[Uỳnh!!!]
Một tiếng sét chói tai vừa vang lên trong đêm trời mưa gió,tiếng sét làm ông Đương phải bừng tỉnh khỏi giấc ngủ quên.
Vừa rồi trên cái võng trước hiên nhà,ông đã ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay,trong cơn mơ màng,ông Đương thấy người vợ quá cố của mình đứng bên cạnh gọi ông dậy đi tìm thằng Tâm,nét mặt bà lúc đó vô cùng lo lắng. Còn chưa biết rõ chuyện gì trong mơ thì tiếng sét ban nãy đã làm ông Đương tỉnh giấc.
Ngó nhìn ngoài trời bấy giờ đang mưa tầm tả,ông Đương đứng dậy bước vào nhà sau,nơi đặt cái giường tre mà thằng Tâm vẫn ngủ mõi ngày ở đó,nhưng lúc này trên chiếc giường tróng không,vội đi vào buồng ông Đương gọi bà Tình:
-Bà! Bà nó ơi,Thằng Tâm chưa về nữa hả?
Đáp lại ông Đương lúc này chỉ là tiếng ngáy ngủ của bà Tình. Bước ra nhà trước ông ngồi xuống bàn rồi lầm bầm một mình,nét mặt có phần lo lắng:
-Thiệt tình cái thằng này!! Đi đâu mà giờ chưa chịu về nữa,mưa gió vậy làm sao mà đi tìm đây?
Dứt câu ông đưa tay lấy ấm trà rót ra ly,thì nhìn thấy đống cơm mà khi nãy thằng Tâm làm đổ ra bàn,ông Đương tặc lưỡi:
-Chậc! Cái bà này vậy mà cũng không chịu dọn đống cơm này dùm nữa,làm biếng dữ thần vậy không biết.
Vừa lầm bầm vừa đưa tay nhặt cơm bỏ lại vào tô,chợt ánh đèn dầu phản chiếu vào mớ cơm vun vãi trên bàn ông đương thấy có gì đó lấp lánh li ti,bóc một nhúm cơm đưa lại gần sát cây đèn dầu thì ông phát hiện trong cơm có cát. Lúc này thì ông mới hiểu tại sao khi nãy thằng con mình một mực không chịu ăn tô cơm này. Nhưng tại sao trong cơm lại có cát? Ông Đương liền nghĩ ngay đến bà Tình. Đứng dậy đi nhanh vào buồng kéo mùng bà Tình dậy,ông giận đến độ dựt đứt mấy sợi dây buộc mùng:
-Dậy! Bà dậy ngay cho tôi!
Lim dim đôi mắt tỉnh giấc vì nghe tiếng chồng gọi,bà Tình đáp lại ông Đương với giọng còn hơi thèm ngủ:
-Nửa đêm,nửa hôm ông mần gì mà um sùm vậy?
Ông Đương quát:
-Tôi hỏi bà tại sao trong tô cơm thằng Tâm lại có cát? Bà làm phải không???
Bà Tình chợt bừng tỉnh vì câu hỏi của chồng,cũng nhớ ra trước khi ngủ mình quên dẹp đống cơm đó,miệng lắp bắp:
-Ơ…Cát…cát gì?
Ông Đương chỉ tay vào mặt bà Tình nghiến răng dữ tợn nói:
-Không bà thì ai hả? Bây giờ tôi đi tìm con,một lát về hỏi tội bà sau!
Dưới trời đêm đang mưa như trúc nước,ông Đương hòa vào cơn mưa hối hả chạy khắp nơi tìm đứa con. Tiếng gọi “Tâm ơi” của ông lâu lâu lại cứ vang lên trong đêm tối,nhưng đáp lại ông chỉ có âm thanh tí tách của mưa rơi. Mặc kệ những cơn gió lạnh xé da xé thịt,cứ vậy mà ông chạy tìm Tâm đến tận gần sáng hôm sau,nhưng mãi đến giờ vẫn chưa tìm ra được thằng bé.
[……]
Trời bấy giờ đã tạnh hạt,ở xa xa tiếng gà gáy cất lên báo hiệu một ngày mới nữa lại đến. Ông Đương bước về nhà với thân thể ước sũn,hai bờ môi tím rịm vì lạnh,nét mặt ông hiện rõ sự mệt mõi,bấy giờ đây không hiểu sao trong lòng ông cảm thấy bất an vô cùng,như linh tính mách bảo ông có chuyện gì rất xấu sắp xảy đến.
Thấy ông Đương đi tìm thằng Tâm cả đêm mà vẫn không tìm được,bà Tình liền đến vờ an ủi:
-Trời ơi! Hơi sức đâu mà ông đi kiếm nó,có khi nó ghé nhà ai ngủ qua đêm rồi hổng chừng. Thôi vô thay đồ đi,tướng ông tôi thấy là bệnh chắc rồi đó,dầm mưa cả đêm luôn mà…
Ông Đương quay sang nhìn bà Tình bằng đôi mắt giận dữ,khiến bà sởn hết cả da gà,nhưng bấy giờ thì ông cũng chẳng còn sức lực nào để mà quở trách bà Tình nữa. Bất chợt lúc này có tiếng gọi bên ngoài,nghe như rất hối hả:
-Chú Hai Đương ơi!!!
Tiếng gọi chưa dứt hết âm thì bóng dáng thằng Mười Móm đã chạy ùa vào nhà ông Đương,thân thể nó dính đầy bùn đất,nét mặt lộ rõ sự sợ hãi,nó lắp bắp nói không ra hơi vì vừa phải chạy thục mạng:
-Chết…Chết rồi! thằng…thằng….
Bà Tình cắt ngang:
-Ông nội cha mày chết hả gì mà chết chết? Có gì từ từ nói coi,có ai dành nói với mày đâu mà gấp dữ vậy?
Mười cố thở đều lại rồi nói,nhưng miệng nó vẫn lắp bắp:
-Thằng…Thằng Tâm…Treo cổ chết ở hàng cây bạch đằng ngoài đồng rồi!
Ông Đương ghe câu nói của Mười như thể sét đánh ngang tai,không nghĩ ngợi gì ông liền chạy một mạch ra nơi thằng Mười vừa nói. Riêng bà Tình vẫn còn nghi ngờ,thấy thằng Mười tính chạy theo ông Đương bà kéo áo nó lại hỏi:
-Mày nói thật không? Ổng đang quạo đủ thứ chuyện đó,tụi bây mà thông đồng gạt ổng ổng đánh cho què dò cả lũ thì gáng chịu à nghe!
Mười nghe bà Tình hỏi thì liền đáp:
-Trời ơi chuyện vậy sao con dám giỡn! Sáng nay con ra đồng thì thấy cái gì treo tòn ten trên nhánh cây bạch đằng,đi đến gần thì…Mà cô không tin thì đi ra ngoài đó mà coi thử!
Lúc này bà Tình không hiểu sao lại lạnh hết cả sống lưng,nhưng vẫn cố ra vẻ bình tĩnh nói:
-Tao ra ngoài đó mà không có gì thì tụi bây chết với tao!
Lúc bấy giờ ông Đương đang dóc hết sức chạy ra hàng cây bạch đằng,trong đầu ông thầm mong những gì thằng mười nói không phải là sự thật.
Nhưng khi đến nơi thì ông như chết lặng với cái viễn cảnh trước mặt mình,xác thằng Tâm treo lủng lẳng trên một nhánh cây bạch đằng,thân thể nó giờ đây trắng bệt vì phải hứng trọn cơn mưa đêm qua.
Ông Đương đứng ngớ người ra như trời trồng,đến mãi một lúc sau thằng Mười đến thấy vậy thì mới trèo lên cây đưa xác Tâm xuống. Lúc này bà Tình đứng lấp ló ở phía sau một cây bạch đằng cũng không dám tin rằng thằng Tâm treo cổ tự tử.
Quả thật khi con người ta làm điều xấu thì hay chọt dạ,tuy là bà Tình không dám đến gần xác của thằng Tâm,nhưng từ khi bước chân đến đây thì dường như bà cảm thấy có ai đó đang nhìn mình,sống lưng cứ khẽ lành lạnh.
Mấy hôm sau cái chết của Tâm thì ông Đương bị sốt nằm liệt trên giường mà chẳng còn biết trời trăng gì nữa,người dân trong vùng thì đồn đoán đủ kiểu về chuyện thằng Tâm,không hiểu sao một đứa nhóc 14-15 tuổi lại có thể treo cổ tự tử chết thảm như vậy,người thì nói rằng do nó bị trêu chọc nhiều nên sinh ra buồn tủi,người thì đồn nó bị bà Tình ngược đãi nên uất hận tự kết liễu đời mình,bàn tán là để có câu chuyện cho họ nói với nhau vậy thôi,chứ thật ra thì cũng chẳng có ai dám mạnh miệng khẳn định tại sao thằng Tâm lại tự tử như vậy cả.
Cũng từ ngày hôm đó,bà Tình luôn cảm thấy thấp thoảng lo âu,ăn không ngon,ngủ cũng chẳng bao giờ đủ giấc. Ngày nào bà cũng ra cái nấm mộ đất vừa mọc ở sau nhà,nơi chôn thằng Tâm mà khẩn vái.
-4 bữa nay ông chưa ăn gì rồi,coi cố ngồi dậy ăn miếng cháo đi cho nhanh hết bệnh để còn đi mần mụn gì nữa chứ,tính nằm đó hoài sao?
Dưới cái bóng đèn dầu hiu hắt,bà Tình vừa mang cháo vào buồng để gọi ông Đương dậy ăn,nhưng hôm nay có lẽ cũng như mấy hôm trước,ông Đương vẫn nằm im bất động cứ như người chết,không có bất cứ động tĩnh gì. Đặt tô cháo lên giường bước ra ngoài bà Tình lẩm bẩm:
-Mệt mỏi cái nhà này quá trời đi,còn nằm đó nữa thì ngày mai tôi khăn gói đi luôn cho coi!
Bất chợt lúc này ở phía nhà sau phát ra tiếng sáo,tiếng sáo văng vẳng lúc gần,lúc xa,khiến cho bà tình sởn hết cả gai óc. Bà Tình biết rõ cái giai điệu kia là của ai,nên nét mặt bà lúc này trắng bệt,cắt không nhỏ nổi máu. Phải,tiếng sáo kia là của thằng Tâm.
Mặc dù sợ đến độ muốn thót tim ra ngoài,nhưng vì tò mò,nên bà Tình vẫn bước run run ra sau bếp,đứng bên cánh cửa ván nhà sau,bà kê sát mắt vào cái khe hở của cánh cửa để nhìn ra ngoài,nhưng rọi vào mắt bà là một không gian tối mịt,chẳng có gì ngoài tiếng sáo vẫn du dương bên ngoài. Bà Tình thở một hơi mạnh cố lấy lại bình tĩnh rồi hô lớn:
-Ai mà đêm hôm khuya khoắt ở sao nhà tao thổi sáo vậy? Tao ra tao đập chết bây giờ,thứ phá làng phá xóm!!!
Bà Tình vừa dứt câu thì tiếng sáo kia cũng ngưng vang lên,làm cho cái suy nghĩ rằng ai đó đang chọc phá mình là thật. Mạnh dạng hơn bà tính mở cửa để tiến ra ngoài,nhưng mãi hì hục vẫn không có cách nào mở được cánh cửa ván,bà Tình lẩm bẩm một mình:
-Kỳ khôi vậy ta,cái cửa này bữa nay sao dở chứng vậy,mới nãy còn đống mở bình thường mà…
Cố mãi vẫn không mở được bà Tình đành bóp bụng quay lại nhà trước,nhưng vẫn không quên lớn giọng nói ra ngoài:
-Con cái nhà ai thì về ngủ đi à! Tao mà nghe tiếng sáo nữa là tao ra đập bây mềm xương đó!
Dứt câu,đoạn bà Tình quay lưng đi ra nhà trước được một lúc thì cánh cửa sau tự động mở ra,thấp thó bên ngoài lúc này là hình bóng một đứa nhỏ gầy gò,khuôn mặt trắng bệt,đôi mắt đen tuyền sâu hun hút,miệng nó mở ra một nụ cười ma quái rợn người rồi dần biến mất trong màn đêm.
[……]
“Trả tô cơm cát,trả bát cơm thừa!
Trả tô cơm cát,trả bát cơm thừa”
Trời chỉ vừa mới hừng sáng thì ở trước nhà ông Đương có một con chim sáo đen kêu lên in ỏi,nó cứ mãi lặp đi lặp lại một câu “Trả tô cơm cát,trả bát cơm thừa”. Tuy là tiếng con chim phát ra nghe không được rõ cho lắm,nhưng cũng đủ khiến bà Tình đang nằm trong buồng lạnh hết sống lưng.
Nằm nghe con sáo hót in ỏi mãi một câu khiến bà Tình từ sợ chuyển sang nóng giận,bước ra khỏi buồng thấy trời lúc này đã sáng,bà Tình lục đục ở sau bếp lấy khúc củi,tính là ra trước ném đuổi con sáo bay đi. Đoạn bà tình mở cửa trước,trên tay cầm một khúc cây đi xong xong ra thì vô tình vấp trúng thứ gì vào chân,ngó xuống nhìn thì mới biết mình vừa đá phải một cái tô cơm,cơm vun vãi hết ra đất,tô cơm nhìn rất quen,có hai cái viền xanh tròn xung quanh và bị mẻ một ít. Chợt bà Tình như chết lặng nửa phần thân sau khi nhớ ra đó là tô cơm thằng Tâm lúc còn sống hay dùng để ăn.
Đưa bàn tay run lẩy bẩy nhặt tô cơm lên xem thì bà Tình thấy rõ ở đáy tô vẫn còn một ít cát động lại,phần cơm đổ ra đất thì dường như đã ôi thiu,bốc lên một mùi hôi chua nhè nhẹ.
Lúc này thì bà Tình tin chắc rằng chẳng có ai trêu chọc mình cả,mà là thằng Tâm,chính nó hiện hồn về đây để mà quấy phá bà. Nghĩ đến đây thì bà Tình ngước lên cái cây nhãn trước nhà tìm con sao ban nãy,nhưng nó đã bay đi tự bao giờ,đoạn bà Tình đứng dậy đi vào nhà bằng đôi chân run run,miệng bà lầm bầm:
-Nam Mô A Di Đà Phật,Nam Mô A Di Đà Phật.