Truyện Kinh Dị – Nghiệp Chướng
Phần 6: Ả Đào.
… Lúc ông Tú còn Trẻ …
Nghề làm vải của dòng họ Ngô này xuất phát từ thời ông của ông Tú, nghe đâu thời đó do công nghệ pha mầu và nhuộm vải chưa được cải tiến, nên những thước vải do nhà họ Ngô làm ra bán cũng chỉ tàm tạm mà thôi chứ không hẳn là đến mức nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Đến đời cha đẻ của ông Tú thì công nghệ nhuộm vải có được củng cố một ít, thế nhưng mà cái điểm máu chốt để nổi tiếng vẫn nằm ở việc pha chế mầu. Điều này cũng khiến cho gia đình ông Tú phải đâu đầu khi mà nghề làm vải này càng ngày càng xa xút vì người dân thời đó vẫn coi vải đẹp để may quần áo là một thứ hàng xa xỉ mà không mấy ai có thể mua được. Nói về cha đẻ của ông Tú, là một người rất tốt bụng, thương yêu con cái và cũng có nhiều mối quan hệ, chỉ có điều ông ta là người gia giáo và rất cổ hủ. Nhớ cái hồi đó ông Tú còn đang ở độ tuổi hăm mấy, cũng được cho ăn học đàng hoàng. Có một điều mà không ai có thể nhìn nhận ra ở ông Tú mà chỉ có mỗi cha ông ta nhận ra đó là ông Tú rất đa tình và tuy còn nhỏ tuổi, ông Tú thường đi coi đàn hát và chết mê chết mệt với mấy cô ả đào tươi rói. Đã nhiều lần cha của ông Tú lên lớp và mắng chửi ông Tú rằng sắc là một con dao nhọn hai lưỡi, làm thằng đàn ông nên chuyên tâm vào việc gây dựng cơ nghiệp tiền đồ. Và chỉ có khi nào tiền đồ rộng mở, cơ nghiệp thành công thì lúc đó muốn làm gì thì làm. Ông Tú nhiều lần cũng có cãi lại cha mình lắm, thế nhưng vẫn không được kết quả gì và ông Tú luôn bị cha mình chi phối, mắng chửi và quản lý rất chặt. Để rồi cuối cùng, cha ông Tú khi không còn lời nào nói với ông Tú nữa, ông ta đã bảo rằng sau này ông Tú sẽ nối nghiệp nghề làm vải, cho nên nếu ông Tú có thể đưa cái nghề vài của gia đình lên đến mức nổi tiếng gần xa thì lúc đó ông Tú muốn làm gì thì làm.
Ông Tú nghe thấy vậy thì chấp nhận lời đề nghị đó của cha mình và bắt đầu lao đầu vào việc tìm hiểu để cải tiến công nghệ pha mầu nhuộm vải. Thế nhưng thời gian thấm thoát trôi qua, cha ông Tú ngày một già đi và ngay cả ông Tú cũng đã gần ba mươi mà vẫn chưa tìm được cách cải tiến công nghệ pha mầu. Quá chán nản, ông Tú quyết định đi chơi xa một chuyến để cho khuây khỏa đầu óc. Thế nhưng có lẽ số phận an bài, trong một lần lên đến một phố huyện gần làng, ông Tú tình cở để mắt đến một gian hàng nhỏ của một người đàn bà bán mầu nhuộm. Ông Tú tiến tới cầm từng bịch mầu bột lên coi thì như không tin vào mắt mình, mầu sắc của những túi phẩm mầu này phải nói là đẹp vô cùng, rất sống động và chúng dường như có sức làm mê hoặc lòng người vậy. Ông Tú cứ đứng đó mà ngắm nhìn những túi phẩm mầu một cách mê mẩn, thấy vậy, bà bán hàng mới hỏi:
– Cậu thích mấy túi phẩm mầu này chứ? Chúng đẹp lắm có phải không?
Ông Tú lúc này thì như người tỉnh cơn mê, ông ta quay qua nhìn bà bán hàng mỉm cười gật đầu, thế rồi lại chăm chú ngắm nhìn những mầu sắc sống động này. Ngắm nhìn thêm một lúc, ông Tú quay ra hỏi:
– Bà cho tôi hỏi, làm sao bà có thể pha chế ra được những mầu sắc sống động làm mê hoặc lòng người như vậy?
Bà bán hàng mỉm cười nói:
– Cậu quả là người có đôi mắt tinh đời, không lẽ cậu cũng làm nghề gì mà có liên quan tới pha chế mầu?
Ông Tú mỉm cười, thế rồi ông đáp:
– Chả giấu gì bà, gia đình tôi vốn làm nghề buôn bán vải. Thế nhưng mà chúng tôi đang hết sức đau đầu về việc pha chế thuốc nhuộm.
Nghe đến đây, bà bán hàng cười lớn bà ta nói:
– Quả là duyên trời, duyên trời đã đưa cậu tới cửa hàng này…
Thế rồi bà bán hàng tiến tới gần ông Tú nói nhỏ:
– Cậu thích những mầu sắc này chứ?
Ông Tú có hơi ngạc nhiên, ông ta nói:
– Tôi thấy chúng quả thức rất là đẹp…
Bà bán hàng hỏi tiếp:
– Cậu có ý định mua phẩm mầu của tôi chứ?
Ông Tú lưỡng lự một chút, thế rồi ông ta nói:
– Tôi có ý định mua nhiều lắm, liệu bà có làm kịp với số lượng lớn không?
Bà bán hàng cười lên hanh hách, bà ta lắc đầu nói:
– Ý tôi không phải là thế… mà là nếu cậu muốn, tôi sẽ bán cho cậu công thức pha chế mầu … cậu thấy sao?
Ông Tú lưỡng lự một lúc, thế rồi ông ta nói:
– Nếu vậy thì bà muốn bao nhiêu tiền ?
Bà bán hàng ghé vào tai ông Tú nói nhỏ giá cả mà bà ta đưa ra. Ông Tú nghe xong thì giật thót người, ông ta nói:
– Sao giá cao quá vậy? Hơn thế nữa làm sao mà tôi biết chắc được công thức này sẽ giúp cho nghề vải nhà tôi trở nên nổi tiếng chứ?
Bà bán hàng mỉm cười nói:
– Cậu đợi tôi một chút.
Nói rồi bà bán hàng này chạy vào trong nhà. Một lúc sau bà cầm một mảnh giấy đưa ra cho ông Tú. Ông Tú mở ra coi thì thấy bên trong là công thức pha chế một thứ nước gì đó, ông Tú nhìn bà bán hàng nói:
– Cái này đâu phải là công thức pha mầu đâu?
Bà bán hàng nhìn ông Tú mỉm cười một nụ cười gian trá, bà ta nói:
– Ông nói đúng, đấy không phải là công thức pha chế mầu, nhưng chỉ cần thêm vài giọt vào mỗi thùng phẩm mầu trước khi nhuộm vải, ông sẽ có được mấu sắc như mình mong muốn.
Ông Tú nghe xong thì mừng rỡ lắm, thế nhưng như nhớ ra điều gì đó, ông Tú nhìn bà bán hàng nghi ngờ:
– Vậy bà muốn giá cả bao nhiêu?
Bà bán hàng đáp:
– Vẫn là giá đó.
Ông Tú mặt thất vọng gập từ giấy lại đưa về phía bà ta nói:
– Bà thông cảm, giá quá cao… tôi không thể …
Chưa kịp nói hết câu thì bà bán hàng đã chặn tay ông Tú lại, bà ta mỉm cười nói:
– Vậy đi, hãy cầm tờ giấy này về và làm theo lời tôi. Nếu quả thật nó có thể giúp nghề vải nhà ông nổi tiếng hơn thì lúc đó ông giả tiền tôi cũng chưa muộn, còn nếu nó không giúp được gì thì coi như ông không nợ tôi gì cả.
Ông Tú nghe thấy bà bán hàng nói vậy thì ngạc nhiên lắm, ông ta hỏi:
– Bà có chắc không? nhỡ tôi không thành công mà quỵt tiền của bà thì sao?
Bà bán hàng lúc này mới nắm chặt lấy tay ông Tú, ông Tú có thể cảm nhận được một luồng điện chạy qua tay mình. Bà bán hàng nói:
– Tôi tin tưởng ông.
Ông Tú còn quá ngỡ ngàng và sốc với cái nắm tay đó, thế rồi ông Tú gật đầu cầm tờ giấy thu lại tay mà nói:
– Thôi được rồi, tôi hứa với bà. Nếu thành công tôi sẽ trả tiền đầy đủ cho bà.
Nói xong ông Tú cất tờ giấy chào tạm biệt bà bán hàng quay đi thì bị bà ta gọi lại. Ông Tú quay đầu nhìn bà ta ngơ ngác, bà bán hàng mắt gườm gườm nhìn ông Tú nói:
– Tôi còn một điều muốn nhắc nhở ông.
Ông Tú quay hẳn người tiến lại nói:
– Bà còn có điều gì muốn nói?
Bà bán hàng nói giọng rờn rợn:
– Tất cả những tấm vải sau khi đã được nhuộm mầu thành công thì tuyệt đối không được mặc cho người sắp chết ông nghe rõ chưa?
Ông Tú nghe xong câu đó thì không hiểu gì hết, thế nhưng rồi ông cũng chỉ đáp:
– Tôi đã hiểu.
Thế rồi ông Tú cáo lui ra về.
Ông Tú sau khi lấy được công thức đó thì liền về ngay nhà, ông ta sai người làm làm theo như những gì tờ giấy ghi và cho vào phẩm mầu trước khi nhuộm vải. Không bao lâu sau, vải do dòng họ Ngô làm ra đã nổi tiếng khắp vùng, thậm chí có nhiều người từ khắp nơi đều cất công đến làng này mà mua cho kì được một cuộn vải để may quần áo. Sau khi nghề vài nhà họ Ngô thành danh, cha của ông Tú cũng đã giữ lời hứa và để cho ông lên cầm quyền mọi việc. Riêng về ông Tú cũng đã khôgn nuốt lời, ông ta đã giả tiền đầy đủ cho bà bán phẩm mầu như đã giao kèo, một số tiền đủ lớn để đến đời con bà ta cho dù có không phải làm ăn gì cũng sống sung túc. Cũng kể từ đó, mà vải nhà họ Ngô này đã trở nên nổi tiếng, thế nhưng ông Tú lại chưa bao giờ tự hỏi lòng mình rằng thứ dung dịch mà ông pha vào mầu nhuộm là thứ gì. Chắc có lẽ cũng bởi vì ông ta quá vui mừng khi mà bây giờ ông có thể thỏa ý đi coi đào hát và tha hồ lăng nhăng với mấy ả đào mà không sợ bị cha mình la mắng. Tuy nhiện, ông trời đã cho ông Tú một dấu hiệu của việc làm sai lầm của ông ta đó là khi mà nghề vải của dòng họ Ngô lên đến mức đỉnh điểm cũng là ngày mà cha của ông Tú qua đời. Nhưng có lẽ ông Tú cũng chẳng bận tâm mấy khi mà tiền đồ của gia đình ông Ta đang ngày càng thành đạt và phát triển.
Ngoài ba mươi tuổi thì ông Tú được mẹ mình gả cho bà Hà, một người con gái nết na thùy mỵ. Ông Tú nhìn thấy bà Hà có nét đẹp dịu dàng, lại ngoan hiền thì chết mê chết mệt và yêu bà Hà lắm. Thế nhưng cũng chẳng được bao lâu, khi mẹ của ông Tú qua đời thì ông ta cũng có phần chán bà Hà và lại vùi đầu vào coi ca hát và ả đào. Chẳng trách mà tuy đã có mấy mặt con, nhưng sợ vợ phát hiện, ông Tú thường cho vợ con mình đi chơi xa mấy ngày còn ông ta lấy cớ là ở nhà trông coi công việc nhưng thực chất là để gọi đào hát về nhà. Mấy năm sau thì bà Thoa được bà Hà mang về nhận làm con nuôi nhưng thực chất là dưới danh nghĩa là người giúp việc. Trong một lần nọ, bà Thoa đã tình cờ phát hiện ra ông Tú đang ngoại tình với một ả đào hát khá trẻ và xing đẹp với thân hình vô cùng gợi cảm có tên là Lan. Bà Thoa đã nhiều lần mach với bà Hà, thế những bà Hà bao lâu nay sống chung với chồng mình thì đã quá hiểu, nhưng bà vẫn làm ngơ để ấm êm cửa nhà. Ông Tú hàng ngày cứ lấy cớ là đi công việc nhưng thực chất là hẹn hò với Lan để cùng nhau vui vẻ. Nhiều Lần ông Tú hứa sẽ cưới Lan làm vợ lẽ, thế nhưng khi ông nghĩ lại mình đã có với bà Hà mấy mặt con và sợ rằng bà sẽ không đồng ý nên mỗi lần Lan hỏi ông đều trì hoãn. Thế nhưng mọi chuyện chỉ đổ bể khi mà ông biết tin rằng Lan đã có thai với ông. Kể từ đó ông Tú trốn bặt trong nhà không dám ra ngoài, đồng thời trong lòng ông ta canh cánh lo sợ Lan sẽ tới để hủy hoại thanh danh của ông. Tuy ông Tú đã cho Lan khá nhiều tiền bạc và khuyên cô nên rời đi chỗ khác nhưng Lan vẫn nhất quyết không chịu, và nằng nặc bắt ông Tú phải thực hiện lời hứa là cưới mình.
Rồi cái thời khắc định mệnh cũng đã đến, không biết đó là điềm may mắn hay điểm gở của ông Tú khi mà cuối cùng Lan cũng mò tới nhà ông ta vào một ngày mưa bão bùng. Thì ra do Lan có thai nên đoàn hát đã buộc lòng phải cho Lan thôi việc, thêm vào đó cô vốn mồ côi từ nhỏ, may có tí tài nên được một chân ả đào, nay không còn một nơi nương tựa bấu víu, cô buộc lòng phải tìm tới nhà ông Tú. Hôm đó lại đúng là lúc mà vợ và các con ông về nhà ngoại chơi chỉ còn mỗi ông ở nhà, người làm thì đã ra xưởng vải hết cả. Lan tới nhà nằng nặc đòi ông Tú phải cưới mình, thế nhưng ông Tú nhất quyết không chịu, hai người to tiếng cãi vã nhau ngay giữa sân nhà dưới cơn mưa ào ạt. Chỉ không may cho ông Tú đó là bà Thoa lúc đó còn ở nhà, bà đã đứng dưới bếp và chứng kiến hết mọi chuyện. Lan vừa khóc lóc đứng dưới mưa vừa chỉ tay vào bụng mà nói:
– Đây là con anh mà anh không chịu nhận sao?
Ông Tú tức tối quát:
– Mày câm mồm đi! cái loại xướng ca vô loài như mày ân ái với biết bao nhiêu thằng! Giờ mày mang nó đên đây và vu khống nó là con của ông à?!
Lan vẫn khóc nức nở, cô quỳ xuống ôm lấy chân ông Tú mà nói:
– Em xin anh mà… anh hãy nghĩ lại đi … không vì em thì cũng vì con anh thôi…
Ông Tú nhất quyết nói không, thế xong ông ta mắng chửi Lan đủ điều. Cuối cùng ông Tú dùng chân đạp vào người Lan khiến cô phải buông chân ông ta ra mà lăn lộn ngã xõng xoài ra dưới sân. Ông Tú chỉ tay vào mặt Lan mà quát:
– Đồ đĩ đượi! Mày cút ngay ra khỏi nhà ông!
Mưa vẫn rơi xối xả, Lan từ từ chống tay đứng dây, cô lau nước mắt ôm cái bụng bầu đã gần năm tháng. Chợt Lan thay đổi, cô cười lên khanh khách, cái nụ cười ghê rợn đó không chỉ khiến cho ông Tú mà ngay đến cả bà Thoa đáng lấp ló dưới cửa bếp phải rùng mình sợ hãi nổi da gà. Lan đứng dưới mưa chỉ tay vào mặt ông Tú mà nói:
– Mày… mày không đáng là loài cầm thú! Rồi … rồi cả gia đình mày sẽ không yên với hai mẹ con tao đâu!
Thế rối Lan chỉ tay thẳng lên bàn thở tổ mà hét lớn:
– Cả cái dòng họ Ngô này rồi sẽ phải mạt vận!!!
Ngay sau cái tiếng quát đầy giận dữ đó thì trên trời một tiếng sấm vang lên làm rung động cảnh vật. Ông Tú nghe Lan chửi thì nóng mặt, thêm phần ông lo sợ rằng bọn giúp việc có thể quay về bất cứ lúc nào, ông ta lao mình xuống sân tát mạnh vào mặt Lan một cái khiễn cô ngã xuống đất. Ông Tú chỉ tay ra cửa và quát lớn:
– Cút! Mày cút ngay!
Lan từ từ đứng lên, cô mỉm cười nhìn ông Tú với ánh mắt ghê rợn:
– Mày hãy nhớ lấy ngày hôm nay … hãy nhớ lấy …
Thế rồi Lan từ từ bước ra khỏi cửa, vừa đi cô vừa cười lên khanh khách như người điên. Ông Tú lúc này thỉ chỉ còn biết đứng đó mà thở phào nhẹ nhõm, còn bà Thoa đứng trong bếp chứng kiến tất cả mọi việc, không biết kể từ lúc nào mà hai hàng nước mắt của bà đã tuôn rơi.
Ít ngày sau, người dân trong làng tá hỏa lên khi họ phát hiện ra một xác chết giữa hồ nổi lềnh bềnh. Khi họ vớt lên thì càng muôn phần kinh hãi và đớn đau hơn nữa khi mà cô gái này đang có thai. Ông Tú cũng là người có mặt ở đó và ông ta dường như là chết lịm đi khi mà ông nhận ra đó chính là Lan, và trên người Lan đang mặc một bộ áo dài do chính ông Tú sai người may tặng, bộ áo dài trắng tinh đầy gợi cảm. Quá hối hận và sợ hãi tới những gì mà Lan nói trước khi chết, ông Tú đã đứng ra làm ma chay cúng kiến cho Lan và đưa tro cốt của cô lên chùa. Như nhớ tới lời bà bán hàng căn dặn ngày nào, ông Tú kể từ ngày Lan chết thì làm nhiều việc công đức lắm, đồng thời ông bắt con cháu hàng ngày phải lên chàu cúng kiến và giúp đỡ người nghèo, thế những có lẽ ông ta làm những việc đó cũng là để tránh lấy cái vận hạn sau này mà thôi. Ông Tú cũng nhiều lần lên phố huyện và tìm tới cửa hàng bà bán phẩm mầu hôm nào để nhờ bà giúp đỡ thế những tuyệt đối không còn nhìn thấy cửa hàng bán phẩm mầu đó đâu nữa. Thời gian cứ thế thấm thoát chôi qua, ông Tú thấy rằng nghề vải của gia đình ông vẫn phát triển như thường thì ông ta cũng đã dần dần quên đi cái bị kịch ngày nào và sự sợ hãi trong ông có lẽ cũng đã dảm dần đi. Có điều mà ông Tú mãi mãi không thể ngờ được rằng đó là bà Thoa đã chông thấy hết và nói với bà Hà. Bà Hà tuy biết vẫn lặng thinh, bà Hà và bà Thoa chỉ chăm chỉ lên chùa nơi để tro cốt của Lan để cúng kiến và cầu mong hai mẹ con cô ta yên nghỉ mà tha tội cho chồng mình mà thôi. Cuối cùng bà Hà cũng mặc căn bệnh lạ và mất sớm để lại mình ông Tú và đàn con. Thế những ông Tú vẫn không biết đó là dấu hiệu của quả báo đầu tiên giáng xuống gia đình ông. Ông Tú chỉ thực sự nhớ lại mọi chuyện và kinh hãi khi mà ông nghe thấy người thầy bói mù đi dạo khơi lại mọi chuyện lúc ông Tú coi bói ở trước đình làng.
… Hiện tại…
Tiếng người lục đục cùng với tiếng gà gáy khiến cho bà Thoa tỉnh giấc. Bà Thoa ra đến sân thì thấy mọi người đang dọn dẹp đồ đạc như thể đi đâu đó. Bà đứng nhìn mọi người thì vô cùng kinh hãi, cụ Lộc cũng đang ngồi ở thềm uống nước trà và đợi bà Thoa từ lúc nào rồi. Bà Thoa từ từ tiến lại phía cụ Lộc và nhìn quanh, bà Thoa tự hỏi không lẽ điều mà bà Hà lo ngại nếu như chuyện này đổ bể và con cháu trong nhà biết được thì dòng họ Ngô từ nay chấm hết hay sao?
truyện ko cho cảm giác sợ hãi .mà mang ý nghĩa nhân văn