Môt kiểu truyện tâm linh miền Tây sông nước không ghê gợn. Nhưng mà nó ngộ lắm.
Sâm, Sứa và Thạch có lẽ cũng đều đang thắc mắt giống như tôi. Thế nên khi nghe tôi hỏi thì thằng nào cũng trầm tư mà chẳng chịu trả lời. Chúng tôi im lặng như vậy trong một lúc thì thằng Sứa mới cất tiếng:
-Có khi nào… Ban ngày ổng là người, còn ban đêm ổng biến thành ma không anh Tùng ?
Lý lẽ của Sứa ngay lập tức được thằng Sâm đồng tình:
-Đúng đó anh Tùng! Em có từng đọc một quyển truyện nói về ma cà rồng! Ban ngày họ là người bình thường, còn ban đêm thì biến thành ma đi hút máu người!
Môi tôi tự động chề ra khi nghe câu chuyện vô lý của thằng Sâm vừa thuật:
-Mày mua truyện Trung Quốc đọc hay gì mà tào lao vậy ? Ma cà rồng sợ ánh nắng, còn ông Tư Tro lúc chiều mày thấy ổng có giống như đang sợ nắng miếng nào không ? Xàm xí…!
Thằng Sâm gãy đầu ngơ ngác khi nghe tôi phản bác. Thằng Thạch trầm tư chẳng nói gì. Sứa thì đang ngước lên những cụm mây xanh thẩm rồi như tâm trí bị mắt kẹt luôn ở trên ấy. Cả đảm chúng tôi lại rơi vào im lặng. Vậy là cả chiều tối hôm đó chúng tôi vẫn chẳng đưa ra được kết luận ông Tư Tro rốt cùng là… Loại ma gì.
~~~~
Mấy hôm sau đó chúng tôi chẳng thẳng nào dám mò ra bến lục bình. Mấy chiều rồi chưa gặp được Hai Thơm, trong lòng tôi day dứt dữ lắm. Nhưng có vẻ đám thằng Sâm, Thạch và Sứa còn khó chịu hơn tôi gấp mấy lần.
Với tôi bến lục bình thì cũng như những bến sông nơi khác, chẳng mấy gì thú vị. Nhưng với đám tụi nó đó là một nơi không thể thiếu, đã gắn kết với chúng nó suốt những năm tháng tuổi thơ vui vẻ. Vậy nên nếu không dám tắm sông, đua bè thì tụi nó cũng sẽ ra ngoài bến ngồi chừ ừ ngoài đó cho… Đõ ghiền.
Nhưng bạn biết không. Những sự việc kinh hoàng trong cuộc sống của chúng ta thường bắt đầu từ những điều bình thường nhất, vậy nên khi nó bất ngờ xảy ra, chúng ta thường chẳng dám tin đó là sự thật.
Đó là một buổi chiều như thường lệ. Tôi đang học võ với anh Nhường ở dưới góc phượng thì bất thình lình nghe được giọng của thằng Sứa đang thốt thảng hét vang lên ở ngoài sân đất, tôi vẫn nhớ như in giọng của thằng Sứa hôm đó nghe đáng sợ tới vô cùng.
-Anh Nhường ơi!!! Chết rồi anh Nhường ơi!!!
Anh Nhường trán nhăn tít lại vì cũng cảm nhận được độ nghiêm trọng của sự việc trong giọng điệu của thằng Sứa:
-Có chuyện gì vậy Sứa?
Sứa nó nuốt nước bọt. Tôi thấy mắt nó bắt đầu chuyển đỏ, và giọng như bị nghẹn lại ở cổ:
-Thằng Thạch! Thằng Thạch… Nó cứu người sao mà giờ mất tiêu dưới sông luôn rồi! Em với anh Sâm lội kiếm nó nữa tiếng dưới sông luôn rồi mà vẫn chưa thấy!
Anh Nhường:
-Cứu người gì ? Ở đâu ?
Thằng Sứa lúc này đã không còn kiềm được cảm súc nữa, nó nói trong nước mắt:
-Hồi nãy…Hồi nãy tụi em đang ngồi dưới góc còng ở bến lục bình chơi thì thấy có người kêu cứu ở giữa sông… Thằng Thạch với anh Sâm thấy vậy thì liền nhảy xuống sông bơi ra tính cứu người đó… Nhưng mà… Nhưng mà không hiểu sao khi ra tới giữa sông thì cái người kêu cứu kia biến đâu mất tiêu… Thằng Thạch lặn một hơi tìm… Thì… Thì cũng không nổi lên nữa…
Anh Nhường nghe xong thì liền phóng như bay chạy đi về hướng bến lúc bình, tôi cũng không chần chờ mà ngay lập tức rượt theo anh.
Ra đến nơi, tôi chỉ còn thấy thằng Sâm đang xanh lét mặt mày lặn hụp dưới nước sông chảy siết. Anh Nhường thì chẳng chần chờ mà nhảy thằng xuống chỗ thằng Sâm rồi nói cái gì đó mà tôi nghe không rõ. Xong anh quay mặt lên nói lớn với tôi và Sứa:
-Hai đứa đi kêu người lớn tới đi! Nhớ kêu bác Năm mẹ thằng Thạch nữa!
Chiều hôm đó cả xóm như náo loạn lên hoàn toàn vì công cuộc tìm kiếm thằng Thạch. Đủ thứ loại thuyền xuồng và võ lãi rãi rác khắp dưới sông, kể cả những chiếc bè chuối của thằng Sứa làm cũng được tụi thằng Mộng Sẹo cưỡi lên tìm kiếm. Nhưng cho đến tận tối mịt, vẫn chẳng thấy được thằng Thạch đâu.
Mẹ của thằng Thạch là Bác Năm Son. Chồng không may mất sớm thế nên bác chỉ còn có thằng Thạch và nhỏ Thơm là những người thân cuối cùng. Bác Năm hôm đó như vắt cạn cả nước mắt. Bà ngồi thẫn thờ trên bến lục bình nhìn xuống dòng ghe xuồng đang tìm kiếm thằng Thạch mà tôi thấy mà như thắc từng đoạn ruột. Cứ hễ có hàng xóm nào an ủi bà, bà lại nói trong nức nở. ‘’Từ sáng tới giờ tui thấy trong ngươi cứ bồn chồn, làm gì cũng đổ tháo hết trội. biết là có chuyện gì xui lắm mà đâu ngờ tới nước này đâu, trời ơi là trời… Con tôi…!’’
Tiếng kêu trời của bác Năm nghe chua xót gì đâu. Nhưng thứ khiến tôi quặn lòng hơn đó chính là Hai Thơm. Nhỏ từ chiều tới giờ cứ ngồi bó gối gục đầu dưới gốc còng, tôi thấy cùm tay nhỏ thấm nhòe nước mắt rồi, và có vẻ như ngày mai, thậm chí là mốt cái cùm tay bé xíu đó cũng vẫn sẽ còn ướt lệ. Có thoáng, tôi nghĩ rằng Hai Thơm sẽ mãi mãi ngồi gục đầu như vậy, và tôi sẽ chẳng thể nào còn thấy được khuôn mặt xinh xắn với cây răng khểnh của nhỏ khi cười được nữa.
Đã hơn 6 giờ tối. Dòng ghe xuồng dưới bến cũng đã bắt đầu thưa thớt hẳn đi sau nhiều giờ tìm kiếm. Có vẻ như thằng Thạch đã thật sự chẳng về nữa rồi.
Lúc này tôi mới vô tình nghe được cậu Út mình nói với bác Năm Son:
-Hay là… Mình nhờ chú Tư Tro kiếm thằng nhỏ đi nghen chị Năm?
Câu nói của cậu Út như một mũi tên xuyên thẳng qua lỗ tai tôi. Tôi chựng hững cả người lại, rồi thấy bác Năm mím chặt môi đau khổ. Nước mắt bà rơi nhiều hơn trước cái gật đầu chua xót thay cho câu đồng ý.
Tự nhiên trong đầu tôi như một mớ hỗn độn. Tôi dường như chẳng hiểu được gì, phải chăng có điều gì đó ở ông Tư Tro mà chỉ có người lớn ở trong xóm này mới biết được.
Cậu Út nói xong thì liền bước đi về hướng nhà của ông Tư Tro. Thấy vậy thì tôi cũng nhanh chân đuổi theo sát cậu. Đi theo cậu được một đoạn thì tôi buộc miệng hỏi:
-Ủa đi đâu vậy cậu Út ?
Tôi hỏi mặc dù biết thừa là cậu sẽ đi tới nhà ông Tư. Nhưng thật lạ khi từ nãy tới giờ cậu Út như chẳng biết được có sự hiện diện của tôi ở sau. Nghe tôi hỏi mà cậu phải quay lại nhìn hết mấy giây mới chừng hững trả lời:
-À ờ… Cậu lại nhà Chú Tư Tro!
Tôi:
-Chi vậy cậu Út ?
Cậu Út:
-Thì giờ hết cách rồi con! Chỉ còn nước nhờ chú Tư mới mông có thể tìm được thằng Thạch thôi!
Tôi ngớ người ra đáp một cách máy móc:
-Ủa ? Con tưởng trong xóm không ai chơi với ông Tư vì ổng bị đồn la ma chứ!
Cậu Út nghe tôi nói thì quay sang nhìn tôi với khuôn mặt ngạc nhiên. Nhưng chỉ vài giây sau là cậu đã bình tĩnh trở lai, không chỉ vậy mà cậu còn biết được ai đã thổi phòng cái tin đó cho tôi:
-Chắc là bây nghe thằng Sứa nói bậy rồi đúng không?
Tôi gãy đầu:
-Dạ, con nghe Sâm với Sứa nói ông Tư Tro vậy ngay từ bữa đầu tiên con về luôn đó cậu!
Cậu Út im lặng một chút rồi mới đáp lại tôi:
-Ừ thì đúng là Chú Tư Tro có liên quan tới mấy vụ ma quỷ. Nhưng ổng không phải là ma, mà la người bắt ma!
Thật không thể tin được. Vậy ra ông Tư Tro trong xóm tôi từ xưa tới giờ là một thầy pháp bắt ma như mấy bộ phim Trung Quốc tôi từng xem à? Bảo sao mà tôi cứ luôn thấy ông ta toát lên một vẻ ma mị khó tả. Tôi hỏi dồn cậu Út:
-Vậy ông Tư Tro đó là thầy pháp chuyên diệt yêu trừ ma như trong phim hả cậu ?
Cậu Út gạt tay thở phì như muốn thổi bay đi câu hỏi ngớ ngẩn của tôi:
-Tào lao! Nghề chính của ổng là nghề vớt ‘’chòng chỏng’’. Còn vụ bắt ma thì ổng biết, mà biết chút ít thôi. Nhưng mà ổng khó tính lắm, bây đi theo cho biết thôi, chứ lát tới nhà ổng đừng có nói gì bậy bạ nghen chưa.
Tôi vô thức gật đầu:
-…Dạ.
Ra là thế. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao lúc nãy bác Năm Son lại gật đầu đau khổ trước lời đề nghị của cậu Út là nhờ ông Tư Tro tìm thằng Thạch. Bởi nếu như đồng ý nhờ ông Tư, thì đồng nghĩa với việc bác Năm thầm chấp nhận rằng thằng Thạch đã chết trên sông.
Cuồi cùng thì tôi với cậu Út cũng đã đứng trước cửa nhà ông Tư Tro. Và dường như ông Tư cũng đã biết sắp có người tới tìm mình, thế nên ông ta đã ngồi sẵn ở trước. Cậu Út chưa kịp mở lời thì tôi đã thấy ông Tư dơ tay lên như không cho cậu nói. Ông ta lấy cái chai rượu ra nhấp một ngụm rồi giọng buồn buồn:
-Tao biết rồi. Uống hết ngụm rượu rồi tao lại đẵng mò ‘’nó’’ lên cho!
Tôi nghe ông Tư nói mà da gà nổi lên từng sởn. Lúc này cậu Út tôi mởi thỏ thẻ:
-Vậy là thằng Thạch…
Ông Tư gật đầu:
-Ừ! Mới nãy tao thấy có mấy bầy cá nhỏ bơi tán lạn dưới sông là tao biết rồi.
Ông Tư nói xong lại nóc thêm một ngụm rượu rồi đứng lên bước đi. Chúng tôi trở về bến lục bình trong im lặng. Bấy giờ thì trời đã tối hẳn, nhóm người tìm kiếm cũng chẳng còn ai. Ông Tư Tro đứng trên góc còng nheo mắt nhìn xuống sông rồi quay sang cậu Út tôi nói:
-Bây dẫn chị Năm về nhà đi rồi tao xuống mang thằng nhỏ lên. Không thôi bã sóc bã xỉu thì lại mất công.
Ông Tư nói xong thì tôi thấy cậu Út liền đi lại chỗ bác Năm Son thủ thỉ. Nhưng bác Năm lắc đầu quyết liệt không chịu về, bà nói:
-Tôi không sao… Cậu Út cứ kêu anh Năm vớt nó lên dùm tui…
Bác Năm nói không sao mà tôi thấy nước mắt bà còn chảy mạnh hơn khi nãy. Và như cũng hiểu được tâm trạng của bác Năm, ông Tư Trò không nói gì nữa mà liền nhảy thằng xuống sông trong sự chứng kiến của mọi người.
Tôi với anh em thằng Sứa đang đứng cạnh nhau hồi hộp chờ đợi ông Tư Tro vớt thằng Thạch lên thì cậu Út mới đi lại chúng tôi trầm giọng:
-Mấy đứa về nhà đi! Nhanh lên, tối rồi ở đây không có nên!
Sứa nó nghẹn ngào đáp:
-Nhưng mà… Con muốn ở lại coi mặt… Thằng Thạch…
Cậu Út:
-Coi gì ma coi! Về đi rồi sáng mai ba cho lại nhà nó phụ hợ chuyện cúng bái!
Thật tình thì tôi cũng muốn ở lại xem sao lắm, nhưng cậu Út đã gằn giọng thế kia thì tôi cũng chẳng còn cách nào nữa ngoài việc phải về nhà. Thế là 3 chúng tôi phải lẽo đẽo ra về trong sự bồn chồn lẫn buồn bã. Nói thật, đến tận bây giờ tôi vẫn chẳng dám tin rằng thằng Thạch đã chết, và điều tôi không dám tin hơn nữa là nó đã bị một thế lực tâm linh ám hại. Nhưng còn người dân ở quê dường như đã không còn lạ lẫm gì mấy với những chuyện tương tự như vậy.
3 thằng tôi từng bước nặng nhọc ra về, mặt ai cũng xám xịt. Tôi ngước lại nhìn về chỗ của Hai Thơm, nhỏ vẫn còn ngồi đó, vẫn gục mặt bó gói dưới gốc còng và thân xác dường như chuẩn bị hóa đá.
Tự nhiên tôi thấy giận 3 cây còng vô tâm kia ghê gớm. Tôi giận vì chúng nó lạnh lùng quá đỗi, bạn chúng nó vừa mất vậy mà chúng nó vẫn hững hờ như không có gì, những chiếc lá nhỏ kia vẫn như mọi ngày, cứ chiều đến là lại giấu mình đi ngủ, khiến tôi cảm thấy như 3 cây còng đang bỏ rơi thằng Thạch vậy, nghĩ tới đây, tự nhiên tôi thấy miệng mình có vị đắng, hình như có thứ nước gì đó vửa chảy xuống môi tôi.
Nghoảnh mặt lại đi thêm mấy bước thì tôi nghe thấy tiếng của bác Năm Son gào lớn phía sau lưng. Vậy là ông Tư Tro đã vớt thằng Thạch lên được rồi. Ông ta giỏi thật, cả xóm tìm thằng Thạch từ trời còn nắng tới giờ không thấy mà ông Tư chỉ vừa đến là mọi chuyện liền được giải quyết xong xuôi.
Tiếng gào thảm thiết của bác Năm như chạm vào trái tim tôi, khiến tôi không kìm được cảm xúc nữa mà vỡ ào nứt nở. Và không chỉ tôi mà cả anh em thằng Sứa cũng đang thút thít bên cạnh. Chúng tôi khóc, khóc cho một người bạn đã mãi mãi ra đi. Sẽ chẳng còn những chiều cùng nhau nô đùa trên bến lục bình nắng nhạt. Không còn những cuộc đua bè máu lửa hơn thua. Thằng Sâm mất đi một tay chèo đồng minh đáng quý, thằng Sứa mất đi một đối thủ lặn hụp đáng gờm, và buồn nhất là sẽ chẳng còn những tiếng réo gọi của Hai Thơm kêu ai về bên bữa cơm chiều ấm áp.
~~~
Sau cái chết của thằng Thạch mấy hôm tôi và anh em thằng Sâm chẳng ai buồn đi ra ngoài cả. Chúng tôi chỉ ru rú trong nhà, phần vì sợ khi nghe nói đến ma da, phần vì buồn khi mất đi một chiến hữu.
Cũng như mấy trưa hôm trước, ăn cơm xong tôi lại ra cái võng được vắt ngang hai cây ổi sau nhà nằm nghe nắng đổ. Không khí yên bình khiến đầu óc tôi không thôi suy nghĩ về những chuyện đã qua, nhưng càng nghĩ thì tôi càng buồn nên quyết định hôm nay mang truyện ra đọc, nhờ vậy mà đầu óc tôi cũng tạm thôi muộn phiền.
-Anh đọc gì vậy anh Tùng ?
Đang mãi mê dán mắt vào mấy trang chữ thì chợt nghe giọng thằng Sứa bất ngờ vang lên bên cạnh. Ngước mắt nhìn thì tôi thấy hai anh em nó đã ra ngồi cạnh chiếc võng tôi đang nằm tự bao giờ. Tôi khép quyển truyện lại thở dài đáp:
-Hạ Đỏ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, hay lắm, mày đọc không ?
Thằng Sứa lắc đầu, mặt buồn so như mọi ngày.
-Thôi… bình thường em đã không bao giờ động vô mấy quyển truyện chữ rồi, huống chi là bây giờ.
Tôi nghe câu ‘’huống chi là bây giờ’’ của thằng Sứa thì tự động thở dài thêm lần nữa. Tôi đặt quyển truyện xuống chân, tay chóng càm đảo mắt lên nhìn những giot nắng đang hững hờ đậu trên cành ổi. Không khí chìm vào im lặng. Hồi sau thằng Sâm tự nhiên cất giọng:
-Hay là… Mình đi trả thù cho thằng Thạch đi anh Tùng!
Sâm nó vừa nói dứt lời thì không chỉ tôi mà cả thằng Sứa cũng trợn tròn mắt lên nhìn nó. Tôi bất ngờ:
-Trả… Trả thù ?
Thằng Sâm bậm môi, trong ánh mắt nó dường như vừa lóe lên một tia giận dữ:
-Ừ! Chứ không lẽ để thằng Thạch chết oan uổng như vậy sao ?
Tôi hiểu tâm trạng của thằng Sâm. Nhưng bọn tôi rõ ràng là người thường thì làm gì được con ma da đã hại chết thằng Thạch kia chứ. Không khéo có khi cả đám chúng tôi sẽ giống số phận thằng Thạch luôn cũng khồng chừng. Tôi vỗ vai Sâm nói:
-Mày khùng quá! Tụi mình thì làm được gì con ma da đó kia chứ ?
Sâm:
-Tụi mình làm không được thì thử nhờ ông Tư Tro coi sao ?
Lời thằng Sâm vừa nói cứ như một tia sét đánh ngang qua trí óc tôi. Phải rồi, nếu muốn trả thù cho thằng Thạch thì có thể nhờ ông Tư Tro thử mà. Tôi nuốt nước bọt:
-Phải he… Vậy tụi mình thử lại ông Tư nhờ ổng coi sao!
Trái lại tôi với thằng Sâm. Sứa nó xua tay:
-Ổng không giúp đâu mấy anh ơi. Lại nhà ổng có khi bị ổng bắt bỏ bụng luôn cũng không chừng đó!
Sâm gân cổ:
-Sao mày biết!
Sứa:
-Thì hôm bữa ổng đã dặn tụi mình không được xuống bến lục bình chơi còn gì ? Tại tụi mình cứng đầu nên đã xảy ra chuyện như vậy… Vả lại mấy anh không để ý thôi. Cái hôm ổng lại vớt thằng Thạch lên, mà mắt cứ lườm lườm tụi mình nhìn thấy mà ghê!
Thằng Sứa nói phải. Chuyện này là do chúng tôi đã không nghe lời cảnh báo của ông Tư Tro. Giờ mà tới nhà ổng nhờ vả nữa thì có khi bị ổng xử luôn chứ chẳng đùa. Thế là ý định trả thù cho thằng Thạch đã bị dập tắt hoàn toàn.
Tôi mệt mỏi ngã người ra võng. Không khí lại một lần nữa trũng xuống vực sâu. Tôi nói mà tự nhiên thấy nghẽn ở cổ họng:
-Tội nghiệp thằng Thạch quá hé tụi bây…
Gió trưa nhẹ thổi làm xạt xào cả đôi cây ổi. Gió cũng thổi luôn cả tuổi thơ thằng Thạch đi mất rồi. Tôi thấy một vài giọt nắng rớt trên mặt mình, nhưng tôi cũng chẳng buồn tránh đi làm gì, bởi tôi muốn để nắng đốt đi sự bức rức trong lòng. Và cứ thế mà miên mang nhớ tới thằng Thạch trong nỗi buồn day dẳn.
Mắt tôi dần dịu lại sau vài cái nhóm chân đung đưa chiếc võng. Chẳng biết tôi đã thiếp đi tự bao giờ, và đến khi mở mắt lại thì đã thấy mình đang nằm trên một chiếc bè chuối ghập ghền nước động. Tôi giật mình ngồi bật dậy nhìn dáo giác xung quanh, ngay tức khắc tôi nhận ra mình đang mơ. Y như cái giấc mơ mà ngày đầu tiên tôi về nơi đây.
Biết là mơ nhưng tôi chẳng thể thoát ra. Đành nhanh tay bơi vào bến lục bình rồi đưa mắt lên nhìn trên những tán còng cao lớn để tìm bóng dáng anh em thằng Sứa. Nhưng không như lần trước, trên những nhánh còng bấy giờ chỉ toàn những chiếc lá nhẹ lay chứ chẳng thấy anh em thằng Sứa đâu cả. Tôi bất giác gọi lớn:
-Sâm ơi! Sứa ơi! Tụi bây đâu rồi!
Đáp lại tôi lúc này chỉ có tiếng nước chảy. Và rồi bất lình lình dưới mặt nước sông trồi lên một cái đầu người khiến tôi giậc bắn mình kinh hãi. Nhưng chỉ vài giây sau thì sự kinh hãi đó đã biến mất mà thay vào là sự xúc động trong tôi. Bởi người vừa trồi đầu lên rồi thò lỏ mắt nhìn tôi đó chẳng phải ai khác mà chính là thằng Thạch.
Không như Thạch mà tôi đã từng biết. Thằng nhỏ bấy giờ mặt mày trắng bệt trong đáng sợ tới vô cùng. Và Thạch đang giương đôi mắt buồn so nhìn tôi trong im lặng. Tôi cũng bất di bất dịch mà nhìn nó, phải độ vài giây sau miệng tôi mới lắp bắp:
-Thạch…. Là em đó sao ?
Lúc này khuôn mặt trắng bệt của nó cũng đang dần mếu máo như sắp khóc:
-Em không muốn làm ma da đâu anh Tùng ơi… Anh Cứu em với… Em không muôn làm ma da, không muốn hại người đâu… Anh cứu em với…
Nếu là một ai đó cùng với bộ dạng kia xuất hiện trước mặt tôi kiểu vậy thì có lẽ tôi đã sợ tè ra quần mất. Nhưng thằng Thạch thì tôi không sợ, mà ngược lại tôi đang cảm thấy thương nó vô cùng. Tôi muốn cứu nó hết sức nên xúc động đáp:
-Anh phải làm sao để cứu em ?
Nghe tôi nói thằng Thạch mới dần thôi nức nở. Nó không đáp lại tôi mà ngước mặt chầm chậm nhìn lên bờ. Tôi cũng nhìn theo nó thì giật điếng người khi thấy ông Tư Tro đã đứng từ trên bờ nhìn xuống chúng tôi tự bao giờ. Tôi bất giác thủ thỉ một cách mày móc:
-Ông … Ông Tư ??
~~~
-Chạng vàng rồi! Vô ăn cơm Tùng ơi!
Tiếng của mợ Út vừa phát ầm ra từ cửa sau khiến tôi giật mình ngồi choàng vậy.
Tôi đưa mắt dáo dát nhìn xung quanh khi thấy mình vẫn còn nằm trên võng, trong khi tim vẫn còn đập thình thịch bởi giấc mơ vừa rồi. Tuy cùng là một giấc mơ như lần trước, nhưng lần này tôi cảm giác nó thật hơn rất nhiều. Bởi ngay chính lúc này, cái tiếng kêu cứu mang âm nức nở của thằng Thạch vẫn còng vang vãng trong đầu tôi.
Chiều hôm đó tôi như kẻ bị mất hồn, cứ thơ thơ thẩn thẩn nghĩ về khuôn mặt tội nghiệp của thằng Thạch vừa trồi lên từ dưới nước khóc lóc kêu than. Càng bị chìm trong sự ám ảnh đó thì tâm trí tôi lại càng thôi thúc muốn thử tìm đến ông Tư Tro cầu xin ông giúp đỡ