Dân làng Lệ Thuỷ vẫn đồn tai nhau rằng cây đa cổ thụ phía trước đình làng có ma. Vào mỗi đêm trăng sáng người ta lại thấy hình ảnh một cô gái cô gái mặc đồ trắng đứng dưới gốc đa khóc một mình, tiếng khóc nỉ non và ai oán lắm, đó là những ngày thường còn cứ mỗi năm vào đúng lúc mười hai giờ đêm ngày rằm tháng bảy âm lịch thì kể cả trong sân đình lẫn ngoài cây đa có rất nhiều bóng trắng đi lại, tất cả chỉ có những tiếng khóc nghe ai oán đến não lòng, tiếng khóc nghe như từ nơi xa xôi vọng lại làm người ta cảm thấy ghê rợn, rùng mình ớn lạnh.
Vì thế dân làng nơi đây thường ít lui lại khu đình làng vào buổi tối nếu không có việc cần thiết, còn đêm rằm tháng bảy âm lịch như một cái nếp có sẵn, nó đã trở thành thói quen của dân làng nơi đây, mười một giờ đêm là tất cả lên giường đóng cửa đi ngủ, chẳng một ai dám bước ra khỏi nhà. Người ta đồn rằng nếu là đàn ông bước ra khỏi cửa ngày rằm tháng bảy vào lúc bảy giờ tối khi đi bên ngoài đường sẽ nghe thấy tiếng một cô gái khóc ở bên tai rồi người đó sẽ như bị mộng du đi thẳng ra chỗ cây đa, ở đó có một người con gái vô cùng xinh đẹp mặc bộ đồ trắng muốt đứng chờ họ, và rồi kết quả sẽ bị phát điên hoặc có thể mất mạng.
Trước kia cũng có mấy người thanh niên gan dạ không tin vào những lời đồn thổi trong đó có anh Giáo một thanh niên to cao vạm vỡ nổi tiếng gan dạ trong làng. Họ thách nhau đúng mười hai giờ đêm ngày rằm tháng bảy sẽ đi ra cây đa đầu làng mang cả đồ ra đó để nhậu nữa. Thế là đúng mười hai giờ đêm ba người , anh Giáo và hai thanh niên cùng xóm là Tú và Thoại , trên tay là túi đồ nhậu cùng chai rượu đi ra gốc đa.
Ra tới nơi bọn họ bày biện đồ nhậu rồi dải luôn chiếc áo mưa dưới gốc đa làm chỗ để ngủ sau khi nhậu say, ba người vừa uống vừa cười nói vui vẻ, tiếng anh Giáo vang lên:
-Toàn là các cụ xưa doạ nạt con cháu, ma ở đếch đâu, uống đi xong lát nằm luôn đây mà ngủ cho nó mát về làm đếch gì.
Tiếng anh Thoại tiếp:
-Nếu mà có ma thì ra đây mà uống với bọn này luôn cho nó vui, mà nếu như lời đồn có cô gái xinh đẹp nữa thì…còn gì bằng
Nói xong cả ba người cười phá lên rồi tiếp tục cạch chén, trời về khuya gió bắt đầu thổi lớn hơn những tán lá đung đưa theo nhịp gió , ánh trăng rằm xuyên qua những kẽ lá xuống dưới đất làm cho dưới nền đất cũng chuyển động làm không gian thêm huyền ảo,thơ mộng, cả ba khi ấy cũng đã uống khá nhiều mắt cũng đã bắt đầu hoa lên. Do đã uống nhiều nên anh Tú và anh Thoại lúc này mới buồn tiểu , hai người vòng ra phía sau gốc đa rồi phóng uế ra đó rồi cả hai lại quay trở lại tiếp tục uống.
Chợt có một luồng gió lạnh tạt qua làm cả ba người co rúm lại , anh Giáo làu bàu:
-Mẹ nó. Trời đang nóng chảy cả mỡ mà tự nhiên lại có cơn gió ở đâu lạnh buốt thế này.
Hai người kia chưa kịp lên tiếng thì bất ngờ anh Giáo đứng bật dậy.
Từ phía sân đình có bóng một người mặc bộ đồ trắng từ trong bước ra,bóng trắng ấy đang bước hướng về phía của anh Giáo, tiến lại gần thì anh Giáo nhận ra đó là một cô gái mặc bộ đồ lụa trắng khuôn mặt tựa như trăng rằm, làn da trắng muốt vô cùng xinh đẹp, anh Giáo lúc này như là người bị hớp mất hồn miệng anh há ra đôi mắt không hề chớp, mất vài giây anh Giáo mới khẽ lắp bắp:
Ôi trời ôi !!! sao mà lại có người xinh thế này được, chẳng…chẳng lẽ là mình hoa mắt hay sao.
Anh Giáo đưa tay dụi mắt lại một lần nữa thì cô gái đã đứng ngay trước mặt, cô khẽ nở một nụ cười với anh ,đến nơi cô ta đưa đôi tay mềm mại sờ lên khuôn mặt anh Giáo rồi cô ta cất giọng nhẹ nhàng lạnh lẽo:
-Đi chơi với em anh ơi ! Đi chơi với em !
Đến lúc này thì anh Giáo đã không còn làm chủ được bản thân anh giơ tay ra định đưa sờ lên khuôn mặt của cô gái.
Hai người Tú và Thoại đi cùng anh Giáo thì lúc này ánh mắt đã có phần lo sợ và hoảng hốt men rượu trong người cũng bay đi hết từ bao giờ, nãy giờ hai người chứng kiến những hành động rồi những lời nói kỳ lạ của anh Giáo, anh cứ hướng mặt về phía sân đình cười nói một mình, vẻ mặt có phần lo lắng anh Tú bảo với anh Thoại :
-Mày đứng lên kéo nó ngồi xuống, tưởng thế nào chưa uống đã say.
Anh Thoại liền đứng dậy thế nhưng vừa đứng dậy anh ta lại ngồi thụp xuống:
-Mẹ kiếp thằng Giáo nó mang cái rượu gì đi cho mình uống không biết, tao đứng lên mà đau lưng quá như là cảm giác có cái gì nó đè trên lưng vậy.
Anh Tú cũng thêm:
-Mày nói tao mới để ý, đúng là từ lúc uống rượu của nó tao cứ thấy cổ tao thi thoảng cứ như có ai bóp lại vậy, khó chịu thật đấy. Thôi để vụ này mai tao mới mày tính với nó chắc là nó lại lấy rượu vớ vẩn cho anh em mình uống rồi.
Nói xong anh Tú không đứng dậy mà cầm chiếc dép ném anh Giáo giật mình anh Giáo quay lại, anh Tú liền nói lớn:
-Này mày bị ma nó bắt hồn hay sao mà cứ đứng đấy rồi lẩm bẩm một mình thế hả ?
Lúc này anh Giáo như sực tỉnh anh Tú liền nói tiếp:
Mày làm sao đấy? Say quá thì về ngủ đi, từ lần sau không uống được đừng có cố, mày doạ bọn tao phát khiếp.
Anh Giáo lúc này như sực hiểu ra hình như chỉ duy nhấy mình anh là thấy cô gái, thoáng chút rùng mình, anh định quay lại thì chợt anh nhận ra trên lưng hai người bạn đang cõng hai bóng trắng là bóng của hai người đàn ông một già một trẻ, hai bóng trắng ấy đang ôm lấy cổ hai người,trên lưng anh Tú một bóng ông già tóc bạc phơ đang lôi trong bụng ra từng mớ ruột quấn quanh cổ anh Tú, còn trên lưng anh Thoại bóng một người thanh niên một tay bá lấy cổ một tay cầm con dao kể vào cổ anh Thoại ,hai cái bóng ấy dường như biết anh Thoại nhìn thấy họ, chúng từ từ ngẩng lên hướng đôi mắt không tròng nhìn anh một cách lạnh lùng. Bàng hoàng anh Giáo đứa tay chỉ về phía hai người bạn anh lắp bắp:
-Trên…trên lưng, trên…trên lưng hai đứa mày cõng cõng ma kìa.
Hai người bạn lúc này cũng đã như cấm khẩu cánh tay của hai người run run cũng đang hướng về sau lưng của anh Giáo :
-Sau…sau…sau lưng mày kìa- Vẻ mặt cắt không còn giọt máu giọng anh Thoại lắp bắp.
Anh Giáo cũng từ từ quay lại anh chết đứng cô gái xinh đẹp khi ấy đã biến mất,trước mặt anh bây giờ là khuôn mặt trắng bệch hai hốc mắt đen sì chảy ra hai dòng máu đỏ thẫm, móng tay cô ta bỗng dài ra và nhọn như những chiếc móng vuốt, rồi cô ta nhe hàm răng đen sì nở một nụ cười vô cùng quái đản.
Rồi tiếng gió rít mỗi lúc một lớn, trên cây đa xuất hiện thêm mấy bóng trắng ngồi vắt vẻo trên cành cười những điệu cười the thé, quá kinh hoàng cả ba bỏ chạy thế nhưng chỉ có duy nhất anh Giáo là chạy được, hai người còn lại là anh Tú và anh Thoại thì như có hòn đá tảng trên lưng cố hết sức cũng không tài nào đứng lên mà chạy được, họ chỉ bò dưới đất một cách nặng nề, anh Giáo thì khi ấy cũng chỉ biết cắm mặt mà chạy không còn tâm trí đâu mà quan tâm đến hai người bạn đang bò lê phía sau giơ cánh tay lên kêu cứu một cách yếu ớt.
Sáng hôm sau người dân đi làm đồng sớm thì thấy anh Giáo đang run rẩy ngồi co ro trong góc của nghĩa địa, nơi có mấy ngôi mộ cũ đã lâu không có người nhang khói, dân làng bảo nhau gọi gia đình anh Giáo ra mang anh về, hỏi gì thì anh cũng không nói miệng anh chỉ lẩm bẩm:
-Ma…ma…tha cho tôi.
Thế rồi anh lịm đi không còn biết gì nữa cả.
Chiều tối hôm ấy mấy người phụ nữ đi ra ngoài giếng nước gánh nước về ăn, đang đưa mấy chiếc thùng xuống múc thì đụng phải cái gì đó ở phía dưới, bà ta đưa cánh tay mò mẫm phía đáy thùng nước để kiểm tra, tay bà quờ quạng phải một thứ gì đó mềm mềm tròn tròn như là chân người, lần lần thêm chút nữa thì bà ta hét ầm lên:
-Ối giời ôi có người chết, có người chết !!!
Rồi bỏ cả gánh nước mà chạy thục mạng về nhà, dân làng liền báo cho chính quyền ra kiểm tra thì đúng là ở dưới nước có xác một người đàn ông, người ta nhận ra đó chính là xác của anh Thoại, xác anh ngâm nước đã bắt đầu chương lên, hai mắt anh vẫn trợn trừng.
Chưa kịp hết kinh sợ thì một anh đảm nhiệm việc vớt xác của anh Thoại ban nãy đứng trên bờ thấy ngay chỗ ban nãy vớt xác thoại liên tục sủi tăm thấy sự lạ anh lại nhảy xuống mò mẫm thì chợt anh ta giật bắn người đứng thẳng dậy hô lớn:
-Mọi…mọi người ơi, lại…lại đây mà xem ở ở đây còn một cái xác nữa.
Nghe xong thì ai nấy đều tá hoả chạy lại, đưa ánh mắt sợ sệt chăm chú theo dõi, rồi từ từ cả thân xác người xấu số cũng được đưa lên trên mặt nước cánh tay khi chết như vẫn còn đang chỉ chỏ cái gì đó, mắt thì cũng trợn trừng, miệng há hốc hai bên tai cả hai người đều đang rỉ máu.
Dân làng kinh hãi đứng chứng kiến sự việc bàn tán xôn xao. Hầu hết họ đều không hiểu, vốn chiếc giếng làng này không có sâu lắm mực nước thậm chí chỉ quá ngực hai người lớn vậy mà vì sao hai người thanh niên khoẻ mạnh cao lớn lại có thể chết đuối cùng nhau thương tâm như vậy.
Một anh công an đảm nhiệm việc khám nghiệm tử thi đứng nói với vẻ mặt đầy nghi hoặc:
-Quái lạ thật thế này chẳng lẽ là chết trước khi ngã xuống giếng sao, chết đuối thì sao trong bụng lại không có tí nước nào?
Lúc bấy giờ có một người dân lên tiếng:
-Đêm hôm qua lúc hơn mười một giờ tôi đang đóng cửa quán thì thấy hai thằng này và thằng Giáo nữa chúng nó xách chai rượu đi ra đây, tôi có hỏi là giờ này không về nhà sao còn đi đâu thì chúng nó bảo là ra gốc đa uống rượu cho nó mát, tôi có khuyên chúng nó đi về thì cả ba thằng nó không nghe, đến hôm nay thì xảy ra cái chuyện này.
Dân làng Lệ Thuỷ nghe tới đây thì hầu hết mọi người đã đoán được chuyện gì đã xảy đến với mấy người họ.
Anh công an nghe vậy thì liền nói:
-Vậy thì còn một người nữa mọi người có biết anh ta giờ ở đâu không ?
Anh Giáo từ khi về nhà thì anh cũng đã dần hoàn hồn trở lại khi anh công an và mọi người tìm đến hỏi chuyện anh cũng đã kịp tỉnh táo để kể lại tất cả sự việc của buổi tối ngày hôm qua thế nhưng khi anh vừa kể xong thì bất chợt anh lại hét toáng lên, anh lên cơn sốt cao ngủ li bì mấy ngày liền rồi khi tỉnh dậy anh ta đã bị điên, từ ấy anh cứ đi lang thang khắp nơi miệng lẩm bẩm gì đó chẳng ai hiểu, rồi một ngày chẳng ai còn thấy anh ta nữa, anh ta đã đi đâu không ai rõ.
Sau câu chuyện của ba người thanh niên thì từ ấy chẳng ai còn dám bén bảng ra đình làng vào buổi tối nữa.
Nhiều người tò mò tìm đến những người cao niên trong làng để tìm hiểu nguồn gốc của những bóng ma nơi cây đa đầu làng. Bà Lý năm nay đã ngoài tám mươi tuổi thở dài nét mặt buồn buồn bà chậm rãi kể lại một câu chuyện bi thương năm xưa mà chính bà là người được chứng kiến.
Gia đình ông Chánh tổng nằm ở ngay phía đầu làng, phía trước có cây đa cổ thụ, tán cây vô cùng lớn che mát cả khoảng sân phía trước nhà ông Chánh, phía sau cây đa là chiếc giếng làng nơi mà người dân thường ngày vẫn gánh nước về sinh hoạt.
Ông Chánh thì vẫn còn khá trẻ năm nay ông cũng chỉ mới gần bốn mươi thế nhưng vì là chánh tổng cho nên ông thích được người ta gọi bằng chức ông để thể hiện cái uy nghiêm của mình.
Nhà ông Chánh thì giàu lắm, vốn mấy đời nhà ông đều sống trên mồ hôi nước mắt của những người lao động nghèo khổ có lẽ cũng chính vì thế mà ông Chánh lận đận về đường con cái.
Ông lấy vợ là bà Hạ từ năm ông hai mươi, bà Hạ là con gái của một phú hộ ở làng bên, thời ấy bà Hạ nổi tiếng là xinh đẹp nhất vùng lại được cái đẹp người đẹp nết, bà lấy ông Chánh cũng bởi vì sự sắp đặt của bố mẹ hơn nữa mỗi lần gặp mặt ông Chánh luôn tỏ ra rất quan tâm và chiều chuộng bà,ông lại luôn tỏ ra có tầm lòng bao dung với kẻ ăn người ở lâu dần bà cũng bắt mến cái tình cảm của ông.
Bà Hạ cũng đâu có biết đấy chỉ là trước mặt bà thì ông Chánh tỏ ra như vậy còn sự thật phía sau thì ông vẫn mang cái bản chất di truyền của ông cha để lại hống hách, bóc lột và coi thường những người dân đen thấp cổ bé họng.
Thế nhưng có một sự thật là ông Chánh yêu thương bà Hạ thật lòng vì thế lấy nhau đến mười bảy năm bà Hạ vẫn không sinh cho ông lấy được một mụn con tuy ông có buồn nhưng vẫn không lấy thêm vợ cũng không trách móc gì bà vẫn tỏ ra yêu thương mà hết mực ,ông vẫn kiếm thầy lang khắp nơi để khám và bốc thuốc cho cả hai ông bà, thế rồi cuối cùng bà Hạ cũng có mang vào năm thứ mười tám sau khi lấy nhau ,chín tháng sau bà sinh cho ông Chánh một cô con gái ông bà đặt tên cho con gái là Kim Thư, có con hai ông bà vui lắm nâng niu chăm sóc như cục vàng, người làm nhìn ông Chánh mỗi khi về tới nhà thì lại như nhìn thấy một người khác vậy vì ở bên ngoài ông quát tháo thậm chí sẵn sàng cho người đánh què chân đứa nào dám làm ông phật ý, ông áp dụng tất cả những gì đã được cha ông chỉ dạy , ai nợ mà không trả thì ông tịch thu tài sản nhà cửa ruộng đất đuổi ra đường còn kẻ nào mà chống cự thì đen đủi hơn có thể là vừa bị đuổi ra đường lại còn mình đầy thương tích sống dở chết dở.
Ông Chánh vẫn muốn có thêm một đứa con trai để nối dõi thế nhưng đến mãi tận ba năm sau khi ấy ông đã bước sang tuổi bốn mươi dù ông bà có cố gắng thuốc thang đến mấy thì bà Hạ cũng không thể mang bầu thêm được nữa, mấy thầy lang giỏi được ông mời đến thì đều phán rằng do bệnh lý của ông nên ông bà không thể sinh con chứ không phải do bà Hạ, thế nên ông Chánh cũng bắt đầu buông xuôi vì ông nghĩ rằng có lẽ cái số ông không có con trai nối dõi.
Năm ấy loạn lạc đói khát nạn cướp bóc xảy ra khắp nơi. Vào một buổi chiều ông Chánh cùng một người đầy tớ đi dạo trên con đường làng, ông đang ung dung bước đi thì từ trong bụi cây mấy tên bịt mặt tay cầm dao lao ra khống chế ông và người đầy tớ, bọn chúng cầm dao dí vào cổ ông và lấy sạch số tiền ông mang trên người , lấy được tiền rồi mấy tên cướp liền bỏ đi nhưng bọn chúng vừa đi được mấy bước tức thì cả mấy tên bị đánh nằm gục hết xuống đường. Ông Chánh và anh người hầu khi ấy cũng vô cùng sợ hãi vì trước mặt họ là một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi thân hình cao lớn vạm vỡ đôi mắt đằng đằng sát khí vô cùng hung hãn đang nhìn qua một lượt mấy tên cướp, rồi anh ta quát:
Giữa ban ngày ban mặt mà chúng mày dám giở cái trò cướp bóc ở đây, khôn hồn thì bỏ tiền chúng mày vừa cướp lại rồi cút đi, nếu không thì tao cho chúng mày biết tay.
Mấy tên cướp biết không thể đánh lại người này bèn nhìn nhau rồi đồng loạt bỏ chạy. Người đàn ông ánh mắt có phần hoà nhã hơn rồi cầm túi tiền mà bọn cướp vừa cướp được đi tới chỗ của ông Chánh. Ông Chánh và anh người hầu thì hơi khẽ lùi lại bởi vì tuy người đàn ông này trên môi đang nở một nụ cười rất tươi nhưng trong ánh mắt của anh ta vẫn ánh lên có gì đó tàn ác và nham hiểm.
Thấy ông Chánh và anh người làm có vẻ sợ sệt người đàn ông cười lớn rồi nói:
-Ấy hai người đừng có sợ, tôi tình cờ đi ngang qua đây thấy việc bất bình thì tôi ra tay tương trợ thôi. Đây tiền của ông đây trả lại túi tiền cho ông.
Nói rồi người đàn ông cầm túi tiền đưa lại cho ông Chánh rồi anh ta quay lưng bước đi. Chợt có tiếng ông Chánh gọi giật lại:
-Cậu cho tôi hỏi.Cậu tên gì? Cậu là người ở đâu đi ngang đây, hình như cậu không phải người dân vùng này thì phải ?
Người đàn ông kia quay lại cười rồi nói:
-Tôi tên Lực quê Sơn La gia đình bố mẹ không còn ai nhà cửa cũng không có tôi đi làm cho gia đình một tiệm cơm nhưng vừa rồi họ bị quan trên tịch thu hết tài sản thế là tôi lại bơ vơ đang trên đường đi kiếm một công việc khác.
Nghe người đàn ông nói vậy ánh mắt ông Chánh liền rực sáng ông vội nói:
-Cậu đang đi kiếm việc làm, tôi cũng đang rất cần một người như cậu nếu cậu ưng thì về làm cho nhà tôi, tiền công thì không phải lo chỉ cần cậu làm tốt là được !
Người đàn ông tỏ ra vô cùng mừng rỡ:
-Ông…ông nói thật hả ? Ông thuê tôi sao ?
Anh đầy tớ đi cùng ông Chánh bấy giờ mới lên tiếng:
-Này anh kia ăn nói cho cẩn thận chứ anh có biết đây là ai không mà phải nói dối anh ? Đây là ông Chánh tổng vùng này đó.
Người đàn ông tên Lực khi này mới tỏ ra khá hốt hoảng liền quỳ sụp xuống:
-Lạy ông Chánh tổng, con không biết đây là ông Chánh nên từ nãy con thất lễ xin ông Chánh bỏ qua. Con xin hứa sẽ làm thật tốt không để ông phải thất vọng đâu ạ.
Nghe thế ông Chánh mừng lắm, vì ông biết rằng tên Lực này có thể một mình đánh cùng lúc mấy người thân hình to khoẻ lại có hiểu biết chút võ vẽ thế nên nếu hắn về làm cho ông vừa có thể bảo vệ ông lại vừa có thể trừng trị những kẻ dám chống đối ông. Ông thầm cười trong bụng,thái độ của ông thay đổi ngay mặc dù người đó vừa cứu ông phải bọn cướp tàn bạo, ông tiến lại hai tay chống nạnh, hắng giọng nói:
-Được rồi, mày đi theo ông không phải lo cơm ăn áo mặc, làm tốt ông sẽ thưởng cho, giờ đứng lên theo ông về nhà.
Lực đứng lên ánh mắt vô cùng vui sướng, anh ta bước đi phía sau ông Chánh thái độ khép nép trái ngược hoàn toàn với vẻ mặt hung dữ khi nãy, bất ngờ trên môi hắn nở một nụ cười mà nhìn kĩ thì nụ cười ấy rất nham hiểm và độc ác.
Ở trong nhà bà Hạ và Thư đang chơi đùa với nhau thấy ông Chánh dắt thêm một người đàn ông cao lớn vạm vỡ đi phía sau tiến vào trong nhà, nhìn vào ánh mắt người đó bà Hạ trong lòng bỗng có một cảm giác bất an, bà liền bế con gái đi ra ngoài sân.
Bước vào tới sân ông Chánh bảo anh đầy tớ dẫn Lực ra phía sau nhà nơi ở của người làm trong nhà, bà Hạ khi này vẫn đứng ở trên hiên nhà bà cất tiếng hỏi ông Chánh:
-Người đó là ai vậy ông ? Ông lại kiếm thêm người làm mới đấy à? Sao nhìn anh ta mà tôi thấy có cái gì đó nó bất an lắm.
Ông Chánh xua tay rồi nói:
-Có cái gì bất an đâu, bà lại suy nghĩ linh tinh rồi. Nãy tôi gặp mấy thằng cướp may mà có nó ra tay, không thì cũng không biết thế nào rồi đó.
Nói rồi ông Chánh bảo người làm gọi Lực lên trên nhà, lên tới nơi Lực khép nép chào ông Chánh, ông Chánh liền tỏ ra vui vẻ cười nói:
-Đây là bà cả và cô chủ sau này bà và cô chủ có gì sai bảo thì mày phải nghe lời biết chưa?
Lực hướng ánh mắt về phía bà Hạ và Thu rồi cúi đầu chào :
-Dạ con xin chào bà Chánh và cô chủ,con tên Lực vừa được ông Chánh đây cho về làm người hầu trong nhà có gì con không phải mong sau này bà chỉ dạy ạ.
Lực khẽ mỉm cười rồi nhìn thẳng vào bà Hạ, thoáng trong phút chốc bà Hạ cảm thấy rùng mình, gai ốc nổi lên, bà không hiểu sao nhìn vào đôi mắt của Lực bà có cảm giác vô cùng sợ hãi và ớn lạnh.
Ông Chánh cho gọi đám người ở trong nhà tới làm quen với Lực rồi ông phân công việc cho Lực:
Từ mai mày bắt đầu làm việc cho ông, công việc của mày thì sẽ đi cùng ông bảo vệ ông và sẽ xử lý giúp ông những kẻ dám chống đối không chịu nghe lời.
Lực cúi đầu vâng dạ chợt anh ta nhận ra ánh mắt của bà cả đang chăm chú nhìn mình, anh ta đưa anh mắt liếc nhìn sang phía của bà Hạ, đôi môi hơi khẽ nhếch lên cười nhẹ, rồi anh ta xin phép đi ra ngoài.
Bà Hạ sau cái liếc mắt của Lực thì mặt hơi biến sắc, đôi mắt bà vẫn dõi theo từng bước chân của Lực.
Tối hôm đó bà thủ thỉ với ông Chánh:
-Ông này. Tôi thấy cái người làm mà ông mới nhận về hôm nay, tôi thấy anh ta không bình thường đâu, nhìn vào ánh mắt anh ta tôi thấy sợ lắm, hay là thôi ông cho anh ta một ít tiền rồi đuổi anh ta đi, chứ…
Chẳng chờ cho bà Hạ nói tiếp ông Chánh gạt phắt đi:
-Bà không chứng kiến mọi việc thì bà không có hiểu hết được đâu. Cái việc người làm lần này bà cứ kệ tôi lo đi đừng có mà xen vào nữa.
Nghe ông Chánh nói thế bà Hạ biết là khó có thể đuổi anh ta đi vì vốn dĩ bà cũng chẳng có lý do nào để có thể thuyết phục chồng cả ngoài cái cảm giác bất an khi nhìn vào đôi mắt của anh ta.
Thế rồi Lực cứ thể ở lại, hàng ngày đi làm cùng ông Chánh tối về ăn cơm ngủ nghỉ phía sau bếp, từ ngày có Lực ông Chánh trở lên nhàn hạ hơn rất nhiều ông chẳng phải động tay động chân vào việc đấm đá như trước, tất cả mọi việc đã có Lực lo.
Dân làng và những con nợ ngày càng sợ hãi ông Chánh hơn gấp bội phần, trước kia cùng lắm là ăn mấy cái gậy hoặc mấy cái tát của ông Chánh nhưng giờ đây họ có thể mất mạng bất cứ lúc nào, đã có mấy vụ khi bị Lực người hầu thân cận của ông Chánh đánh không chết ngay nhưng cứ ốm lay lắt nằm một chỗ rồi cũng chỉ dăm bữa nửa tháng là qua đời. Vì không phải là ông Chánh đánh chết trực tiếp mà mãi cả tuần hay cả tháng sau mới chết cho nên thời ấy chẳng ai có thể buộc tội cho ông đánh chết người cả.
Càng ngày dân làng càng sợ cái uy và sự tàn độc của ông Chánh, thậm chí có người không có khả năng trả nợ biết là trước sau cũng sẽ chết không nên đã kéo cả nhà ra mà tự vẫn.
Chỉ sau ba tháng kể từ khi đưa Lực đi làm việc cùng mình ông Chánh cảm thấy mình uy phong hơn trước rất nhiều, ông thích cái cảm giác đám dân đen nhìn thấy ông là khép nép chân tay run rẩy mặt cắt không còn một giọt máu. Và nghiễm nhiên cũng chỉ ba tháng Lực chiếm trọn lòng tin từ ông Chánh.
————Còn tiếp———-