Truyện Kinh Dị : Y TÁ ĂN THỊT NGƯỜI
Câu chuyện xảy ra vào những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước (khoảng 1972-1973).
Lúc đó chiến tranh phá hoại của Mỹ tại miền Bắc và cuộc chiến tại miền Nam đều rất gay go và ác liệt. Tại một bệnh viện quân y tuyến quân khu đóng ở Hải dương công việc cứu chữa thương binh và nhân dân bị thương do chiến tranh rất vất vả. Bệnh viện thu dung thương binh ở các đơn vị phía bắc và các thương binh từ chiến trường miền nam được phân bổ từ tuyến trên xuống. Chiến tranh ác liệt, ngày nào cũng có thương binh hoặc dân thường tử vong.
Bệnh viện có một nhà xác để chứa các xác chết trong các trận đánh để chờ làm công tác tử sĩ, trang thiết bị không có gì và nhà xác nằm ngay cạnh khu nhà dân nghèo nàn xung quanh. Xung quanh nhà xác không có các thiết bị chiếu sáng, không có hàng rào, nhà xác ngay cạnh một con sông nhỏ, đi qua một chiếc cầu nhỏ mới vào được bệnh viện và có một lối đi nhỏ mà dân vẫn thường đi qua nhà xác. Chỉ có một bác y tá già nam giới trông nom nhà xác. Công việc của bác chỉ sắp xếp các xác cho vào các bàn nhôm Liên xô, đậy bằng vải mưa, chờ đi chôn cất.
Các trường hợp tử vong đều rất tang thương sau khi bị thương nặng. Có xác chết mất đầu, mất chi thể hoặc tan nát cỏ bụng ngực, lòi các tạng ra ngoài. Tuy nhiên bác y tá già vẫn một mình thu gọn chu đáo vệ sinh. Mỗi ngày có thể có 1 dến 3 xác, cá biệt có ngày 5-7 xác. Bác y tá lặng lẽ làm việc.
Khu nhà xác này rất vắng vẻ, ban ngày chỉ có một vài người dân đi qua, những người chuyển xác đến và đi đều vội vã đi ngay. Buổi tối càng vắng lặng, cũng có khi có đôi tình nhân vào khu này để xxx xong lại đi ngay(ngày xưa xxx bờ bụi thôi mà). Khu nhà xác có khá nhiều chuột, ban ngày bác y tá vẫn diệt chuột nhưng vẫn không xuể.
Một thời gian, bác y tá ốm lắm, lúc đau khớp, lúc ho sốt mà không có ai thay để đi nằm chữa bệnh. Thiếu tá viện trưởng quan tâm nói với quân lực cho người thay nhưng không có người.
Một hôm có một cô gái trẻ, nhá nhem tối đi vào bệnh viện, lặng lẽ đến phòng trực, mọi người đang ăn cơm giật bắn người khi cô gái đứng cửa. Cô gái không ăn cơm mà tự giới thiệu là Đinh Thị Ngát, y tá đơn vị cao xạ bảo vệ cầu Phú lương, hôm nay trận địa pháo bị bom Mỹ đánh tan. Cô lạc đơn vị vào đây. Cô trình cho thủ trưởng kíp trực xem giấy tò tùy thân, đúng cả tên họ, chỉ có điều giấy tờ rách nát và thấm đầy máu. Cô xin ngủ nhờ và làm việc vì không còn đơn vị.
Hôm sau cô được phân công tạm thời trông nom nhà xác, cô y tá không tỏ vẻ sợ sệt như những người khác mà lặng lẽ nhận lời. Bác y tá già được đi chữa bệnh, bác chữa rất lâu rồi nghỉ chế độ vì sức khỏe yếu.
Mọi việc tại nhà xác vẫn đều đều, chiến tranh ngày càng ác liệt, số xác nhiều hơn. Tuy nhiên các cán bộ làm công tác tử thi để ý thấy một số việc bất thường trong bảo quản xác…
Những cán bộ nhận lại xác nhận thấy một số dấu vết thay đổi trên xác, cảm giác có sự mất mát trên xác. Họ bắt đầu chú ý. Nhưng những dấu vết không rõ ràng. Cho đến một hôm, xác một thương binh đã được cưa chân lại bị mất thêm một phần phía trên mỏm cụt, mặc dù mỏm cụt đã được khâu kín nhưng hôm sau không còn chỉ và bị ngắn hơn trước, lộ rõ xương đùi. Cô y tá không giải thích gì khi được hỏi. Các sự việc lặp lại nhiều lần và Ban cán bộ cũng để ý nhưng vì chiến tranh vội vã nên lơ là. Một hôm, sau 3 ngày bom đạn ác liệt các cán bộ tử thi phát hiện một xác mất hẳn một nửa người, các xác còn lại đều bị xâm phạm và lẫn lộn xác nọ vào xác kia, Ban chỉ huy phải họp nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Mọi người đều nghi ngờ do chuột hoặc một loại thú lớn như cáo, méo hoang chẳng hạn
Sự việc nghiêm trọng khi mất hẳn một xác thương binh, không thể thực hiện công tác tử thi, Ban chỉ huy buộc phải báo cáo lên Bộ tư lệnh quân khu. Ban bảo vệ nội bộ(Tương tự công an trong quan đội) cử cán bộ về điều tra. Cán bộ điều tra là một thiếu úy trẻ mới học tại C500 (bây giờ là Học viện an ninh nhân dân ạ) ra trường về phục vụ quân đội.
Hàng ngày đội vệ sinh phòng dịch vẫn diệt chuột và phát quang khu nhà xác. Mọi việc lắng xuống. Tuy nhiên những xâm phạm vẫn xảy ra. Anh cán bộ điều tra đóng vai cán bộ tăng cường cho nhà xác. Tối tối ngủ tại buồng bên cạnh buồng cô y tá. Sau 6 tháng cũng không phát hiện gì rõ rệt. Dần dần anh có cảm tình với một cô y tá khác trong bệnh viện làm việc tại khoa tim thận khớp và ** le thay anh này cũng rất quý cô y tá nhà xác, hai người thân nhau mặc dù anh thiếu úy vẫn thấy lành lạnh khi gần cô y tá nhà xác. Tối thứ 6 hàng tuần anh thường vào thị xã xem phim cùng cô y tá khoa tim thận khớp nhưng hôm nào cũng về sớm trước 9 giờ….
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nhận được báo cáo của công an thị xã có một số người dân nhìn thấy bóng người con gái áo trắng thướng xuất hiện ở khu vực nhà xác viện quân y. Ban chỉ huy bệnh viện cũng báo cáo vẫn có hiện tượng xác bị xâm phạm. Anh thiếu úy ít đi ra khỏi nhà xác hơn. Anh ta phát hiên cô y tá có một gói hành lý để trên bàn thờ nơi cô ta ở và thường thắp hương cho tử sĩ. Gói hành lý này thường có dấu vết được mở ra trùng vào những ngày mà có xác bị xâm phạm.
Một tối thứ sáu, lâu lắm mới đi xem phim, không may mất điện, anh thiếu úy đi chơi với cô y tá khoa tim thận khớp thêm một tý rồi trở về khu nhà xác vào lúc 8 giờ 30 phút. Khi vào phòng, đi ngang qua phòng cô y tá nhà xác anh bất chợt nhìn thấy…
Cô y tá mặt trắng bệch, vẻ mặt vô hồn đang ngồi đánh răng, trông thấy anh thiếu úy cô vội lên giường nằm. Anh thiếu úy nhận ra gói hành lý trên bàn thờ chưa buộc lại. Cả đêm anh không ngủ nhưng không phát hiện điều gì bất thường. Cán bộ thử thi báo cáo xác thương binh tối qua bị xâm phạm, vết cắt trên tử thi được cho là vết răng của một loại thú, khác những lần trước giống vết dao cắt.
Kế hoạch mới được triển khai, hàng đêm có thêm tổ cảnh vệ 3 người phục kích khu gần nhà xác nhưng có điều lạ là lai lịch cô gái vẫn chưa được xác minh. Sau 1 tuần phục kích, tổ công tác không tìm ra manh mối nào. Anh thiếu úy đề nghị ban chỉ huy mời cô y tá lên làm việc trong bệnh viện để anh có điều kiện kiểm tra gói hành lý đáng ngờ. Thật bất ngờ, gói hành lý của cô y tá bao gồm…
Một bộ quàn áo bằng vải diềm bâu trắng có cả mũ đội đầu, một đoạn tóc giả dài, một con dao lê 5 tác dụng, một chiếc khăn mặt bộ đội đầy máu. Anh thiếu úy liên kết các dữ liệu về các báo cáo và nhận định bóng cô gái áo trắng tóc xõa đi lại trong khu vực nhà xác chính là cô y tá này. Anh sợ rụng rời chân tay mặc dù đang là ban ngày. Anh gói gem lại túi hành lý, để vào chỗ cũ. Sự việc được báo cáo lên trên và kế hoạch giải quyết theo hướng: Phục kích bắt quả tang và nhờ cơ quan điều tra xác minh chính xác lai lịch cô y tá theo địa chỉ.
Cấp trên nhận định cần giải quyết việc này vì nó gây ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách thương binh tử sĩ.
Tổ phục kích bao gồm các trinh sát được triển khai bí mật hàng đêm xung quanh nhà xác. Anh thiếu úy đóng vai đi xem phim vào tối thứ 6 tới.
Các cán bộ điều tra tìm phiên hiệu đơn vị cao xạ, chiến tranh đi lại khó khăn nhưng đến tận quê quán, nhóm khác đến đơn vị. Thông tin xác minh cho thấy đơn vị này bị bom đánh và bị thiệt hại hoàn toàn, đang chờ khôi phục phiên hiệu.
Tối thứ 6, anh thiếu úy trả vờ đi xem phim từ 7 giờ rồi bí mật quay lại phục kích cùng nhóm trinh sát. Khoảng 8 giò tối, trong phòng y tá leo lét ánh đèn dầu, bất ngờ một bóng cô gái dong dỏng mặc bộ quần áo trắng dài quét đất tóc xõa ngang và đi nhanh như lướt trên mặt đất không hề phát ra tiếng động tiến về khu nhà chứa xác. Bóng trắng mất hút phía trong nhà xác. Các trinh sát và anh thiếu úy hoàn toàn bất động và không còn khả năng phản ứng, chết lặng. Sau khoảng 5 phút mọi người như cựa quậy được và một người bất ngờ hô to: Người hay ma đứng lại, không tôi bắn. Từ khu nhà xác không một tiếng động phát ra. Trấn tĩnh lại các trinh sát tiến về khu nhà xác, đèn pin soi loang loáng, không còn ai, mọi người chỉ phát hiện thấy bộ quần áo và bộ tóc giả để lại. Tổ trinh sát cung nhiều người sục sạo đến sáng nhưng không tìm thấy ai, cô y tá biến mất.
Tin cấp trên báo về: Cô y tá Đinh Thị Ngát là đúng, đã hy sinh sau trận bom Mỹ đánh trận địa pháo đúng ngày cô đến xin việc ở bệnh viện. Liệt sĩ Ngát hy sinh trong tình trạng thi thể hoàn toàn tan nát.
Phần thông tin mình kể sau đây không rùng rợn như câu chuyện trên nhưng nó cung cấp các chi tiết làm rõ sự việc giúp các bạn suy luận và có các nhận định riêng về thế giới tâm linh huyền bí.
1. Anh thiếu úy an ninh quân đội là một học viên loại giỏi của trường C500, quê quán ở tỉnh Hải Hưng, anh này học chuyên ngành chống phản động, lý lịch trong sạch, điềm tĩnh, bản lĩnh, Được giáo dục bài bản về lòng yêu nước, đường lối chiến tranh cứu nước, thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận theo chủ nghĩa Mark. Đảng viên *** , như vậy anh ta là người của chủ nghĩa vô thần, không tin có ma quỷ. Nhiệm vụ của anh ta là tìm ra và đập tan một việc làm chống phá của bọn phản động, cụ thể ở đây là ngững kẻ phá hoại xác tử sỹ.
Trong một loạt các báo cáo, anh ta đưa ra các hành vi của cô y tá và những nhận định của riêng mình. Tất nhiên anh ta phải báo cáo cả những điều anh ta không muốn.
Báo cáo những điều bất thường từ cô y tá:
Về ăn mặc-trang phục: Có một điều lạ là cô gái luôn ăn mặc kín đáo quá mức cần thiết kể cả mùa hè, luôn mặc áo dài tay, đi giầy cao cổ, đi tất, quấn 1 khăn rằn ở cổ, cô hay mặc một bộ quần áo bộ đội cũ.
Thói quen ăn uống: chưa một lần viên thiếu úy chứng kiến cô y tá này ăn uống thứ gì, hầu hết cô ăn sau khi mọi người đã ăn. Có một lần buổi chiều anh thiếu úy thấy có tiếng chó của dân vào cắn nhau sau khu nhà xác, anh ra xem sao thì thấy toàn bộ số thức ăn cô y tá mang về sau buổi liên hoan gồm lòng lợn và xương hầm bị đổ đi, bọn chó đang tranh nhau ăn, lúc đó khó khăn số thức ăn này là rất ngon và ít khi có.
Tác phong, lối sống: Cô y tá này sồng hoàn toàn khép kín, không nói cả ngày, không bao giờ thấy cô cười, khi cần giao tiếp chỉ sử dụng các từ ngắn, cộc. Thường đứng lặng yên trong những chỗ tối trong phòng ngủ hoặc làm việc một mình trong phòng chứa xác. Cô làm việc rất trách nhiệm, mẫn cán. Không bao giờ có thư từ cá nhân. Một điều làm anh thiếu úy hết sức sợ hãi mặc dù rất bản lĩnh là hàng đêm cô y tá rất hay nằm khóc thút thít một mình, có lúc kêu gào thảm thiết. Khi anh đến gần có ý định động viên thì cô lại im bặt, nhiều lần anh nhìn thấy cô ngối bất động, mặt trắng nhợt quay ra cửa. Cô y tá có đặc điểm đi rất nhanh và nhẹ, hầu như không bao giờ nghe tiếng bước chân, nhiều lần anh thiếu úy giật bắn mình khi cô đột ngột đứng sau lưng trong nhà chứa xác khi anh kiểm tra các dấu vết.
Sinh hoạt cá nhân rất lập dị: trong khu nhà xác có một nhà vệ sinh chia làm 2 cho nam và nữ, anh thiếu úy quan sát khu nữ không có dấu vết của người sử dụng, các lối đi cỏ mọc ngập, trong chỗ vệ sinh nữ cỏ mọc rất cao và dầy, không thể ngồi vệ sinh được, anh ta thắc mắc cô ta đi vệ sinh ở đâu?
Tất cả những thông tin trên anh đều báo cáo nhưng anh và cấp trên cũng chỉ nhận định cô y tá là một người có lối sống trách nhiệm với công việc và lập di trong sinh hoạt có lẽ do tính chất công việc, bản tính và điều kiện khó khăn thời chiến, không ai nghĩ đó là một hồn ma.
Một phần quan trọng mà mãi sau này mới được báo cáo sau khi cô y tá đột ngột mất tích đó là chuyện tình cảm của viên thiếu úy với cô y tá (lúc này việc này rất cấm kỵ, hơn nữa thời gian này mọi người đã biết mối quan hệ của anh với cô y tá khoa tim thận khớp): theo thời gian, cảm tình của anh với cô y tá nảy nở mặc dù khi tiếp xúc với cô anh vẫn thấy lành lạnh. Sự kín đáo của cô lại có sự quyến rũ của nội tâm và duyên thầm. Anh ta tìm cách tiếp cận thì cô ta luôn lẩn tránh. Những đòi hỏi bản năng không tránh khỏi trỗi dậy trong một người đàn ông khỏe mạnh bình thường, khung cảnh vắng lặng dẫn đến một lần anh đã ngỏ lời với cô y tá, cô cúi mặt không nói gì, viên thiếu úy sấn lại gần cô y tá và có những cử chỉ âu yếm, cô y tá đứng yên bất động, không chống cự, anh ôm ngang lưng cô gái áp mặt vào ngực cô gái nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng con tim thổn thức, chỉ có sự im lặng như mộ địa. Bàn tay viên thiếu úy lần tim dưới làn áo nhưng anh không hề thất cảm giác của bầu vú đàn bà, cảm giác dưới tay của anh là những dẻ xương sườn trơ chọi, nhớp nháp và có cái gì đó từ từ chảy như một dòng máu, anh rút tay ra thì cô gái lấy vạt áo như muốn lau tay cho anh. Hơi bàng hoáng, anh ôm cô gái và đặt một nụ hôn lên môi cô nhưng trời ơi, một mùi máu tanh nồng khủng khiếp làm anh suýt lộn mửa, anh vội rời cô gái về phòng. Anh buộc phải báo cáo chi tiết này khi được hỏi. Cũng chính từ cảm giác này viên thiếu úy hoang mang và bắt đầu có ý nghĩ hay cô gái này là một hồn ma?? Anh ta thực sự sợ hãi và đã để ý kiểm chứng: anh bí mật bất ngờ soi ánh đèn pin vào cô gái trong bóng tối thì quả nhiên không thấy bóng của cô trên tường nhà! Cùng với kết quả kiểm tra gói hành lý của cô gái anh nhận định chính cô gái là một hồn ma xâm phạm các xác chết trong nhà xác, anh thiếu úy rất sợ hãi và yêu cầu cho tổ trinh sát đến hỗ trợ.
2.Chi tiết sau khi sự việc quên lãng: Sau khi cô gái biến mất trong đêm, mọi người kinh hoàng ồn ào bàn tán, mọi chi tiết được hồi tưởng, thêu dệt. Nhà xác bệnh viện được củng cố lại, hàng rào chắc chắn xung quanh, cửa giả đóng lại có khóa hẳn hoi. Một tổ giải phẫu bệnh chuyển ra làm việc tại đây. Chiến tranh vẫn ác liệt, thương binh nhiều, cán bộ thuyên chuyển, mọi người quên dần câu chuyện.
Anh thiếu úy dược điều động về quân khu công tác, anh làm việc tại phòng tình báo. Viên thiếu úy hoàn toàn thay đổi tính cách. Anh ta trở nên u uất, trầm tĩnh lạ lùng, lúc nào cũng như ở một nơi xa lắm. Đặc biệt tuyệt nhiên anh ta không bao giờ nhắc đến câu chuyện về cô y tá, không hiểu do nguyên tắc bí mật (chắc không đúng vì việc này không nằm trong phạm vi cần bảo mật) hay lý do nào khác. Anh không bao giờ lại gần các cô gái; không yêu ai; không bạn bè, anh chỉ quan tâm đến bà mẹ của mình một cách thực tình mà thôi. Anh nhiều lần phải đi viện điều trị suy nhược thần kinh và mất ngủ nhưng không khỏi hẳn.
Khoảng 4 năm sau khi cô gái mất tích, lúc đó đất nước đã giải phóng nhưng vẫn còn rất khó khăn, anh chuyển về công tác tại tỉnh đội, lúc này đã là đại úy, anh đã tìm được địa chỉ chính xác của nhà cô y tá. Một buổi sáng chủ nhật, anh đạp xe theo địa chỉ nhà cô gái- một ngôi làng ven đường ở Đông Triều, sát Mạo khê. Ngôi nhà cô gái xây lẻ loi, nhỏ, thấp, vắng lặng. Chiếc sân chỉ có một lối mòn dấu chân người đi, chứng tỏ nhà neo người. Một bà già mở cửa tiếp anh. Viên thiếu úy ngày nào bàng hoàng sững sờ khi nhìn thấy cô gái trên bức ảnh treo trên bàn thờ. Ánh mắt sâu thẳm nhìn anh ẩn chứa sự nuối tiếc một việc làm chưa hoàn thành trong quá khứ. Bà mẹ cho anh biết cô Ngát là con một, bố cô đi bộ đội đã hy sinh, cô là con liệt sỹ nên không phải đi thanh niên xung phong. Tuy vậy cô vẫn đi làm y tá phục vụ chiến đấu. Mẹ bảo mày đi mà chết như bố mày thì ai nuôi bu? Cô cười nói, con mà chết con sẽ sống lại nuôi bu, con còn lấy chồng chứ. Ông thày trong làng có họ với bà nói số con này cao lắm, nó không chết đâu, cho nó đi. Thế là cô đi vào quân đội, phục vụ một đơn vị phòng không cao xạ thuộc Bộ tư lệnh phòng không không quân đóng quân ở Nam sách Hải hưng bảo vệ cầu Phú lương. Cô rất thông minh, cười nói luôn mồm, không ai giận được cô. Cô rất giỏi giang, khéo léo, chưa có người yêu. Cô mất bà rất buồn, chỉ mong đến ngày sang thế giới bên kia gặp chồng và con. Anh thiếu úy năm nào lặng lẽ thắp hương cho cô y tá. Trong bức ảnh, mặt cô y tá bừng sáng không còn nhợt nhạt và như nở một nụ cười. Bà mẹ giữ anh ở lại ăn cơm nhưng anh từ chối, anh lên xe đạp về đơn vị. Mấy năm sau, bà mẹ cô gái mất. Ngôi nhà không ai ở nữa, thỉnh thoảng có người cháu thăm nom. Anh đại úy có để lại mấy trang viết về việc này cho bộ phận bảo vệ nội bộ. Rối anh ra quân, không ai còn biết anh này bây giờ nơi đâu.
3. Nhận định của chuyên gia tâm linh thuộcTrung tâm nghiên cứu tiềm năng con người- Bộ quốc phòng:
Những linh hồn mạnh ở những người thông minh nhanh nhẹn khi sống luôn có khả năng cảm giác nhận thức được số mệnh (sống khôn thì chết mới thiêng). Khi linh hồn không chấp nhận những cái chết quá đột ngột, dường như cái chết trái với số mệnh thì linh hồn này thường phản ứng mạnh mẽ, không siêu thoát được nên cứ lẩn quất trên dương thế, tìm đường sống lại, có trường hợp quay lại gây hại cho họ hàng người thân, bắt người thân đi cùng. Cô Ngat chết đột ngộit khi còn trẻ nên có thể trong trường hợp như vậy.
Muốn tái sinh trong vòng luân hồi thì linh hồn phải ra đi trong một thân xác nguyên vẹn, nếu linh hồn bị thoát ra từ thân xác không nguyên vẹn (chết không toàn thây) thì linh hồn không thể tái sinh trong vòng luân hồi được (Vì thế ngày xưa khi giết kẻ thù các chiến binh thường phân thây xé xác để kẻ thù không sống lại mà trả thù được). Vì vậy nên linh hồn cô Ngát có thể cố đi tìm sự toàn vẹn của thân xác để tái sinh như lời hứa về nuôi mẹ.
Sự kiện viên thiếu úy đến thắp hương cho cô Ngát là hành động cuối cùng mà linh hồn cô Ngát thúc giục để khép lại một hình trình thất bại tìm lại thân xác, cô đã mỉm cười siêu thoát. Các linh hồn đã yên nghỉ ngàn thu. Cô đã gặp lại mẹ và cha cô.