Chương 11:
Nghĩ đến đây cô không thể nào giữ được bình tĩnh, khi mà trong lúc hai người đang nấp ở bên ngoài cửa sổ, vô tình nghe thấy mụ Tư Loan nói với cậu Lâm.
– Con quỷ cái đó bỏ đi cũng cả năm nay rồi, giờ có khi nó cũng chết quách ở xó xỉnh nào rồi cũng nên. Mà cũng may là hôm đó nó chỉ đánh ngất rồi tưởng tao chết nên bỏ chạy, chứ bữa đó mà nó đánh tao chết thật thì giờ này tao rửa chân lên bàn thờ ngồi ăn gà nguyên con chuối xanh cả nải rồi.
– Trời cũng may là má với thầy Tư cho nó đi sớm, chớ mà đợi đến lúc con về thì con giết luôn một lượt ba đứa nó rồi. Cũng vì nó mà ông già kia mới đuổi con ra khỏi nhà làm con phải lang thang đói khổ trên sài gòn cả tháng trời, đợt này con về mục đích cũng chỉ để giết ổng bả lấy tài sản rồi giết luôn cả nó cho rảnh nợ. Ông già nó mấy tháng trước cũng mới bị con bẻ cổ giờ chắc cũng xanh cỏ rồ.
Nghe thấy những lời này của cậu Lâm mà cô không tin được lòng dạ cậu lại độc ác đến như vậy, cậu không thương cô thì đã đành, đằng này cậu còn giết luôn cả cha cô và muốn giết luôn cả ông Tâm và bà Lan. Đúng là lòng dạ con người không thể nào lường trước được, chỉ vì đồng tiền mà hai người họ sẵn sàng giết người không gớm tay đúng là ác hơn cả loài cầm thú. Nghe xong cô không kìm được định hét lên rồi xong vào nhà ba mặt một lời thì may sao cậu Ba Huy lường trước được nên vội vàng kéo cô đi, trong lúc cậu Huy đang cố gắng kéo cô đi thì vô tình gặp được Minh Nguyệt cô người làm thân tín mà cả ông Tâm và bà Lan đều coi như con đẻ.
– Ủa mợ Hai, cậu Ba. Sao hai người lại về đây, trời ơi đi..đi nhanh, đi theo con.
Vừa nhìn thấy Thùy Dương và cậu Ba Huy, Minh Nguyệt đã vội vàng kéo tay hai người rời đi. Khác với hồi trước cô bây giờ không còn là người làm trong nhà ông Tâm nữa. Trước khi ông chết gần một năm thì hai ông bà nhận cô làm con nuôi rồi gả cô về làm vợ con trai của một ông thầy bùa ở làng bên. Nói là ở làng bên chứ thật ra hai nhà cách nhau đến cả trăm cây số, ngay khi hay tin ông bà hội đồng mất thì cô có sang nhà để thắp cho ông bà nén nhang sau khi ông bà mất được vài tháng, dò hỏi vài người làm thì cô được biết được chuyện cậu Huy và Thùy Dương. Nhưng theo những lần cô tiếp xúc với hai người thì cô chắc mẩm rằng họ sẽ không làm ra chuyện dơ bẩn đó. Ắt hẳn là có chuyện gì khuất tất hoặc có kẻ xấu xa hãm hại. Nghe nói là hai người mất tích ngay đêm đó, có lời đồn là họ nhục nhã ê chề quá nên đi biệt xứ hoặc chết ở xó đường nào rồi.
Không ngờ rằng ngày hôm nay Nguyệt sang thắp nhang thì lại gặp được hai ngườ. Thật may là do cô bắt gặp, chứ mà gặp phải người khác thì có khi giờ này cả cậu Huy và Thùy Dương đều đang bị mụ Tư Loan cho người trói lại rồi đánh cho thừa sống thiếu chết rồi.
Từ sau hôm đó Thùy Dương tá túc ở nhà Minh Nguyệt, tránh khỏi sự truy tìm của mụ Tư Loan và lão Tư Địa. Tuy nhiên cả ngày cô cứ ngây ngây dại dại như người mất hồn, thỉnh thoảng thì phát điên đập đồ. Đó là ảnh hưởng một phần của bùa chú ếm lên người cô và phần nhiều của vô số nỗi đau cứ thế ập đến, kinh hãi trước sự đốn mạt của lòng người. Thật may là nhờ vào sự tận tình của Minh Nguyệt và hai thầy trò cậu Huy mà sau đó một năm thì tâm lý cô cũng dần dần ổn định.
Điều duy nhất mà Thùy Dương trăn trở chính là báo thù. Trong lần mà thầy của Huy giải bùa cho hai người, cô vô tình đánh rơi cái chuông gọi hồn của ông. Vốn dĩ đây là cái chuông chứa rất nhiều oán nghiệp, âm khí để kêu gọi âm binh nên rất ít ai đụng được vào nó, huống hồ là cầm nó lên. Kể cả Huy là người học đạo lâu năm theo ông cũng không đụng được vào. Vậy mà Thùy Dương, một người đàn bà yếu ớt lại tay không đánh nó rớt xuống đất. Lại còn khiến cho vô số âm binh hiện ra, còn nhiều hơn cả khi ông vận hết nội công của mình. Để làm được chuyện này thì chỉ có hai trường hợp, một là kẻ tu đạo trên gần trăm năm, hai là kẻ bẩm sinh có căn nguyên mạnh mẽ. Vậy thì Thùy Dương ắt là kiểu thứ hai, một nhân tài vô cùng hiếm có.Thế nên ông phá lệ, nhận cô làm đồ đệ thứ hai của mình.
Vốn dĩ sư phụ của cậu Huy cũng không phải là người chân chính, quan điểm của ông không giống như những người học đạo khác. Những gì ông tu tập cũng không theo một đường lối chính thống nào, nói chính xác hơn thì ông chẳng khác nào một tán tu, bản thân ông cũng tự nhận mình là một người tu theo tà đạo là chính. Ông chỉ khác ở những kẻ tu theo con đường tà đạo khác ở chỗ, ông không bao giờ dùng bùa phép để hại người vô tội hay dùng vào việc cá nhân. Mà những người ông hại tất cả đều là những kẻ chuyên làm những việc gian ác, cứ ai đến nhờ ông giúp trục ngải giải ếm thì ông chữa với giá tiền đủ mua vàng mã hoặc là miễn phí, còn ai đến nhờ ông thư ếm hại người thì ông lấy giá gấp mười, gấp trăm lần ông lấy của những người đến trị bệnh. Hỏi ông lí do thì ông bảo giúp hại người là tạo nghiệp, vậy nên ông phải lấy giá cắt cổ để lấy kinh phí giúp những người hiền lành. Âu cũng là cái nghiệp ông phải gánh, phải trả khi đã chọn con đường này.
Một thời gian sau, khoảng hơn hai năm thì Thùy Dương đã lãnh hội gần hết sự dạy bảo của sư phụ Huy. Chuyện này khiến mọi người vô cùng kinh ngạc vì học đạo mà như vậy thì quá nhanh. Thế nhưng Thùy Dương không quan tâm đến chuyện này mà ngay khi cô được sự chấp thuận của ông thì cô rời núi, cô tìm đến nhà của Minh Nguyệt tá túc thêm một thời gian nữa. Tại đây cô ở lại năm tháng thì được cha chồng của Nguyệt cũng là một thầy bùa nhận làm đệ tử, đồng thời truyền dạy lại cho cô hết thảy những gì mà ông đã học. Sau khi học xong thì cô được ông đưa đến một căn chòi ở giữa cánh đồng để tiện cho việc cô luyện những pháp môn cấm thuật mà cô học được, tại đây cô bắt đầu những chuỗi ngày sống trong cảnh ngày điên đêm tỉnh. Qua sự sắp đặt cũng như những câu chuyện mà Minh Nguyệt cùng với cha và chồng cô kể lại thì người dân sống gần đó cũng hiểu cho cô phần nào, dĩ nhiên là họ chỉ kể về những chuyện bi thương của cô mà thôi. Cộng thêm chuyện họ thấy cô cứ điên điên dại dại lúc tỉnh lúc mê thì cũng cảm thấy thương xót, chính vì vậy mà nhiều lần mụ Tư Loan cho người đi dò hỏi khi mụ hay tin Thùy Dương đang ở đó đều nhận được cái lắc đầu, thậm chí có những lần mụ cho người tìm sang đến căn chòi để bắt. Nhưng mười lần như một, cứ thấy người của mụ đi tới đầu làng thì bên này người ta đã cho một cô gái vào ở trong căn chòi rồi dẫn cô sang nhà Minh Nguyệt trốn. Nhiều lần như vậy thành ra mụ Tư Loan cũng sinh ra chán nản mà không cho người đi tìm nữa, nhờ vào đó mà cô sống những tháng ngày yên ổn mãi cho đến ngày hôm nay.
Quay trở lại với hiện tại, cô ngồi trước cửa nhìn ra xa xăm hồi tưởng lại chuyện xưa. Mới đó đã mấy năm trôi qua rồi, nhưng mọi thứ lại như mới hôm qua. Những nỗi đau, mất mát, tủi hổ cứ như con đỉa bám lên cơ thể cô, khiến cô không khi nào thôi ám ảnh. Nhẹ nhàng khép mắt lại, cô hít sâu một hơi để có thể bình tĩnh lại. Được một lúc thì nghe có tiếng ho khan vang lên sau lưng:
– Mợ Hai à, coi bộ mợ trốn cũng kỹ quá đấy chớ.
Ngoái đầu lại nhìn thì thấy đó là cậu Ba Huy, đi bên cạnh còn có Minh Nguyệt và chồng của cô đó là bảy Vịt một thằng chăn vịt nhưng cũng là một tay luyện bùa ngải lão làng kín tiếng.
– Ủa anh Bảy, cậu Ba, chị Nguyệt. Trời ơi ba người tới lúc nào mà em không hay gì hết trơn vậy.
– Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, tụi tui tới từ nãy đến giờ rồi đó mợ Hai à. Chẳng qua là mợ ngồi đó suy tư dữ quá nên tụi tui kêu mãi mà mợ không có nghe đó chớ. Mà nè, mợ suy nghĩ cái gì mà tập trung dữ thần vậy, hay là lại nhớ tới chuyện kia nữa phải không? Thôi mợ nghe tui đừng có suy nghĩ nữa. Tui nói dí mợ rồi, mợ cứ yên tâm mà dưỡng bệnh cho nó lành đi đã, còn cái chuyện mà trả thù á, mợ cứ để tui lo không việc gì phải suy nghĩ nhiều làm gì cho mệt người.
– Anh thấy anh Bảy ảnh nói đúng đó Dương à, em cứ yên tâm nghỉ ngơi cho khỏe đi. Chuyện đâu còn có đó, quân tử trả thù mười năm cũng chưa muộn mà. Dù gì cũng mấy năm nay rồi bên đó cũng chưa có động tĩnh gì hết, anh thấy có khi chúng nó cũng biết được chuyện gì rồi nên mới im hơi lặng tiếng như vậy đó. Đạo hạnh của lão thầy tàu kia rồi cả con vợ của thằng Lâm cao như vậy, mà chỉ mới đấu có một trận đã sợ mình á thì không có đúng lắm.
Cậu ba Huy vừa nói xong thì ông Ba Lành cha chồng của Minh Nguyệt từ ngoài bước vào nhìn Thùy Dương nói.
– Bây coi sao chớ tao thấy thằng Bảy với thằng Huy nó nói cũng đúng đó con à, thôi thì bây đừng có lo nghĩ gì nữa cứ an tâm mà dưỡng bệnh đi. Còn cái chuyện mà trả thù bọn kia á thì cứ để tao với tụi nó lo cho, bây đừng có suy nghĩ gì hết. À quên nữa bây luyện kumanthong đến đâu rồi, đã hồi phục được phần nào chưa.
Lời của thầy Ba Lành vừa dứt thì bất thình lình từ đâu một cơn gió lạnh ập tới mang theo một luồng âm khí giày đặt, cơn gió kia vừa thổi qua mang theo một mùi tanh tưởi xộc vào trong căn chòi rồi biến mất thì ông liền cười khà khà mà nói.