cánh cụt trên đảo South Shetland – khu vực được bao trùm bởi màu trắng của băng.
 
Theo Hà Hương (Vietnamnet)

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận