Chương 1:
“Đắng lòng cho kiếp làm dâu
Tối ngày nghe mắng ù đầu nhức tai
Đúng là cái số an bài
Làm thân phụ nữ có ai an nhàn
Ngày làm không tiếng thở than
Tối về hầu hạ cơm canh ngọt bùi
Nữa đêm nuốt lệ cười tươi
Tấm thân âu yếm làm vui cho chồng.”
– Trời đất quỷ thần ơi, mày cho tao ăn cái gì đây hả con kia, trời ơi là trời, nhờ nó nấu có mỗi cái nồi cơm, rồi kho giùm cái nồi cá thôi hà mà nó cho tui ăn cái gì đây trời.
Giọng của mụ Tư Loan vang lên giữa buổi trưa nắng nóng, như một lẽ quen thuộc. Giờ này đương là giờ cơm, có lẽ là bà ta lại đang đay nghiến đứa con dâu. Có người chậc lưỡi thương xót, có kẻ lại thích nhào ra cửa hóng hớt chuyện nhà người. Chỉ thấy cô con dâu kia khúm núm cúi đầu, hai mắt ngần ngận nước, giọng thì lí nhí nói:
– Con nào dám đâu thưa má, con làm theo lời má chỉ con mà…
– Mày còn dám cãi tao hả cái con mất dạy này?
“Xoảng!”
Dứt câu chửi, Tư Loan tiện tay quăng cái đĩa đựng đồ ăn thẳng vào mặt Thùy Dương. Nhưng mau thay nó không trúng vào người cô mà bay lệch sang một bên rồi rơi xuống đất vỡ tan tác, còn đồ ăn thì văng tung tóe dính hết lên người cô. Cả bộ bà ba được may bằng loại vải lụa đắt tiền mỏng dính, giờ lại dính thêm dầu mỡ mà bết bết lại dính vào da thịt cô nhìn rất dơ bẩn. Thế nhưng người con gái ấy chỉ biết lặng thinh, cô cố nén đi sự tủi nhục mà cúi xuống nhặt những mảnh vỡ. Ấy vậy nhưng mụ Tư Loan dường như vẫn chưa hả dạ và quyết không buông tha cho cô mà tiếp tục chửi bới:
– Người ta cưới dâu con về thì ngày này qua tháng nọ đều có cơm ngon canh ngọt mà ăn, còn tui thì cưới dâu về cho ăn sung mặc sướng, lâu lâu mới nhờ nó nấu cho nồi cơm thôi mà nó làm cũng không xong. Nấu cơm thì cơm hẩm cơm hiu toàn thóc với mành trấu nổi lềnh phềnh, kho nồi cá thì nó mặn còn hơn là té muối.
Nói đoạn mụ Tư Loan đứng dậy bước xuống khỏi bộ ngựa, hai tay mụ quơ quào liên tục nào là tô cơm, tô canh vẫn còn nóng bốc khói cùng với chén mắm tôm và vài món khác trên mâm trộn lẫn vào nhau. Sau đó mụ nhanh chân tiến đến chỗ Thuỳ Dương đang lom khom nhặt từng mảnh đĩa vỡ, chẳng nói chẳng rằng mụ đứng chần ần cứ như là tượng trước mặt mà thẳng thừng đổ ụp cái tô cơm canh hỗn hợp kia lên đầu Thuỳ Dương, sau đó thì phùng mang trợn mắt nghiến răng nghiến lợi mà nói:
– Đúng là cái thứ cả ngày chỉ biết cắm mặt vào mấy cây lúa với lóc thịt người là giỏi, nhờ làm có chút việc mà cũng làm không xong. Bà mà biết mày vô tích sự như thế này thì ngày đó tao chả đồng ý, mà cưới mày về làm dâu trong cái nhà này làm gì cho tốn cơm tốn gạo nhà tao.
Đang chửi hăng say là thế, tự nhiên mụ ta ngừng lại khi nhìn thấy một bóng người lọ mọ đi từ cổng vào. Nhận ra đó là ai, thái độ của mụ ta liền thay đổi tức khắc. Sự hung tợn được che lấp bởi sự dịu dàng, mụ ta ra chiều như thương dâu con lắm mà cầm tay Thùy Dương nhẹ nhàng nói:
– Con làm chi cho cực vậy? Thôi lỡ đổ bể rồi để đó má kêu sấp nhỏ nó dọn cho.
Nói rồi mụ ta chạy biến vào trong buồng, bỏ mặc cô ở lại vẫn chưa hiểu chuyện gì. Miệng thì mụ ta làm bộ thương con, gông cổ lên mà nói cho to cho có để người bên ngoài nghe thấy mà không đánh giá, không nói mụ hà hiếp con dâu chứ thật ra thì trong lòng mụ nghĩ gì, làm gì thì ai mà chẳng biết. Mãi đến khi bóng lưng của mụ Tư Loan đi khuất rồi, lúc này Thùy Dương quay lại và nhìn thấy người đang đứng phía sau mình thì mới vỡ lẽ. Ấy chứ là ông Hai, cha của cô. Cô nhìn thấy ông đứng ở bậu cửa tự bao giờ, đang nhìn chằm chằm vào cô mà nét mặt ông đượm buồn. Thấy cha lên thăm, cô vội đứng dậy chạy ra đón ông vào nhà.
Ông Hai rơm rớm nước mắt vừa nói vén mái tóc rối bù của con gái, nhìn thấy con gái lấy chồng xa. Mang tiếng làm dâu nhà cao sang quyền quý là thế, vậy mà cuộc sống thì lại chẳng khác gì là một con ở. Xót ruột thương con nhưng ông cũng chỉ biết ngậm ngùi mà an ủi con gái.
– Thôi thì ráng lên con, mới về nên còn chưa vừa ý. Ráng chiều theo ý chị xui đừng có dại mà cãi lại nghen. Ngày một ngày hai không ưng thì một năm, hai năm cũng vừa. Từ xưa tới giờ cái cảnh mẹ chồng con dâu nó vậy rồi, tía thì tía cũng thương cũng sót con lắm nhưng biết làm sao bây giờ.
Ông chỉ mong sao sau ngày hôm nay thì ông bà thông gia sẽ hiểu và đối xử với con gái ông tốt hơn. Ngồi được một lúc thì ông nghe có tiếng nói oan oan từ ngoài ngõ vọng vào.
– Trời đất ơi anh xui, sao anh lên mà không báo trước cho dợ chồng tui một tiếng, đặng còn biết mà kêu sấp nhỏ nó ra bến xe nó đón. Thiệt tình chớ, nắng nôi thế này mà để anh lóc cóc đi bộ đến nhà thế này thiệt là ngại quá.
– Dạ không sao đâu chị xui, tui đi bộ riết cũng quen rồi. Từ đó về đây cũng chỉ có đoạn ngắn ấy mà.
Ông Hai vừa mới bước vào trong còn chưa kịp ngã mũ, chợt ông nghe có tiếng của bà Hai Lan vang lên sau lưng thì liền quay lại nhìn bà mà nói. Nghe xong không để cho ông Hai nói thêm, bà Lan liền bước nhanh vào trong vừa tháo nón bước lại chỗ cái bàn trà, bà vừa nhìn ông Hai mà hỏi dồn
– Nhưng mà có gì thì có chứ, anh lên mà không báo để sấp nhỏ nó đón. Già cả rồi mà đi nắng nôi vậy ngộ nhỡ có chuyện gì thì sao. Mà anh lên thăm cái Dương hay là có việc gì không anh Hai.
Bà Lan vừa nói vừa rót nước vào ly cho ông Hai, đón ly nước từ tay bà Lan, ông Hai từ tốn đáp.
– Dạ chẳng dám giấu gì chị xui, tui lên đây trước là để thăm con thăm cháu. Sau là vì chuyện của con Dương nhà tui.
Bà Lan nghe ông Hai nhắc đến Thùy Dương thì lúc này mới bật ờ ra mà hướng mắt nhìn sang, chợt thấy mặt mũi cô bầm dập xưng húp cả lên, tóc tai rối bù thì liền đứng dậy đi sang đứng bên cạnh cô, vừa lấy dầu thoa lên những chỗ tím bầm vừa gặn hỏi.
– Thế cái Dương làm sao thế hả con, sao mà mặt mũi lại xưng húp lên thế kia hả. Sao có chuyện gì nói má Hai nghe coi, tao mới đi có mấy ngày mà sao mặt mũi đã xưng ú ù thế này. Mà sao cơm canh lại đổ đầy ra thế này, lại có đứa nào lóng ngóng tay chân đấy phỏng.
Thùy Dương nghe bà hỏi vậy thì nhỏ nhẹ đáp.
– Dạ thưa má Hai, do con bất cẩn nên té thôi ạ. Con không sao đâu má. Dạ thôi má ngồi nói chuyện với tía, con xin phép xuống dưới con làm lại mâm cơm khác cho má.
– Ơ hay cái con này, cơm nước cái gì. Con ngồi im đây cho má, từ lúc về làm dâu nhà này má đã nói rõ ràng rồi, nhà có người hầu người ở. Cơm nước giặt giũ để chúng nó lo, mấy cái chuyện đó là của người ở người làm, má mướn họ về làm công trả tiền chứ có phải mướn về rồi bắt con làm đâu.
Nói đoạn bà quay sang nhìn ông Hai mà nói.
– Thế rốt cuộc là có chuyện gì mà để anh phải lặn lội lên đến tận đây vậy anh Hai, rồi con bé nó làm sao.
Ông Hai nghe bài Lan hỏi vậy thì khẽ hướng ánh mắt sang nhìn con gái rồi ôn tồn nói.
– Dạ chẳng giấu gì chị Hai, số là mấy hôm rài tui nằm mơ thấy má sấp nhỏ về báo mộng. Mà nào giờ tui có mộng mị cái gì đâu, tự dưng mấy nay thấy bà về bà bảo cái Dương nó khổ, nên hối thúc tui lên xem nó thế nao.
Nói đoạn ông thở dài một tiếng rồi tiếp.
– Chị cũng biết cha mẹ sanh con ra thì có thần giao cách cảm mà, má nó mất sớm. Tui bỏ nghề rồi gà trống nuôi con, nuôi dạy đến từng này thì chỉ cần nghe qua giọng nó thôi là tui cũng hiểu nó bị gì rồi. Sót ruột thương con nên tui mới phải lặn lội lên đây, rồi giờ nó như thế nào thì chị cũng thấy đó. Mặt mũi tím bầm, quần áo thì lấm lem thế kia. Thử hỏi có ai làm cha làm mẹ nhìn thấy con mình đi làm dâu nhà người, rồi bị như thế này mà không thương không sót cho được.
– Thú thật với anh là cả tháng rài tui ở bên kia không có sang đây nên cũng không có biết, vừa rồi có sấp nhỏ nó chạy sang báo là có anh lên chơi nên tui mới biết rồi sang ngay.
Bà Lan vừa nói vừa đưa tay xoa nhẹ những vết tím bầm trên mặt Thùy Dương, nghe vậy ông Hai lại nói.
– Thiệt tình thì tui cũng không có biết gì, chẳng qua thấy sao thi tui nói vậy. Còn chuyện nó ra làm sao, bị thằng Lâm nó đánh hay là thế nào thì phải hỏi rồi mới rõ. Chứ tui thì tui cũng không có trách móc gì anh chị đâu. Chị đừng có hiểu lầm mà tội nghiệp tui nghen.
– Dạ không có đâu anh, tui nào có dám nghĩ gì đâu. Tui thấy cái Dương mặt mũi bầm dập thế này tui cũng thương, cũng sót lắm chứ. Không biết cớ làm sao mà thằng Lâm nó lại đánh vợ thành ra như thế này, cái thằng này cũng thiệt tình. Bậy hết chỗ nói.
Ông Hai vừa nói dứt lời thì bà Lan liền vâng dạ nói thêm vài câu, sau đó bà quay sang nhìn chị Dương mà hỏi nhỏ.
– Thế cả tháng nay má sang bên kia, ở bên này thằng Lâm nó đánh đập con có đúng không.
Thùy Dương nghe nhắc đến anh Lâm chồng cô thì liền xua tay lia lịa mà khẽ đáp.
– Dạ không có đâu má Hai, anh Lâm ảnh thương con lắm, ảnh không có đánh đập con gì đâu. Là do con bất cẩn nên té thôi má.
– Không phải thằng Lâm, vậy thì là ai. Con đừng có giấu má, cái này rõ ràng là bị đánh. Trên mặt còn in hẳn năm ngón tay rành rành đây mà té là té thế nào được, con cứ nói thật đi là ai đánh con. Thằng Lâm đánh có đúng không?
Bấy giờ nhìn Thùy Dương cứ ấp a ấp úng không nói nên lời thì bà Lan gắt giọng quát lớn hơn. Thấy bà quát như vậy cô giật mình vội quỳ sụp xuống đất mà nói.
– Dạ không có đâu má Hai, là…là do con bất cẩn nên té thôi chứ không có ai đánh con hết mà má.
Lúc bấy giờ mụ Tư Loan đang đứng nấp sau tấm rèm bên trong buồng, mụ thấy bà Lan gắt gỏng như vậy thì có chút hoảng. Mụ sợ chị Dương sẽ khai ra là mụ ta đánh đập chị suốt mấy ngày qua, còn đang định bước ra thì thấy chị Dương quỳ gối một mực bảo là do bất cẩn mà té thì mừng ra mặt. Mụ ta thầm nghĩ.
” Coi bộ mày cũng biết điều đấy, mày mà khai ra là tao đánh thì mày xác định là chết chắc rồi con ạ. ”
Nói về bà Lan, thì bà vốn là vợ cả của ông hội đồng Tâm. Là nhà hội đồng có tiền, có quyền có thế trong làng thời bấy giờ, nếu nói nhà hội đồng Tâm giàu có, hiền lành và cả độc ác đứng thứ hai. Thì đảm bảo chả có cái đứa mả mẹ nào mà dám đứng ra vỗ ngực xưng tên ông đây đứng thứ nhất, ấy chứ nói đi thì cũng phải nói lại. Bảo nhà ông bà hội đồng Ba Tâm và Hai Lan giàu có, hiền lành tốt tính thì đúng chứ chẳng có sai. Ấy là vì ở cái xứ này ruộng đất nhà ông bà phải nói là cò bay thẳng cánh, chó chạy xạc đùi vẫn chưa hết. Lại thêm bà con nông dân trong làng thuê ruộng, thuê đất để trồng trọt, canh tác rồi đóng thuế. Tuy rằng hai ông bà vẫn thu thuế như bao nhà giàu khác, nhưng khác ở chỗ là hai ông bà lại thu theo năm, và chỉ thu theo đầu người chia đôi. Hình thức thu theo đầu người chia đôi mà họ đưa ra là sao?
Có nghĩa là đối với những nhà bá hộ khác thì sẽ thu thuế theo vụ, bất kể là bội thu hay mất mùa gì cũng vậy. Và cứ mỗi một vụ mùa sẽ thu từ ba đến năm yến gạo hoặc lúa tính bằng giạ. Còn nhà bá hộ Tâm thì lại quy ra đầu người mà thu, tức là một năm mười hai tháng người dân thường sẽ canh tác hai đến ba vụ lúa. Và hai ông bà sẽ chỉ thu thuế đất mỗi năm một lần, và sẽ chia theo đầu người trong nhà đó với số đất họ thuê để mà tính. Cứ mỗi một công ruộng miền tây thì sẽ thu ba giạ lúa, vị chi mỗi một giạ thời ấy khoảng hai mươi ký lô. Nhà nào nghèo thì hai ông bà lại tính đất theo người miền trung là một xào bốn đến năm trăm thước, như vậy thì chỉ bằng phân nửa của một công ruộng miền tây. Và thu thuế cũng sẽ cắt lại phân nửa, nhà nào thuê nhiều thì ông bà bá hộ lại tính theo kiểu nhà giàu, là mỗi một người trong nhà đó đủ mười tám tuổi sẽ thu một giạ.
Nghe thì có vẻ rắc rối lằng nhà lằng nhằng khó hiểu, nhưng thật ra thì ấy chỉ là cái cách mà hai ông bà qua mặt những kẻ soi mói dòm ngó. Còn sự thật thì cư mỗi một năm ông bá hộ Tâm chỉ thu ba giạ lúa trên một công ruộng, năm nào mất mùa thì ông giảm một nửa hoặc là cho không. Vì hai ông hà sống tốt như vậy thành ra người dân trong vùng, ai mà thuê đất nhà này cũng đều có của ăn của để, gạo thóc lúc nào cũng có trong bồ trong vại. Thành ra nói nhà bá hộ tâm hiền lành tốt tính là như vậy.
Còn nói về tàn ác thì đây cũng là lí do mà mụ Tư Loan e dè và sợ hãi, mụ nhớ đến những lần ông Tâm thẳng tay răng dạy thằng Lâm, rồi anh kéo xe cũng suýt bị ông đánh chết vì cái tội rượu chè say sưa về đánh đập vợ con. Đáng sợ nhất là cái lần ông thẳng tay đánh chết suýt thằng con trai cả của ông vì cái tội dám cưỡng hiếp gái nhà lành, và hống hách tỏ vẻ ta đây nhà giàu chỉ biết ăn chơi không muốn làm. Còn về bà Lan thì mụ càng sợ hơn, tuy nhìn bề ngoài thì thấy bà luôn hào phóng, lại hiền lành tốt tính là thế. Ấy thế nhưng một khi mà bà gắt gỏng lên hỏi hoặc nói với ai chuyện gì, thì chắc chắc là cái dòng máu điên trong người bà đã nổi lên rồi. Vì cũng một vài lần tận mắt chứng kiến bà Lan sôi máu điên vác con dao bầu rượt ông Tâm chạy thụt mạng, rồi lại nhớ đến cái lần bà bắt quả tang mụ đang tí tởn với ông bá hộ trong buồng. Lần ấy bà hỏi nhẹ nhàng thì cả hai lại chối đay đẩy không chịu nhận, vì lúc ấy cả hai người chỉ mới nhập trận vẫn chưa kịp cởi áo nên ngoan cố không nhận tội. Phải đợi đến lúc bà Lan sôi máu, từng câu từng chữ bà nói ra cứ như là hổ gầm, sói hú cho người trói gô ông Tâm treo lên nóc nhà, còn riêng mụ thì bị bà vác dao dọa chém. Lại thêm cái lần chị Dương mới về làm dâu, mụ chỉ vì tỏ vẻ ta đây là bà chủ mà bị bà Lan cho người đánh đến thừa sống thiếu chết.
Khi ấy là chuyện của mấy năm về trước, tuy là đã qua cũng khá lâu rồi. Ấy thế nhưng bây giờ, chính vào lúc này đây mụ Tư Loan nhớ lại vẫn không tránh khỏi sợ hãi, chợt mụ ta rùng mình một cái rồi cả người run lên bần bật mà rón rén vén màng bước ra.
– Con Loan đâu rồi, mày còn không nhanh lếch xác ra đây mà đứng lấp ló trong đó à.
Vừa bước ra đến chỗ bà Lan, mụ Tư Loan còn chưa kịp mở miệng nói được lời nào thì đã nghe hai tiếng ” chát chát ” giòn tan vang lên. Vừa nhìn thấy mụ Loan thì bà Lan đã đứng dậy vung tay giáng thẳng hai cái bạt tai vào mặt mụ mà không cần biết mụ đang tính nói gì.
– Nói. Con Dương nó làm gì sai, hà cớ gì mày lại đối xử với nó như thế kia.