Tâm nằm trên bàn siêu âm nhưng hết sức hồi hộp, hồi hộp đến mức không dám thở mạnh. Bác sĩ rà rà cây siêu âm nơi bụng cô rồi phán:
— Công chúa nhé…. khoẻ mạnh, phát triển tốt.
Tâm chững hững không tin vào những điều đó, rõ ràng lần này các hiện tượng thai nghén khác với hai đứa đầu. Tâm hoang mang hỏi lại:
— Bác sĩ kiểm tra kỹ giúp em, sao lại là gái được ạ? Rõ ràng dấu hiệu thai nghén là đổi đầu con mà.
— Thì đây này, bé nó còn đang khép chân nhưng đoán đến 80% là gái rồi.
Bao nhiêu hi vọng bỗng chốc vụt tan biến mất, giờ cô không thể sinh gái được. Nếu mà sinh gái nữa thì… nghĩ đến cái cảnh trước mắt mà cô không dám nghĩ tới nữa.
Cô sinh ra ở vùng quê nghèo miền núi, lên phố để đi làm công nhân kiếm tiền phụ bố mẹ. May sao cô lại bén duyên với chồng mình, anh Dương. Tuy anh là dân thành phố nhưng nhà cũng không mấy khá giả, anh cũng cùng làm chung chỗ với cô. Anh hiền lắm, lại chịu thương chịu khó, đặc biệt là rất thương cô. Ngày anh nói anh cưới cô làm vợ, nhà cô ai cũng vui mừng. Nhưng riêng nhà anh thì phản đối, nhất là mẹ của anh. Bà bảo:
— Nhà mình đã nghèo, có lấy thì lấy đứa nào cho có điều kiện. May ra còn đổi đời, đằng này lại đi lấy gái quê mà nhà nó lại nghèo hơn cả nhà mình.
Anh Dương biết mong ước của mẹ anh bấy lâu, anh chỉ biết dỗ dành:
— Thôi mẹ ạ, lấy cái đứa có tiền nó lại khinh mình ra. Tâm hiền lành lại chịu khó, đồng vợ đồng chồng kiểu gì không làm ra hả mẹ. Với lại cô ấy đang mang trong mình đứa con của con.
Vì anh Dương là trai trưởng, lại là cháu đích tôn nên bà cũng có suy nghĩ lại:
— Thôi thì cứ sinh ra thằng cháu nội cho tôi là được. Kẻo không đang mâm trên lại phải ngồi mâm dứoi đấy.
— Vâng, vậy mẹ đồng ý rồi nhé.
— Ai bảo anh là đích tôn làm gì.
Cuối cùng rồi đám cưới của họ cũng diễn ra. Đám cưới cũng sơ sài không quá lớn, với anh là đích tôn nhà nghèo nên không được nhiều điều kiện lắm.
Khi chưa biết Tâm có bầu trai hay gái, mẹ của Dương cũng thương yêu cũng chăm bẵm lắm. Đến khi nghe sinh con gái bà ấy lại tỏ vẻ khó chịu, rồi mỉa mai các kiểu:
— Gái quê tưởng đâu khác gái phố, có cái việc sinh con trai thôi cũng không xong.
Tâm luôn bị mẹ chồng chèn ép về việc sinh cháu đích tôn, cô khổ lắm lắm khóc nhiều lắm. Mà cô cũng không thể bỏ về quê được, nếu mà về thì hàng xóm sẽ dị nghị nhà cô rằng cô bị nhà chồng trả về. Rồi hai vợ chồng cô lại bàn nhau sinh thêm đứa nữa, ăn bớt lại một chút mà có thằng cháu trai cho mẹ anh yên lòng.
Rút kinh nghiệm lần một, lần này Tâm có đầu tư hơn. Ai bảo làm gì hay ăn gì để sinh con trai thì cô đều làm theo tất. Nhưng kết quả lại trớ trêu là công chúa thứ hai ra đời.
Lần thứ nhất mẹ chồng cô đã lơ, lần này thì bà mặc kệ cô luôn. Đã ghét thì ghét cả đường đi lối về, bà chỉ trách cứ cô thôi:
— Đã vô dụng rồi rồi còn sinh mổ làm gì cho tốn tiền ra. Mà đã tốn tiền thì được công được việc đi, đằng này không được một cái việc nào cho ra hồn.
Nhưng may mắn cho Tâm là Dương vẫn luôn bên cạnh chăm sóc cô, anh đi làm xong về còn lên viện phụ cô phần nào. Tối lại nhìn anh chăm con mà cô mủi lòng đến khóc. Dương thương lắm nên hỏi han cô:
— Mới sinh xong không được khóc. Khóc sẽ không tốt cho sức khoẻ đâu. Có anh đây mà.
— Em vô dụng quá phải không anh? Em đúng là đồ ăn hại phải không anh?
— Nói gì tầm bậy thế? Em sinh cho anh hai cô con gái đáng yêu thế này rồi còn gì.
— Nhưng… nhưng em không sinh được cho anh con trai.
— Con trai làm gì, có con gái sau mình được nhờ. Anh không quan trọng đâu, nín đi, có anh đây mà.
Dương an ủi lúc rồi Tâm cũng nín, anh đúng là người chồng tốt mà ông trời đã ban cho cô.
[…]
Vì sinh mổ cao nhất chỉ là sinh được ba lần. Nên lần thứ ba này Tâm phải chắc chắn mới sinh. Cái thai này đã hơn 12 tuần rồi, nếu không phải con trai mà để lớn nữa sẽ rất là khó bỏ. Cô lại một mình chạy đi đến hai bệnh viện nữa để kiểm tra cho chắc. Cuối cùng lại thẫn thờ cầm giấy siêu âm ra ngồi một góc nơi ghế đá công viên bệnh viện. Tất cả đều nói hơn 80% là con gái, vậy còn chút hi vọng nhỏ nhoi sao cô dám hi vọng đây. Lại không có một động lực nào để cô hi vọng nữa. Thẫn thờ một lúc, Tâm đứng lên lấy hết dũng khí ném tất cả giấy siêu âm vào thùng rác rồi dắt xe đi về. Việc mang thai lần này của cô không một ai biết cả.
Con gái lớn của vợ chồng Tâm đã 4 tuổi, đứa thứ 2 đã hơn hai tuổi. Hai đứa đều được cho đi trẻ để vợ chồng Tâm còn đi làm. Bố mẹ chồng cô có 3 người con, 1 trai và 2 gái, hai con gái đều đi lấy chồng hết. Nên nhà này chỉ có bố mẹ chồng và vợ chồng cô ở cùng hai đứa nhỏ, nhà cũng tầm đâu 50 mét vuông thôi. Nhưng được mang tiếng là nhà thành phố.
Giờ này thấy cô về nhà mẹ chồng cô đã bĩu môi:
— Trốn việc hay sao mà về giờ này?
Tâm cũng mệt mỏi nên nói qua loa cho xong chuyện:
— Con mệt nên xin nghĩ về sớm ạ.
— Này lo mà đưa tiền sinh hoạt phí đi nhá, sắp hai mươi rồi đấy.
— Vâng, để con nói anh Dương.
— Anh Dương? Cái đồ đàn bà không biết đẻ còn ăn bám. Cô cũng lo siêng năng đi làm mà phụ nó đi chứ. Lúc cô sinh cô đẻ chỉ có mình nó đi làm.
— Vâng.
Vì quá mệt mỏi với những lời đay nghiến chỉ trích ấy nên Tâm chỉ muốn đi nhanh vào phòng nằm. Mẹ chồng cô còn khá trẻ lại không bệnh nặng gì, nhưng lâu nay không đi làm, chỉ quanh quẫn ở nhà. Bố chồng cô thì đi làm phụ hồ, bữa được bữa mất nên sinh hoạt phí cứ bảo mỗi đứa con góp vào. Mặc kệ nó có công việc hay không? Mặc kệ nó có gia đình hay không? Mặc kệ nó có đang có tiền hay nặng gánh lo nào hay không? Bố chồng cô sâu sắc lắm, luôn nghĩ cho con cái. Ông hay bảo:
— Miễn tụi nó hạnh phúc vui vẻ là được. Đứa nào nuôi được thì nuôi, không nuôi được thì mình tự làm nuôi bản thân. Bọn nó còn vất vả lo toang cuộc sống, bắt bọn nó nuôi thì tội lắm. Biết đâu bọn nó cũng đang nợ nần ngoài kia.
Nhưng mẹ chồng cô thì khác:
— Tôi đẻ nó ra, nuôi nó lớn ngần này, dựng vợ gã chồng cho bọn nó thì trách nhiệm bọn nó là phải nuôi tôi.
Ai cũng chỉ biết nhìn nhau, thấu hiểu cho nhau mà tuỳ vào hoàn cảnh góp vào nuôi bố mẹ. Nhưng có phải bố mẹ một bên đâu, nuôi được bên nội thì chắc chắn bên ngoại cũng có một phần. Cuộc sống đã vất vả bộn bề lại thêm quãng gánh lo. Gánh thì không nổi nhưng buông lại không được, bởi chữ hiếu nặng tựa thái sơn.
Nguyên trưa hôm đó Tâm nằm bẹp đến chiều đi đón con, rồi ghé chợ mua đồ về nấu cơm ăn. Cơm tối xong hai vợ chồng dẫn hai đứa nhỏ ra công viên gần nhà cho mát, đang chơi thì điện thoại reo, Dương lấy điện thoại ra nghe:
— Con nghe đây mẹ?
— Dương hả con? Gia đình khoẻ không? Tâm đâu sao mẹ gọi nãy giờ không được.
— Gia đình con khoẻ, bố mẹ khoẻ không ạ?
— Mẹ cũng vậy, bố nó thì không được khoẻ lắm. Cho mẹ gặp Tâm tí nào.
— Vâng, đây mẹ ạ.
Dương chuyển máy sang đưa cho Tâm nghe:
— Tâm hả con?
— Vâng, con đây. Mẹ gọi con có việc gì không?
— Bố con ông ấy không được khoẻ, con sắp xếp về thăm ông ấy ít hôm.
— Bố ốm nặng vậy ạ? Để con sắp xếp xem sao.
— Ừ, cố gắng con nhé.
— Vâng.
Trả điện thoại xong cho chồng, Tâm khẽ thở dài thườn thượt. Dương hỏi:
— Sao đấy em?
— Bố em ốm nặng anh ạ? Mà lâu rồi em cũng chưa đựoc về nhà. Mà về thì… lại không có tiền…
— Em cứ về đi, anh ứng lương trước cho. Về thăm bố chứ cả cuộc đời chỉ có một bố một mẹ.
Tâm níu lấy tay Dương nhìn anh đắm đuối:
— Không nghĩ em là cô gái may mắn vậy anh ạ.
Bọn họ cho lũ trẻ chơi xong một lúc cũng về.
[…]
Hai hôm sau, Tâm xách đồ bắt xe về quê. Còn dắt theo hai đứa nhỏ theo nữa, chứ để lại cô cũng không yên tâm bởi mẹ chồng cô không thương hai đứa nhỏ. Khi thấy con bước vào cổng nhà, bố mẹ Tâm hớn hở ra đón:
— Ôi cháu cưng của ông bà về rồi.
Hai đứa nhỏ được về quê chơi thích lắm, cứ chạy theo lũ gà trong sân. Tâm xách đồ vào nhà, mẹ Tâm đi theo hỏi han:
— Sao có việc gì mà lại bảo mẹ nói dối thế hả?
Tâm nhìn trước ngó sau rồi mới dám nói:
— Con lại có bầu mẹ ạ?
Mẹ Tâm vỗ đét vào đùi mừng rỡ:
— Ôi thế thì mừng chứ sao lại lén lút?
— Con sẽ bỏ đứa nhỏ này.
— Chết, sao lại bỏ, nó không khoẻ mạnh à?
Lúc này Tâm
mới dám dốc hết bầu tâm sự cho mẹ mình nghe. Kể hết tất cả những gì mình đã chịu đựng trong thời gian qua. Thương cháu thì một nhưng thương con thì lại mười:
— Thế giờ con tính sao?
— Mai con lên bệnh viện huyện để bỏ. Nhờ bố mẹ thờ bé giúp con.
— Ừ, cái đấy thì không phải lo. Bố mẹ lo được, thôi nghĩ ngơi đi lát mẹ nấu cơm ăn. Rồi sang nhà bà con chơi cho vui, mấy khi được về nhà.
— Vâng, con cũng trông lắm mẹ ạ.
Nói rồi Tâm xách đồ vào phòng rồi ra ngồi chơi cùng bố mẹ mình.
[…]
Sáng hôm sau, Tâm một mình đi lên bệnh viện huyện ký giấy ngừng sự sống của thai nhi. Tâm không muốn làm điều này, nhưng cô cứ phân vân mãi cuối cùng cũng quyết định bỏ. Cô không muốn vì thêm nó mà cuộc sống vốn không khác địa ngục của cô tồi tệ hơn. Nhắm mắt, tay nắm chặt chờ đứa bé tuột ra sau khi uống thuốc.
Lúc sau bụng cô dần đau dữ dội như kiểu chuyển dạ, cô cố gắng làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đẩy đứa trẻ chết lưu ra ngoài. Khi đứa bé được đẩy ra, Tâm nằm đó thẩn thờ vì có tốn sức, bác sĩ bọc đứa bé lại rồi hỏi Tâm:
— Có muốn nhìn đứa bé lần cuối không?
— Em… không…
Vì đã quyết tâm bỏ nên Tâm không muốn nhìn nó, bởi nhìn nó cô lại đau lòng chết mất. Bác sĩ tắm rửa đứa trẻ bất hạnh sạch sẽ, bọc lại trong tấm vải trắng rồi trao cho Tâm. Nghĩ ngơi cho cho đủ khoẻ rồi Tâm về, cho cái bọc có đứa trẻ vào cái bao ni lông đen. Cho vào giỏ xe rồi một mình chạy xe về.
Mọi đồ ở nhà bố mẹ Tâm đã chuẩn bị. Bố Tâm thì chăm cháu, còn mẹ con Tâm thì lo hậu sự chôn cất cho đứa trẻ xấu số. Cái hố sau vườn cũng đã đào sẵn, bởi nếu chôn vào khu đất của dòng họ thì mọi người sẽ biết. Tâm mở bao đen lấy cái bọc vải ra rồi bỏ luôn cái bọc vải ấy vào cái hòm nhỏ bằng gỗ do bố Tâm đóng. Trước khi chôn Tâm còn nói vài câu với nó:
— Con ơi, xin con đừng trách mẹ. Chỉ trách phận con là con gái, dù con có được sinh ra cũng không được bà nội thương đâu. Sẽ giống như các chị của con vậy, mong con sớm siêu thoát đầu thai vào nhà tốt hơn con nhé.
Chôn cất xong, họ còn thắp hương, bày ra bao nhiêu bánh sữa trái cây. Sau đó họ lại cái khóm đã chuẩn bị trước để đứa bé ngự ở đó. Tâm nhíu mày hỏi:
— Sao cái khóm này nó vừa cũ lại vừa rét thế hả mẹ?
— À, cái này hồi xưa thờ cậu của con. Giờ thờ cậu ấy vào nhà thờ rồi nên dư ra, mẹ cứ cất đấy. Thấy dùng được nên mẹ mang ra dùng.
Tâm cũng không nghĩ gì vì nghe mẹ cô nói thế thì chắc là thờ được.
Đêm đầu tiên cô ngủ, không biết có phải vì cô tiếc thương cho đứa con xấu số hay không. Đêm đó cô đã mơ thấy nó, cô thấy mình đang sải bước trong bệnh viện. Hành lang bệnh viện vắng hoe không một bóng người, nó kiểu tối tối và âm u như thế nào. Thậm chí cô còn nghe được tiếng gió rít qua khe cửa, nghe thôi cũng muốn nổi hết da gà, cô đặt một tay lên bắp tay kia xoa xoa cho dịu đi cái sự lành lành ớn ớn này. Tiếng khóc trẻ con ở đâu vọng lại nơi cuối hành lang, tại một phòng nào đó đang hắt ra ánh sáng của bóng điện:
— Huhu… mẹ ơi …con lạnh quá… ẵm con… ẵm con… mẹ ơi… huhu…
Trái tim Tâm thắt nghẹn, một phần vì thương, nhưng một phần khác lại sợ. Bởi cô không nhìn thấy nó, nên cô không biết được nó là gì, đôi chân cô bỗng nhiên cứng đờ đứng khựng lại mà không thể bước được nữa. Không phải vì cô muốn bước tới mà là bước lui, tiếng khóc tiếng gọi lại vang lên nhưng nó lại ở đâu đó ngay sau lưng cô:
— Mẹ ơi… ẵm con… con… muốn… ở… với mẹ… huhu…. ở đây… là đâu… tối… quá… con… sợ….
Tâm sợ hãi cực độ, không thể mở miệng nói một lời nào an ủi nó, cô cố xoay người lại nhìn nó. Vừa thấy nó xong cô hoảng hốt hét lên, nó là đứa bé nhỏ lắm, nhỏ xíu tay đang ôm lấy dây rốn lòng thòng, máu nhớt còn vương lại trên đó. Thân thể nó tím tái, cơ thể chưa phát triển hết nên nhìn còn hơi dị dạng. Nó cứ tiến sát lại cô, ôm lấy chân cô rồi trèo lên, cô cố xua tay hất nó xuống:
— Tránh ra… tránh xa ra…
Nó vẫn cứ bám riết lấy trèo lên người cô nũng nịu:
— Ẵm con… mẹ… ẵm… con..
— Tránh ra… aaaaa….
Rất may sao tiếng gọi của mẹ Tâm đã làm cô tỉnh giấc:
— Tâm… Tâm… dậy đi con..
Tâm mở mắt bùng ngồi dậy cực nhanh, mồ hôi trên trán cô túa ra ướt đẫm. Cô vẫn còn thấy nguyên vẹn cảm giác sợ hãi, trái tim cô vẫn còn đập rất nhanh. Cô thều thào:
— Mẹ ơi, con mơ thấy đứa bé, nó cứ đòi con ẵm… nhưng kiểu sao đáng sợ lắm mẹ ạ.
— Chắc con ám ảnh nó quá, còn thương nó nên mơ thấy là bình thường.
— Có thể nào là vậy không mẹ?
— Ừ, xưa kia chỗ xóm mình có mấy người kia cưa bom. Bom nổ xác văng tung toé khiếp lắm, mẹ lúc đấy cũng đi xem tối về mơ luôn. Không sao đâu, ngủ đi con.
— Vâng.
Nói rồi mẹ Tâm lại đi ra ngoài, Tâm lại tiếp tục nằm xuống ngủ, nhưng trong lòng lại dần lên một chút gì đó tội lỗi, một chút gì đó của sự nhẫn tâm.
[…]
Nghĩ ngơi thêm mấy hôm rồi ba mẹ con cô lại xách balo đi về.
Sáng ra trước khi về Tâm còn nói với mẹ mình:
— Sao con cứ thấy mỏi vai mẹ ạ?
— Chắc nằm nghiêng mãi nên mỏi, mua thuốc dán mà dán vào. Mấy mẹ con đi đường cẩn thận nhé.
— Vâng.
Ba mẹ con Tâm được bố chở ra đường lớn bắt xe. Tâm cứ nghĩ mọi việc đã xong, nên an tâm quay lại thành phố.
❌Nhóm thu p.hí đã full, ai muốn đọc trước ib e nha. Ủng hộ e có xèng sinh nhật con gái mn ơi