Sau những hồi nghe ngoại kể, tôi lo lắng :
– Con phải làm sao để không gặp mộng như vậy hả ngoại? Âm phủ là có thật sao chứ..
Ngoại có chút thở dài rồi nhìn tôi:
– Để ngày rằm, ngoại tới đình làng cầu xin Thành Hoàng ban may mắn cho con. Cũng chỉ là giấc mộng nên con chớ có lo lắng quá nhưng ngoại tin là âm phủ có thật.
– Tới bữa đó Ngoại cho con và nhỏ Hằng đi cùng nha! Tụi con qua tháng là thi hết cấp rồi ngoại.
– Được rồi ! Nhưng buổi lễ vào lúc 6h tối . Đi qua nghĩa địa hai đứa có sợ không ?
– Dạ. Tụi con không sợ đâu . Nghe bà Mùi kể chuyện ma con còn mong gặp đó ngoại .
– Không sợ ma mà lại sợ giấc mộng đi đò sao con? Đò là chở vong ma về âm phủ ..
Nhắc tới giấc mộng lặp lại ấy tôi thấy sờn da gà thiệt mà . Thôi kệ , ngày rằm tôi quyết đi ra đình vào buổi tối . Hi vọng lần này tôi gặp được ma để coi mặt mũi nó như thế nào ..
Mẹ và ba tôi trước kia là láng giềng nên khi lấy nhau cũng ở gần kề. Ngoại nói : có con gái gả gần có công có việc còn ghé qua được ! Chứ xa xôi lại già cả chắc ngoại cũng thi thoảng mới được gặp con gặp cháu .
Ngôi đình làng tôi có từ rất lâu rồi ! Đình thờ Thành Hoàng ! Ngoại và người làng theo tín ngưỡng dân gian nên rất tin Thành Hoàng sẽ đem may mắn và bảo vệ cho mọi người . Mỗi lần đi lễ đình là ngoại mang về bổng lộc trái cây cho con cháu . Đám con nít tụi tôi thì cứ thấy có đồ ăn là ăn nấy ăn nể. .
Chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp sắp tới, nhỏ Hằng thường qua nhà học chung với tôi. Hai đứa giống tên nhau nên thân lắm!Có gì là tôi cũng để dành cho nó. Có những lúc tụi tôi ước mình là chị em sinh đôi nên có dịp may áo mới là may giống nhau . Ngó đồng hồ mà chưa thấy Hằng qua, tôi thấp thỏm nhìn ra hướng ngoài hẻm thì tiếng của nhỏ Hằng chợt vang lên :
– Mở cửa giùm tao với ! Thấy tao vầy mà chả hiểu ý gì cả ?
Tôi vội chạy lại ngạc nhiên hỏi :
– Bữa nào cũng qua lại còn bày đặt mở giùm cửa nữa là sao mày ?
– Tao ngắt trộm trái bình bát nhà ông Tỉnh ..
– Trời đất ! Cả làng ai cũng biết ông Tỉnh bị khùng chả kiêng nể một ai . Lỡ ổng biết có mà ..
Nghe tôi nói , nhỏ Hằng ra dấu giữ bí mật :
– Yên tâm đi ! Tao chừng kĩ lắm . Ổng không biết đâu . Vô dầm đường vừa ăn vừa học bài chẳng thích hả ?
– Có gì tao không liên quan đâu nha !
– Mày bạo ma thế mà lại đi sợ ôngTỉnh khùng!
– Ma khác , ổng khác ! Thôi vô lẹ đi . Kẻo có ai nhìn thấy thì tiêu đời .
Nhỏ Hằng đi vô , tôi khép lại cánh cổng nhưng không quên nhìn một lượt coi xem có ai thấy hai tụi tôi hay không . Đám con trai làng gắn chữ ” Khùng ” cho ông Tỉnh từ hồi ba ổng mất. Mỗi lần nổi khùng là ông giữ đầu mình thật chặt để chống chọi với cơn đau khủng khiếp mà la hét chửi rửa nếu thấy ai nhìn mình . Gia đình đưa lên bệnh viện huyện khám mãi rồi có ra bệnh gì đâu . Có lẽ do mất đi người thân quá đau đớn , ông Tỉnh mới trở nên như vậy .
– Này ! Gì mà mày im lặng nãy giờ thế ?
Tôi giật mình vội quay lại, nhỏ Hằng ở phía sau trên tay mang chén bình bát dầm .
– Không hiểu sao tao lại nghĩ tới chuyện của ông Tỉnh .. kể cũng tội ! Có bệnh như người giả bộ vậy..
– Thôi tao xin . Nhà ổng giàu nhất làng thiếu gì tiền để chữa trị . Ăn đi rồi lấy sức còn thi! Vô lớp 10 nhiều bài vở lắm đó.
Đỡ lấy chén bình bát dầm, tôi gật gật :
– Rồi Rồi.. Mà nhớ tối mai ra đình nghen! Xin Thành Hoàng cho thi đậu. Chớ quên mang theo đèn pin đấy !
Tôi dứt lời ,nhỏ Hằng vỗ vai cái bụp :
– Đi tối về thế nào cũng gặp ma. Tao đang muốn biết mặt muĩ nó ra sao đây ! Hay lúc về tao với mày đi vô nghĩa địa xíu nha ! Mai ngày rằm trăng sáng cần gì tới đèn pin hả mày ?
– Ờ . Thôi nhưng cứ mang đi dự phòng ! Lỡ có có ma còn rọi cho rõ hihi
———
6 giờ chiều ngày rằm , tôi và nhỏ Hằng cùng ngoại đi ra đình. Nhưng mới ngang qua nhà ông Tỉnh thấy nhiều đứng tụm lại xì xào bàn tán . Bên trong có tiếng la khóc ầm ĩ :
– Làm ơn tha cho tôi đi ! Làm ơn đi mà .. Đừng đánh nữa huhu huhu
Ông Tỉnh ôm đầu gào khóc, chốc chốc lại cúi lạy như van xin lạy lộc nhưng rồi lại cuộn mình một góc. Rồi bất chợt vụt đứng lên mà chỉ tay vào đám đông chửi rủa :
– Có cái gì mà nhìn ? Đi hết đi ! Đi mau ..
Trong đám đông có bà Mùi bước lên liền mở lời :
– Tôi đã nói rồi mà chú không chịu nghe. Năm xưa ba của chú đào hố chôn sống người ta..
Nghe bà Mùi nói ,ông Tỉnh trợn mắt :
– Bà ăn nói cho cẩn thận. Ai đào hố chôn sống người . Thời chiến, ba tôi yêu nước ,không màng tính mạng của mình để đuổi quân giặc .. Huân huy chương của ba , tôi còn cất giữ hàng tá !
– Chú không tin thì đi hỏi bà Cẩm sẽ rõ. Ngày đó, tôi với bà ấy chính mắt nhìn thấy ..
Bà Mùi nói đoạn rồi hướng mắt sang ngoại tôi. Ông Tỉnh như hết cơn đau đớn mà chạy lại giọng gằn lên :
– Các người đừng có đặt điều cho ba tôi . Ai ? Ai là người đào hố chôn sống chứ?
Ngoại tôi thở dài lắc đầu :
– Đúng là như vậy ! Tôi đã nghĩ cả đời này sẽ không bao giờ có thể nói ra sự thật cho tới mang theo xuống mồ . Ông Sáu – ba của anh đã chôn sống cặp vợ chồng người ngoại quốc . Dù không hiểu họ nói gì nhưng tôi không khi nào quên hình ảnh người vợ cúi lạy như xin tha mạng..
– Tôi không tin ! Tôi không tin !
– Chú không tin thì chúng tôi cũng không biết phải làm sao. Nhưng nếu tới đình mà thề thì tôi dám thề đó là sự thật ..
Nghe ngoại nói , ông Tỉnh hét lớn :
– Các người đi hết cho tôi đi hết mau ! Dù bà có thề thì tôi cũng không tin ! Đi hết đi ..
Ông Tỉnh vừa la hét vừa vỗ lên đầu độp độp . Dường như cơn đau đang ập đến khiến cho ổng giãy giụa không ngừng . Tôi và nhỏ Hằng cứ đứng đó tròn mắt không hiểu chôn người còn sống thì thật là ác quá ..