Truyện ma khi đi làm của kỹ sư Thủy Lợi – Tác Giả No.Reaseon2 ( Nguồn Voz )
Tập 14: Chuyện đi thực tập đia chất
Trong tất cả các thể loại kỹ sư, từ ông kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công, kỹ sư giám sát … thì cái thể loại vất vả nhất, khổ cực nhất, khốn nạn nhất là ông kỹ sư địa hình và địa chất, gọi tắt là trắc đạc và trắc địa. Vất vả là thế, nhưng phải thừa nhận rằng, những người đặt những viên gạch đầu tiên, đặt những phép tính đầu tiên cho công trình là những người kỹ sư đạc địa.
Trắc địa là một ngành khoa học về Trái Đất, cụ thể là đo đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình và địa chất, nằm trên bề mặt và trong lòng Trái Đất nhằm vẽ lên mặt phẳng giấy hay còn gọi là bản đồ.
Nói cho có vẻ chuyên ngành là như thế, nhưng công việc của các ông này là ra ngoài thực địa, bằng một cách nào đó , có thể là ngắm nhìn, có thể là đào bới lên, để sau biểu diễn tất cả những thứ nằm trên mặt đất ( hay trong lòng đất ) ra giấy.
Dấu hiệu nhận biết : Khi ra ngoài đường, trong khi trời nóng như đổ lửa, các ông cứ nhìn thấy mấy đồng chí đầu đội nón công trường ( đôi khi là nón lưỡi trai, nón lá, mà đôi khi cũng đếch cần nón ), trong đó có một ông đứng trước tay cầm 1 cái gậy có sơn xanh đỏ chống thẳng ( mia ), thỉnh thoảng buồn ngủ quá thì tựa mẹ cả người vào mia, đôi mắt thì lờ đờ nhìn ra một khoảng xa xa, trong đầu nghĩ cái gì thì tôi cũng đếch biết. và thêm một ông nữa đứng cách khoảng mấy chục mét, tay cầm cái sổ ghi ghi chép chép, mắt thì nhòm vào một thứ giống giống máy ảnh ( máy toàn đạc ), đít cong cong hình chữ S, thỉnh thoảng quặm mặt lại, mồm chửi : Địt mẹ dựng thẳng mia lên, giữ yên đi .; là lúc đó ảnh đang chửi cái ông đang lim dim mắt nhìn vào một cái gì đó xa xa ấy ( thường là các ông mới ra trường ), thì đó chính là các kỹ sư trắc địa của chúng ta.
( Ảnh lấy trên mạng )
Còn về đội địa chất : Là mấy ông chân tay, mặt mũi bao giờ cũng lấm lem bùn đất, dù trời nắng hay trời mưa vẫn đứng bu xung quanh một cái máy ba chạc cao khoảng 5m ( máy khoan địa chất ), thỉnh thoảng hô lên vài câu như : đm tới đá rồi, đm khoan mãi toàn cát…, thì đấy là mấy ông kỹ thuật địa chất.
Nói luyên thuyên nãy giờ để các ông hình dung sự vất vả bước đầu của nghề kỹ sư trắc đạc này.
Các ông lưu ý , đó là tôi nói mới chỉ là bước đầu về sự vất vả của cái nghề này. Những câu chuyện sau đây tôi kề sẽ giúp các ông hình dung rõ ràng hơn, có một cái nhìn bao quát hơn về cái nghề kỹ sư này.
Bắt đầu từ ngày còn là sinh viên…
Cái nghề này nó vất vả ngay từ bước hồi còn là sinh viên ( mà sinh viên Thủy Lợi cái địa chất là nhẹ nhất rồi ). Khi chúng tôi vẫn là những cô cậu ăn sung mặc sướng, cuối tháng nhận tiền đều đều từ gia đình gửi lên, thì bống nhiên vào một ngày đẹp trời, độ khoảng tháng 12, được thầy giáo thông báo rằng : Sang tuần đi thực tập ở Đồng Mỏ.
Ngày trước nữa ở trường Thủy Lợi, cách cái thời của bọn tôi độ hơn chục năm thì cái tiết mục thực tập địa chất này nó kéo dài khoảng 1 tháng ở Lạng Sơn. Đến cái thời bọn tôi và các khóa sau, có lẽ các thầy cũng đã già, cũng chán đi vòng vòng quanh cái đất Đồng Mỏ, ăn chán cơm bụi ở Lạng Sơn nên có lẽ rút ngắn còn 1 tuần.
Ngày ấy còn là sinh viên nên háo hức lắm, lần đầu tiên đi xa khỏi cái đất Hà Nội ( quê ở Thái Bình lên Hà Nội là xa lắm rồi ), thằng nào cũng háo hức, đi thực tập mà các ông tướng cứ vui như đi phượt. Do có kinh nghiệm từ các khóa trước, nên lỉnh kỉnh chuẩn bị quần áo, chăn màn, dụng cụ cá nhân, ông nào kỹ hơn thì thếm cả thuốc chống ghẻ ( sinh viên mà, ông nào khi ra trường thì trên người cũng có một vài nốt ghẻ cả hắc lào kèm theo một trái tim rỉ máu vì những cuộc tình dang dở đéo đâu vào đâu )
Đi mất khoảng 4h từ Hà Nội lên Đồng Mỏ, lên đến nơi là khoảng 5h chiều.Do có mối liên lạc từ trước nên lên đến nơi thì các ông nam bố trí ở nhà bà Hà, các cô nữ ở nhà của một bà bên cạnh, sát vách luôn. Từ đó mới lòi ra mấy trò thú vị ( kể sau ).
Sinh viên nam lớp tôi được bố trí 2 phòng trên tầng 2, mỗi phòng độ 20m2 và khoảng 15 thằng nằm chen chúc nhau như lợn con. Anh em nhanh chóng thu xếp chỗ ăn ở để sáng mai đi thực tế.
Do quen thân từ lúc ở ký túc với nhau nên tôi với mấy thằng nữa nằm chung một góc ở phòng phía sau. Trong nhóm đó có thêm một anh Thiên Hà Giang, ảnh học môn này tới 3 lần mà chưa qua nên đợt này đi học cùng bọn tôi. Ảnh ở sát vách phòng ký túc, học thì trượt lên trượt xuống nhưng mỗi lần đi tán gái ảnh toàn nói phét đang làm luận văn cao học. chính có nhiều kinh nghiệm học lại môn này nên ảnh mới bày trò cho mấy anh em trong lần đi thực tập.
Ban ngày thì thầy giáo dẫn đi vòng quanh mấy cái làng Lũng Cút, với mấy cái làng quanh quanh ở Chi Lăng, đến mấy cái núi đá vôi, mấy hang địa chất, đứng đó phân tích khoảng 30 phút rồi cả đám lại vòng đi chỗ khác. Tôi vẫn nhớ nhất câu ông thầy phân tích rồi bắt học thuộc khi lên bảo vệ : Làng Lũng Cút xưa là 1 phễu cát–tơ, qua quá trình kiến tạo, bào mòn gì đấy thì giờ đây nó biến thành cái làng. ^^
Đi thực địa khoảng 3 ngày mòn cả dép, mỗi ngày đi bộ cỡ 10 cây số mà đã thầy oải lắm rồi ( ai ngờ sau này đi làm còn đi những nơi oải hơn ), mấy ngày sau sinh viên được ở nhà làm bài báo cáo.
( Ảnh hồi tôi còn sinh viên ất ơ )
Tối hôm ấy, khi buổi sáng đi thực địa về, do có một đồng chí nhà ở gần đấy nên anh em rủ nhau về nhà hắn uống rượu ngô với thịt gà đồi, thêm ít thịt chó mua ở thị trần nữa.