Hoàng nằm viện đến tầm hai mươi ngày mới được về. Bởi vì bệnh anh cũng khá là nặng, Hoàng nay nhìn Nga chỉ dám nhìn lướt. Anh sợ cái dáng vẻ ốm yếu nhỏ bé lại hốc hác của Nga lắm, nó làm anh thấy xót xa bội phần. Tiền không có nhưng Nga vẫn cố gắng thuê xe taxi để đưa chồng về nhà, đẩy cả xe lăn để đưa anh vào nhà. Bởi con hẻm nhỏ lắm, hai xe đi còn phải lách nhau thì xe ô tô nào vào cho lọt. Mọi người trong hẻm bắt đầu nhìn anh, họ bắt đầu chụm lại chỉ chỏ, anh cảm thấy xấu hổ vô cùng. Chỉ muốn kiếm cái nẻ nào đó của đất chui xuống cho xong.
Về đến nhà, căn nhà Hoàng vẫn vậy, chiếc xe máy cũ của anh vẫn nằm im một góc chái hiên nhà. Anh đưa đôi mắt buồn buồn nhìn nó, cuộc đời anh sẽ không bao giờ động đến được nó nữa. Thấy bố về, hai đưa con sinh đôi đang học lớp 1 chạy ra reo mừng:
— A, bố về… bố về rồi.
Mẹ vợ anh cũng đon đả ra đón anh:
— Về rồi hả con?
Hoàng không đáp lại niềm vui của mọi người, anh nghĩ bọn họ thương hại anh nên luôn cảm thấy chua xót trong lòng. Nga nói với mấy đưa nhỏ:
— Bố mới về, hai đứa yên lặng cho bố nghĩ nghe không?
— Vâng ạ.
Hai đứa con của vợ chồng Hoàng rất ngoan, tuy nhà nghèo nhưng chúng cũng rất ý thức và nghe lời. Nga lại quay sang nói với mẹ mình:
— Mẹ nấu cơm xong chưa mẹ, anh Hoàng còn mệt, con đưa anh ấy vào phòng nghĩ.
— Ừ, đưa chồng con vào nghĩ đi con.
— Vâng.
Nga đẩy chồng vào cái phòng ở dưới, rồi dìu anh lên giường nằm:
— Anh nghĩ ngơi tí cho khoẻ, lát ra ăn cơm với mọi người anh nhé.
— Tôi không ăn.
Hoàng nằm xuống giường rồi cáu kỉnh gác tay lên trán, đến điện anh cũng không cho vợ bật lên. Nga biết chồng đang nghĩ gì nên cũng nghe lời đi ra ngoài, mẹ Nga kéo cô ra góc rồi hỏi:
— Thế giờ nó thành tàn phế rồi sao mình mày nuôi cả gia đình à?
Tuy giọng nói bé, nhưng nhà cũng bé nên những gì mẹ vợ anh nói anh nằm trong phòng đều nghe được. Nga vội đưa tay lên miệng ra hiệu là đừng nói lớn:
— Kìa mẹ, anh ấy nghe thấy đấy.
— Nghe thấy thì sao? Mày xem thế nào chứ như thế mày cực lắm con ạ.
— Dù sao anh ấy cũng là chồng con mà mẹ…
— Xưa nói rồi, lấy thằng Việt đi không chịu, nó ăn chơi nhưng đầy tiền. Ngu thì chịu con ạ, mẹ về đây, ra cho kịp xe.
— Mẹ ăn cơm với vợ chồng con hãy về.
— Thôi, thấy nó tao nuốt không vô.
— Để con đưa mẹ ra bến xe.
— Không cần, tao tự đi xe ôm được. Nhớ, có gì cứ bỏ nó về với mẹ nghe không.
— Kìa mẹ.
Mẹ của Nga cũng không nói với con rể câu nào, xách túi quần áo rồi ra cổng đi thẳng. Nga chỉ biết nhìn theo ngao ngán thở dài, sau đó cô cũng nhanh chóng vào trong dọn cơm rồi gọi mọi người ra ăn. Khi cô gọi Hoàng vẫn cáu kỉnh với cô không ra ăn cơm. Tối đến cô cho hai đứa con ngủ trên gác rồi xuống định nằm bên cạnh chồng. Hoàng quác mắt nhìn vợ đay nghiến:
— Cô xuống đây làm gì?
Nga e dè:
— Em sợ anh có gì cần thì gọi em.
Hoàng quát lớn:
— Tôi tự làm được, tôi chỉ mất một chân thôi, chưa thành đồ phế quật mà khiến cô phải bận tâm.
Tiếng hét lớn thế khiến hai đứa con trên gác cũng giật mình thức giấc, chúng nhìn xuống rồi nhìn nhau an ủi:
— Bố bị ốm nên sẽ cáu, mẹ nói thế, ít hôm bố khoẻ lại sẽ không sao. Mình ngủ thôi.
Nga lẳng lặng nuốt nước bọt, mở tủ lấy thêm cái gối, cái mềm và cái chiếu rồi nằm ngoài phòng khách:
— Em nằm ngoài này, có gì anh cứ gọi.
— Cút… ai khiến cô phải lo. Thằng này chưa phải đồ phế vật đâu. Cô có ngon thì về với mẹ cô đi.
— Em làm vợ anh nên em không đi đâu cả.
Nga vẫn cứng rắn lấy chiếu ra nằm ngoài phòng khách. Đêm đầu tiên về nhà, chỉ trừ hai đưa con thì cả hai vợ chồng không ai ngủ được. Tâm trạng nặng nề đến bực bội, Nga cứ len lén quẹt nước mắt mà thôi. Sáng ra Nga dậy sớm lắm, dậy từ lúc năm giờ làm sẵn đồ ăn rồi mua bún về để sẵn đó. Sau đó cô tất bật chạy đến chỗ rửa chén thuê cho kịp, hai đứa con ngủ dậy tự lấy bún ăn. Tự thay đồ rồi tự dẫn nhau đi học, vì trường nằm ngay bên kia đường. Nga đi đến 8h mới về, lại vội vội vàng vàng xem chồng dậy chưa. Thấy Hoàng đang ngồi trước hiên hút thuốc, Nga nở nụ cười:
— Anh dậy rồi ạ, em lấy bún anh ăn nhé?
— Không cần, tôi tự làm được.
Nga không nói gì nữa, vào nhà cũng ăn thêm miếng rồi xách đồ dắt xe đạp ra đi lượm ve chai.
Thấy vợ đi làm rồi, Hoàng cũng không hỏi han gì, chỉ chán nản nhìn ra ngoài đường. Sau khi đốt liên tiếp ba điếu thuốc Hoàng mới mò túi quần lấy ra cái điện thoại cùi, may vụ tai nạn vừa rồi nó còn nguyên, đúng là đồ cục gạch. Thuận tay bấm chọn vào số của Toàn, vừa bấm vừa trách:
— Cái thằng tệ, bạn bị tai nạn mà không đến thăm lần nào. Cũng không thấy hỏi han gì cả.
Hoàng bấm gọi mấy lần đều là thuê bao, nên Hoàng gọi cho người khác. Bên kia nhắc máy và vui vẻ nói chuyện:
— Ông Hoàng hả, ông khoẻ chưa?
— Tôi khoẻ rồi, mấy ông đang đi làm à?
— Ừ, làm chỗ khác rồi, thằng thầu trốn vẫn chưa tìm được ông ạ. Mất cả tiền, mà mấy ông cũng không có tiền bảo hiểm.
— Vậy hả? Anh em làm chung mấy năm sao không thấy ông nào sang thăm tôi.
— Có lên viện thăm ông mà lúc đó ông còn đang hôn mê ấy chứ. Vợ ông không nói gì à?
Hoàng đánh trống lảng, vì anh cũng đâu nói được với vợ mấy câu đâu. Anh liền bắn sang chuyện khác:
— Có ông Toàn đấy không? Cho tôi gặp tí, gọi mãi không được.
Bên kia tỏ vẻ ngạc nhiên:
— Ông không biết gì à? Ông Toàn… ông ấy… chết rồi, chết từ vụ tai nạn. Tội lắm, ông ấy hiền mà chết thảm lắm, người bị đè be bét hết cả.
Anh bị đơ đi vì cái tin dữ ấy, anh lắp bắp:
— Chết? Ông Toàn… chết rồi sao?
— Chết hai ông? 4 ông bị thương trong đó có ông đấy. Thôi nghĩ ngơi đi, hôm nào bọn tôi kéo sang nhà thăm ông.
— À, ừ… mấy ông làm đi.
Hoàng buồn bã gác máy, đôi mắt đượm buồn lại hướng ra phía ngoài đường. Anh còn sống sau vụ tai nạn ấy, thì được gọi là phúc hay là hoạ? Có được cho là đại nạn không chết, sau sẽ có phúc báo không?
[…]
Mấy hôm nay Nga đi làm về trễ lắm, tầm hơn 9 giờ tối mới về. Chiều lại lo cơm nước xong cô lại tất bật đi làm, nhưng đâu ai biết cô đã làm thêm nghề khác – gái tiếp bia.
Lúc này đây sau khi rời khỏi chỗ làm, Nga đạp xe đi liêu xiêu. Mấy hôm mới vô nghề, Nga cứ bị nôn ói suốt vì có bao giờ bia rựou gì đâu. Nhưng nếu uống thì cô lại được thêm tiền boa của khách nữa. Đây là việc cô đâu muốn, nhưng tình thế bất đắc dĩ mà thôi. Vừa về đến cổng, đôi chân cô bỗng khựng lại, người khẽ run lên khi thấy Hoàng còn đang ngồi trước hiên nhà. Cô kéo khẩu trang lên che miệng, che đi bớt mùi bia rựou nồng nặc. Vào đến nơi cô lí nhí:
— Anh… anh chưa ngủ ạ?
Hoàng dùng giọng đay nghiến nói với cô:
— Đi đâu giờ mới về?
— Em… em đi làm…
Định vụt nhanh qua ngừoi của Hoàng, nhưng anh đã đánh hơi được mùi liền quát lớn:
— Cô dạo này cũng ăn chơi phết nhỉ? Có tiền quá đàn đúm nhậu nhẹt bù khú ra.
Nga không nói gì, chỉ lặng lẽ xuống tắm gội thay đồ mà thôi, ngày hôm nay cô cũng mệt rồi. Thấy vợ khinh mình không trả lời nên Hoàng quát lớn:
— Biết thằng này là phế nhân nên cô khinh thường chứ gì? Nên cô đi kẹp với thằng khác ngon hơn chứ gì? Nó bao cho ăn nhậu no say, đồ đĩ rẻ tiền…
Giận run người, Nga không kìm nén được nữa, sẵn có men trong người cô nói toẹt ra luôn.
— Anh đúng là đồ phế nhân anh biết không?
Hoàng khẽ nhếch mép:
— Tôi biết ngay mà…
— Phế nhân trong cách suy nghĩ, phế nhân bởi nhân cách. Tôi đã phải vay của giang hồ hơn ba mươi triệu để anh chữa bệnh, để có thể mua xe lăn cho anh. Nhà tôi không dám cầm, xe tôi không dám bán. Mỗi ngày tôi phải dậy từ 5 giờ sáng để đi làm, về tôi cũng tranh thủ đi nhặt ve chai. Rồi thì sao, nó không đủ vào đâu hết, tôi phải lết đi làm nghề gái tiếp bia đấy. Một ly bia tôi uống họ sẽ tôi 20 ngàn, có khi được năm mươi ngàn. Tôi đĩ rẻ tiền thì sao? Anh thậm chí còn không quan tâm tôi, anh thậm chí còn không hỏi tôi có mệt không??? Tôi mệt, thật sự rất mệt, không vì anh, không vì con. Tôi cũng sẽ không bị anh coi là đĩ rẻ tiền đây.
Nói đến đâu nước mắt Nga giàn ra đến đó, cổ khản đặc, cô đứng không vững nữa mà phải dựa tường ngồi xuống. Hoàng bỗng thấy sóng mũi mình cay cay, anh lặng lẽ bỏ vào phòng, không một câu xin lỗi. Bàn tay anh nắm chặt thành nắm đấm, anh đúng thật là phế nhân mà.
[…]
Ngày hôm sau, Nga cũng dậy sớm đi làm như mọi khi, nhưng cô không hỏi đén Hoàng nữa. Cô mệt rồi, không muốn cãi nhau nữa, chỉ muốn bình yên vượt qua khó khăn này mà thôi. Sau một đêm thức trắng suy nghĩ, râu cũng mọc nhanh ra, đầu tóc của Hoàng cũng lấm tấm vài sợi bạc. Nghĩ suốt một đêm anh cũng nghĩ được đến điều tích cực, bởi người phụ nữ đầu ấp tay gối theo anh cực khổ bao năm nay không từ bỏ anh. Vậy anh lấy tư cách gì từ bỏ bản thân mình, lấy tư cách gì từ bỏ cái gia đình mà cô ấy cố gắng giữ. Nghĩ là làm, Hoàng lấy điện thoại ra gọi cho thằng Ninh:
— Alo Ninh à?
— Vâng em đây, anh khoẻ chưa? Dạo này bận quá em chưa qua thăm anh được.
— Anh khoẻ, trưa qua nhậu với anh tí. Ở nhà không buồn quá em ạ?
— Vâng, thế trưa em qua.
— Ừ, thế nhá.
Tắt máy, Hoàng sốc lại tinh thần, đưa đôi mắt nhìn qua đôi nạng gỗ để trong góc. Anh sẽ bắt đầu thích nghi với mọi thứ, và thứ trước tiên chính là nó.
Trưa hôm ấy thằng Ninh đến thật, nó mang cho anh mấy lon sữa ông thọ. Rồi lại nhe cái hàm răng kỳ dị cười với anh:
— Khoẻ chưa anh?
— Khoẻ rồi, nay chú mày có răng cửa mới rồi đấy hả?
Thằng Ninh đưa tay lên đầu xoa xoa rồi lại cười:
— Vâng, em mới làm. Chứ mất cái hàng tiền đạo trông khó coi quá anh ạ.
— Chú mày ngồi đi.
— Vâng.
Thằng Ninh ngồi vào bàn, Hoàng rót cho nó chén rượu gạo và cả anh nữa. Lúc sáng anh có ra chỗ ngõ mua ít đầu cánh cổ vịt chỗ bà Hai béo làm mồi. Hoàng đưa ly rượu lên rồi xởi lởi:
— Cụng nào, vì anh mày đại nạn không chết.
— Vâng, mời anh.
Hoàng cố ý chuốc cho thằng Ninh ngà ngà say mới bắt đầu hỏi chuyện:
— Ninh này, mày chỉ cho anh cái quả gì đánh đề cho nhanh trúng đi. Thân anh thế này thảm quá Ninh ạ.
Thằng Ninh này cứ có rựou vào ai hỏi gì nó cũng khai tuốt:
— Dễ lắm anh ạ, nhưng anh phải tự mình làm thôi.
— Ừ, mày nói đi.
— Anh tìm miếng ván hòm người chết ấy, sau đấy lấy thước lỗ ban đo vào chữ Tử, mà hình chữ nhật nhá. Mình xin số thì mình khắc số cách nhau ra từ 0 đến 9. Và lưu ý, cuối hàng phải ghi hai chữ tạm biệt, nó lại là bàn cầu cơ đấy.
— Đệch, kiếm đâu ra mấy cái đấy bây giờ.
— Thì anh lên nghĩa địa xem ai họ cải táng họ vất ra thôi.
— Rồi sao nữa?
— Mua thêm đồng xu, rồi tìm ngôi mộ nào mà người ta chết trẻ, mà chết lâu thật lâu ấy. Đúng 12g đêm, thắp ba cây hương lên rồi để đồng xu lên mặt gỗ ấy rồi khấn: mời ma , mời quỷ dưới mộ xin nhập bàn cầu cơ, xin cho con con số, con xin tạ.
— Rồi làm sao biết được?
— Họ cho số thì đồng xu sẽ tự chạy. Nhưng nhớ, khi có số rồi phải khấn: mời ma mời quỷ rời bàn cầu cơ, tạm biệt.
— Dễ thế à, còn gì nữa không?
— Một tuần anh đánh một lần thôi, đừng lợi dụng nhiều không tốt, với đánh ít ít giống em thôi. Khi anh nhận tiền thì mua con gà mái, tối mang lên mộ 12g đêm vặn cổ cắt tiết để đấy rồi về. Nhớ nói là con dâng lễ tạ. Xong việc cứ để bàn cầu cơ dứoi gầm giường ấy.
Những gì thằng Ninh nói anh đều nhớ kỹ trong đầu, nhất định lần này anh sẽ kiếm được nhiều tiền. Trả nợ và lo được cho vợ con đỡ vất vả.