Đồng hồ trên tay Long đã chỉ hơn 9 giờ tối. Anh đã tiếp cận khu vực gần căn nhà chỉ còn khoảng vài ba cây số từ trước 7 giờ. Lảng vảng trong các quán cà phê và bi da, trong bộ y phục áo sơ mi sậm màu và áo khóac da, trên môi ngậm điếu thuốc, trên tay ba lô nhỏ đựng các dụng cụ, khẩu súng nhỏ và vài băng đạn anh để phía dưới ống quần, Long lượn lờ bên bàn bi da đánh vài đường cơ. Không ai có thể nhận ra một đặc vụ cảnh sát trong dáng vẻ của một tay du lịch bụi, đang giết thời gian bên bàn bi da.
Quán bi da dần dần thưa người khi các nhóm thanh niên đã mỏi mệt từ những đường cơ mải miết từ chiều đến giờ. Trong căn phòng không rộng lắm, ánh đèn sáng vừa đủ và khói thuốc bay lượn lờ là cảnh tượng quen thuộc của các quán sá loại này. Bên góc bàn, chị bán hàng buồn thiu im lặng đang tính toán lại số tiền thu được từ các bàn bida và cà phê thuốc lá từ cả ngày nay. Tâm trạng uể oải, buồn ngủ, chị chẳng buồn để mắt đến còn bao nhiêu khách hàng. Những câu hỏi thường nghe là mở thêm bàn và lo đặt bàn, chuẩn bị các cây cơ, chị chỉ ngẩng đầu lên nhìn quanh khi có ai đó gọi tính tiền, hay gọi thêm cà phê thuốc lá, sau đó lại im lặng chúi xuống cuốn sổ trên tay ghi ghi chép chép.
Từ bàn bên, còn lại hai gã thanh niên vẫn mê mải thi thố nhau. Hai gói thuốc đã xé, nhàu nát chỉ còn một hai điếu, đằng sau vài ba chiếc ly đá và bình trà. Có vẻ hai gã này đã đánh được chừng hai ba tiếng; nhìn lên bảng ghi điểm, những nét gạch ngang chéo đan dọc ngoằn ngoèo, ngang nhau. Kết quả của cuộc thi thố của hai tay cơ chưa ngã ngũ, một gã vội la lên:
– Áh, hề hề, ông anh không may rồi, sao lại thả cho em về đích thế
– Ôi *** mẹ, tao lỡ tay, phí quá, thắng đến nơi mà còn trật – gã kia nói luôn
Gã trẻ hơn lại cười khoái trá nói tiếp:
– Vậy thì hôm nay ông anh lo tiền đáp tàu nhanh rồi –
– Ùh, chẳng mấy khi được anh bao, chẳng phải em phải trả cho anh hai ba hôm nọ chứ?
– Phen này em sướng rồi ha ha ha…
“Huỵch” tiếng thục cơ của gã trẻ hơn vừa đánh xong, quả bi a lăn đã trúng bi kia và giúp gã về trước một điểm ở tình thế hai bên so kè ngang nhau đến phút chót.
Tức khí, gã già hơn quật lại, ít nhiều cũng lấy thể diện:
– Hừ, bữa nay anh mày không may,
– Nhưng hai ba hôm nữa lại thi nhé, đừng có đánh bài lẩn …
Gã kia đáp lại:
– Ấy, sao anh nói thế, em may mắn hôm nay thắng được anh, chứ có lẩn tránh bao giờ
– Ông anh ăn năm bảy trận hôm nọ, cũng hưởng đến ngất ngưởng rồi … Bữa nay phải để cho thằng em này một bữa ông anh bao lại chớ, khà, khà, khà – nói đoạn gã cười khoái chí.
Long nhìn thoáng qua cuộc thi đấu của cả hai gã và hiểu một cuộc thi cơ ăn gì đó, rồi anh bỏ ra quầy, nhanh chóng trả tiền bàn bi da sau những đường cơ vô thưởng vô phạt của một người ra vẻ đang trầm ngâm thưởng thức trình độ của mình tiến bộ qua từng cú giật cơ.
Ra đến cổng quán, nhìn quanh thấy bốn phía đã tối, đèn đường chiếu sáng từng khu vực nhỏ để lại từng khoảng sáng khoảng tối chạy dọc dài theo con đường. Nhận thấy không có nhiều người chú ý, anh bước nhanh tiến về phía khu nhà. Chỉ còn khoảng mười phút nữa anh sẽ đến cổng nhà. Nhiệm vụ tối nay là đột nhập vào khu nhà và trở ra trước khi trời sáng, sẽ đóng vai của một kẻ đi chơi khuya đang cố tìm một quán ăn đêm và trở về khách sạn trước tám giờ sáng.
Khi đến cổng bên ngoài, anh lẻn ra phía sau tường, chọn góc khuất, đeo găng tay và trèo qua tường. Bay xuống tại cuối góc vườn, anh chuẩn bị những dụng cụ cần nhất cho việc đột nhập, đèn pin một bên, súng đã lắp đạn, bên túi kia là một xâu chìa khóa và các thanh kích để mở cửa.
Gian nhà ba gian bên ngoài rộng rãi nhưng đêm nay không có ánh đèn. Có lẽ thời gian này chưa có người đến thuê. Phía trước bãi để xe, trên có mái tạm che mưa, không có một chiếc xe nào, ngoài những vệt dài bánh xe để lại hướng chạy vào trước cửa và đan ngoằn ngoèo ra phía cổng ngoài. Đến gần phía góc cửa lớn, anh vội nhận ra căn nhà xây cất theo kiểu cổ điển kết hợp hiện đại gần giống một kiểu nhà nghỉ ở ngoại ô. Có cổng chính, và đằng sau là hai dãy cửa sổ. Từ tầng một, nếu nhìn lên, trên lầu còn có những cửa sổ khác, chi tiết đáng chú ý cửa sổ trên lầu không có song sắt bảo vệ, bên trong cửa kính những tấm màn treo rủ kéo ngang cửa sổ. Dường như căn nhà còn có một gian trên cùng nhỏ thu gọn, có thể là nơi để đồ đạc hay gian thờ.
Đi vòng ra phía sau là một nhà kho, vẫn còn đó dấu tích của những bình lọ sứ và đất nung là những mảnh vỡ vứt bừa bãi trên đất. Tất cả mang một màu đen đục của bùn đất và bụi. Từ một góc là một gian nhà mái tranh lợp tạm không cửa, một vài dãy bình và nồi đất xếp đống bỏ một góc. Quang cảnh có thể cho hồi tưởng lại chuyện trước đây công việc làm ăn kinh doanh của gia đình này, và trước đó nữa là việc sản xuất đồ đất tại nhà kho nhỏ này, người ta có thể nhận ra nơi đây làm ra các bình lọ đất của gia đình. Sự huyên náo vốn có thể tưởng tượng ra ngày nào nay chỉ còn một không gian tĩnh mịch, bỏ hoang không có bàn tay người chăm sóc quét dọn, những cột trụ gỗ xiêu vẹo, các tấm lợp tạm nghiêng ngả. Trong bóng đêm, cảnh vật tại đây còn thậm tệ hơn khi vắng đi không khí sinh hoạt hằng ngày, trả lại cho không gian nhỏ quanh vườn là tiếng kêu rỉ rả của đám côn trùng, dế và ếch nhái, thằn lằn … những loài sinh vật nhỏ kia đang thay nhau tạo nên một bản nhạc vắng bóng người ảm đạm muốn chán ngán.
Từ hai bên cánh tay và gáy, Long cảm nhận cái lạnh của từng cơn gió thổi qua. Nhìn ngang sang phía phải, không xa cách chỗ anh đứng bên gian nhà chính là những lô nhô mái của những ngôi mộ gia đình. Anh cũng không khỏi tiếc cho những đám tang liền kề nhau – khi anh chợt nhớ lại hồ sơ của vụ án – một thoáng đăm chiêu và suy nghĩ. Thời gian đêm nay còn rất nhiều, nhìn đồng hồ một lần nữa anh mới thấy nó chỉ 9g30 tối. Đêm nay, liệu anh cần thiết nên lục lọi tất cả mọi thứ tại đây hay không, kể cả đến xem những ngôi mộ đằng kia … Trên một khoảng đất rộng hơn hai ba ngàn mét vuông, phía trước nhà là con đường thị trấn chạy đến đây thì không còn rẽ đi đâu nữa mà dẫn ra những bãi đất bỏ trống, phía sau là dãy núi. Trong màn đêm, ngọn núi sau nhà càng đen thẳm hơn.
Lần theo lối mòn nhỏ len lỏi giữa những đám cỏ cao ngang ngực người, Long đi về phía những ngôi mộ. Đến nơi, đếm, anh thấy có đến bảy tám ngôi mộ nằm kề sắp xếp cạnh nhau thành hai hàng. Mỗi ngôi mộ đều được xây cao bằng bê tông, bên ngoài lát gạch xanh, hồng lợt, trong đêm tối anh không thể nhìn rõ màu nhưng cũng nhận ra vì chúng không tối xầm như màu đất và bùn chung quanh. Trước mỗi ngôi mộ có một tượng chạm khắc nhỏ, hình thù gì anh cũng chưa thể hiểu, trông đại loại như những tượng bán thân nửa người nửa loài kỳ lân có tóc. Đáng chú ý ngôi mộ nằm sau cùng chính giữa rất lớn, có một cửa nhỏ bằng gỗ, nhìn kích thước nếu mở ra thì một người lớn cũng có thể khom đầu chui vào đó. Bên ngoài đặt một ống khóa kiểu cũ có xỏ thanh ngang. Lấy đèn pin nhỏ ra, bật sáng, anh khéo léo không lia luồng ánh sáng bất cẩn lên trời hay chiếu ngang dọc, vì trong đêm có thể ánh đèn chiếu sáng qua lại sẽ làm cho người từ xa chú ý. Chiếu đèn tập trung vào một ngôi mộ nằm gần chỗ anh đứng nhất, anh nhìn thấy dòng chữ “Trương Thế Toàn, sinh ngày …. Tại …., Mất ngày …”. Bia đá còn mới, vì những người này chỉ mới chết cách đây ba bốn năm. Nhìn vào cái tượng chạm khắc bên trên, một hình đầu người nhưng có mõm hơi dài ra như loài lân, tóc dài xòe ra, dù cho tượng chạm khắc nhưng hai con mắt bằng đá đen đục của nó như vẫn mở rộng nhìn chằm chằm vào người trước mặt, rõ ràng không thể nói tượng đá mà không hồn. Tượng có khuôn mặt vừa như im lặng của người, vừa như muốn nhe nanh há mồm của loài sư tử. Rồi thì khi lia đèn pin sang ngôi mộ bên kia, lại thêm một tượng nửa người nửa thú, bên dưới đề “Trương Thế Tục …”. Còn mộ bà Hà đâu, đằng sau bên trái, hình như đứng trước mộ của ông Tuyệt, chứng tỏ mộ này được chôn trước, có nghĩa bà Hà chết trước ông Tuyệt; tượng một con thú nửa người nửa lân, nhưng đó là hình như là một con cái thì phải, vì tượng bán thân bên dưới là hình dáng của một người phụ nữ ngực trần. Long đứng quan sát, trong đầu nảy ra ý nghĩ đây có thể là một thứ giáo phái gì đó chăng. Những điều mà trước đây anh rất ít thấy trong văn hóa trang trí nghĩa địa, hoặc nếu có ở đâu đó anh chợt nhớ lại mình đã từng xem qua báo chí hay phim ảnh tại Ai Cập hay Châu Phi, cũng có thể anh từng nhìn thấy hình thù kiểu đó nhưng loại khác tại Trung Quốc cách đây nhiều thế kỷ.
Tò mò, anh bước lại một tượng nửa người nửa lân trước mặt, đưa tay lên phủi những lớp bụi đã bám trên mặt tượng, có thể sau một thời gian dài phơi mình trong nắng gió và mưa, màu sắc thật của đá bị phủ che mờ đi. Cảm giác lạnh tại đầu ngón tay trỏ và tay cái chạy râm ran nhẹ trong người anh, nó truyền qua khủyu tay rồi lan nhẹ thẳng lên cổ, anh tưởng tượng nó đang lan nhẹ đến sống lưng. Trời cũng hơi lạnh, anh dám chắc vậy vì trước đó mấy cơn gió làm anh thấy lạnh. Đột nhiên khi chưa kịp buông tay, anh thấy cảm giác lạnh hơn nhiều lần khắp mặt và cổ áo. Hình như có một luồng gió lạnh hơn vừa đi qua đâu, rụt tay lại, anh nghĩ đó chỉ là gió lạnh thôi. Hai ngón tay anh đã vạch lên mặt tượng để lại một vết lằn nhẹ, chiếu đèn vào anh nhận thấy mặt đá đen xanh rất đẹp và trơn láng. Thầm khen ngợi cho ai đã dùng loại đá rất đẹp để tạc tượng và thêm nữa tay nghề người tạc ra nó cũng không kém. Nhưng sao trông kỹ, mặt tượng trông rất dữ và có vẻ sẵn sàng tấn công. Đột nhiên anh nghe tiếng vụt từ phía sau, vội quay lại, anh thấy một con chim, có thể là cú hay loại chim rừng hay đậu trên cây những chỗ rất cao, vụt cánh bay đi mất. Long cho tay vào túi lấy máy ảnh KTS ra chụp, trước hết anh chụp cái tượng đá quái dị này rồi chụp cái tượng đá con cái, sau đó anh hướng đèn pin chiếu cánh cửa ngôi mộ và chụp thêm một vài tấm nữa. Việc khám mộ vẫn chưa đem lại cho Long thêm chút manh mối nào, ngoài những hình ảnh về các ngôi mộ khá khang trang, và những hình thù tượng đá quái gở. Anh quay trở ra theo lối ban nãy. Khi anh vừa quay ra, tại chỗ tượng đá mà anh vừa đứng cạnh ban nãy, và vết lằn anh vừa đụng tay vào trên mặt tượng, từ sâu trong khóe mắt tượng, một dải bụi đổ nhẹ xuống, nhanh chóng phủ đầy lại chỗ vết lằn đó.
Khi đi trở ra, anh nghĩ, ắt hẳn những tượng đá đó do một người chủ ý nhờ người khác làm, vì từ loại đá, hình thù đều giống nhau. Vậy đó có thể là một trong những người còn sống trong nhà cho thiết kế, nếu vậy chỉ là anh Tạ và cô Đào, hay họ hàng của họ, đến đây anh không thể xác định tiếp vì không biết rõ họ hàng của gia đình còn bao nhiêu người hay sống ở đâu.