Chương 1 :
Tiếng cười đùa của những đám ranh con phá xóm vang động cả buổi trưa trời, vào tháng 6 âm lịch năm nay xóm chệt bắc chẳng đổ một hạt mưa. Trong khi những chỗ khác đã có cơn mưa mát rượi từ khi nào, trời nắng nóng nực, những người già trẻ, đều ra hàng ba trước lộ ngồi hứng hơi cơn gió trưa. Nắng rát cả đầu, nhà nào xây trần nhà thấp quá thì giống như đang ở trong lò luyện đơn một trăm năm, chịu không nổi. Nhà nào có điều kiện chút, điều xây phòng gắn máy lạnh, phà phà ngủ trưa. Trước cái nắng nóng thế này, ai mà không có máy lạnh, điều tụ họp sát vách nhà ngồi hứng gió, tầm nửa tiếng sau thì im bặt hằng ra, trời dần chuyển bóng ui ui, gió trời chẳng còn. Sau cái nắng là cái tóc đổ mồ hôi hột.
” Công nhận ông trời biết trêu ngươi tụi mình thiệt, giờ cho đứng bóng đứng gió mẹ rồi ?”
Một người đàn ông trung niên, tên Tư Măn, ngồi ngay lư quăng, tay vẫy vẫy cây quạt giấy, miệng nhăn nhó nói trong não nề.
” Đúng ra là hằng năm chỗ mình thánh này là có cơn bão đầu mùa rồi chứ không phải mưa, mà sao năm nay kì vậy không biết ? Nắng kiểu này lẽ tui kêu tụi nhỏ gắn cho cái máy lạnh ? ”
Sau người đàn ông là một tiếng than thở của bà Tám có tướng mạo đô con bán tạp hóa kế bên. Bả nói vừa câu nào là người đàn ông kế bên bĩu môi xỉa lại câu đó.
“Nhà lá lợp cây, mà đòi mua máy lạnh… Trưa nắng quá say ke hả bà nội? ”
” Ông này không hiểu được hai từ đam mê hay sao, tuy nhà lá, mà tôi có đam mê mua máy lạnh như bà Chín đó thôi? ”
” Ừ bà gán đi, gán bán tạp hóa cả chục năm, rồi nuôi đam mê xây nhà lên thật cao rồi mua máy lạnh! Bà nghĩ sao mà bà đi so với mẹ Chín ngang ngược đó ? Nào bà giật được hụi như bã đi rồi hả ngang hàng với bả! ”
Bà Tám ngồi ịt xuống muốn xệ cả cái ghế mũ, ông Tư Măn thấy vậy, cũng đi qua bàn ngồi kế sẵn kêu luôn một chai nước ngọt uống cho đã khát. Vừa uống ngụm nước chưa đã cổ họng, ông lại nhìn đưa con gái ngoài sân bước vào, với mấy đứa nhóc cùng sớm. Ông vừa nhìn đã muốn nổi điên cả đầu, thời ơi đời nào, mà con gái con lứa mười bảy tuổi đầu. Đem cái đầu trần nghêu ngao giỡn hớt ngoài trời nắng chang chang với mấy đứa ranh cùng tuổi trong xóm.
Một đứa hai đứa, từ từ rồi năm đưa chạy vào quán bà tám. Ba trai một gái, cả con ông Tư, ông mở tròn mắt, miệng mấp máy như đang muốn chửi, thì một trong đám nhỏ có đứa lên tiếng.
” Thưa bác Tư, à bà tám bán cho bốn đứa con bốn chai sting! ”
Bà tám bước ra đem ra một lốc lẻ gồm bốn chai.
” Mới bán được hai chai, vừa đủ luôn đó, bốn chục mày.”
” Dạ con gửi tiền. ”
Bốn đứa nhóc bằng tuổi nhau tự chia nước ra uống, bọn nó ngồi xuống bàn miệng mồm loi nhoi bài trò này hết trò khác. Từng đứa trong đó gồm, thằng Linh, thằng Kỳ, Thằng Đình, và thêm nhỏ con gái tên Xuyên, còn con gái ông Tư là bé Ty.
Ông Tư ngồi gần lắc đầu với mấy đứa ranh con này, gần mười tám hết rồi, mà cứ nghĩ mình là chín mười tuổi hay sao. Mà lần nào đi học về, trời nắng nóng thì lội ao vuông bắt tôm cá, mò lau kiếng. Còn mưa giông bão, trời sét gầm gầm mà hở lôi đầu ra tắm. Ông Tư với mấy phụ huynh khác còn ngao ngán khi con ông hợp lại với mấy đứa này là điều có chuyện. Hết năm lần bảy lượt ông nhốt con bé Ty ở nhà vì phá làng phá xóm, phá đến cả trường học. Ông nhiều lần khuyên nhủ con đủ điều, mà đàn gãy tai trâu, nói tai này con Ty nó lọt tai khác. Bản thân con gái mà cái cốt con trai, với vợ ông mất sớm gà trống nuôi con, lúc nhỏ còn chỉ dạy được. Tới lớn rồi cha với con gái lại khó gần, ông cũng không thể nào vừa là cha vừa là mẹ, nên ông bỏ liều cho con gái rong chơi nào mà trưởng thành tự vác con bé sẽ ngoan lại.
Mấy đứa nhỏ nhìn ông Tư bằng cặp mắt láo lia, như đang có ý đồ gì thì thầm nói nhỏ, mấy cái điệu bộ này ông đã quá quen, nên ông tằn hắn tra hỏi.
” Bốn đứa bây muốn nói gì nói lẹ đi ? ”
Ông Tư thừa biết mấy đứa này mà có gì xì xầm thì chỉ có chuyện của con Bé Ty để kể. Thằng Linh, nước da hơi cháy sạm do nắng, tóc nó hớt đầu đinh màu vàng nâu, cái miệng có chút nạo dừa khô lanh chanh nói.
” Ông Tư đoán hay vậy ? Vậy ông Tư có biết, nó mới bị quỳ ngoài nắng do đá banh bể cửa kính của thầy Lương không ? ”
Ông Tư mới uống ngụm nước cũng phải hụt chết sặc vì câu nói tỉnh bơ đó.
” Nay có vụ đó nữa hả? ”
Mấy đứa còn lại ngỡ ngàng trước sự ăn cơm hớt của thằng Linh, thằng này có tính nhiều chuyện, nhiều chuyện đến nỗi nó nhằm khi nghe những câu chuyện đầu đuôi không rõ sự việc mà đồn tùm lum. Thêm tính ăn cơm hớt, mỗi lần ai nói chuyện chẳng đến đâu nó điều xen vào. Đến cha mẹ nó còn không chịu nổi, bữa nay cũng vậy nó không ngần ngại chuyện nên nói hay không nên nói mà lại oa oa cái miệng. Bốn đứa chỉ biết cúi đầu, vì không bụm miệng kịp thằng ó đâm này.
” Ông Tư lúc đó mà có mặt là vui lắm, con Ty nó vừa quỳ vừa bị thầy Lương mắng luôn cả vụ, con Ty hái cả mắc mèo tha vào cái võng ổng ngủ ngoài vườn. Con nhớ lúc đó ông gãi như khỉ, nên ổng cay con Ty lắm! ”
Ông Tư nghe xong như muốn lên tăng xông, ông mặt lạnh tanh, nhìn về thằng Linh đang cười hô hố cái môi, còn mấy tụi kia úp mặt chỗ khác như không muốn dính liễu vào.
Thằng Linh thì nó cứ cười như được mùa, vừa cười nó cũng vừa cảm nhận được hơi nóng sau lưng, nhưng chẳng mảy may để tâm.
” Cười bà nội mày …”
Bé Ty nó đứng sau lưng nãy giờ nghe hết từ đầu đến cuối, nó nóng đến độ mặt đỏ phừng phực.
Trong lòng nó bây giờ lẩm bẩm chửi thằng Linh như con không đẻ, nếu mà không có ông Tư ở đây thì thằng Linh liệu có còn xác về nhà hay không.
Tính bé Ty thì tụi này quá rõ, chơi với nhau hết lòng, thì ai mà chơi hết hồn thì có nước tới số. Huống chi đã thỏa thuận với nhau là giấu những chuyện phá hoại của Ty, thì thằng ăn cơm hớt này lại khui ra không cần suy nghĩ.
” Ty, chuyện thằng Linh nói phải thật hay không? ”
” Cha… không phải! ”
Ty cố gắng biện minh, thì thằng Linh như trời nắng quá nổi cơn hay sao mà cái miệng nói lia lịa.
” Chuyện này thật á … Ty quỳ bầm đầu gối luôn! ”
” Mày im miệng coi?”
Một tiếng quát lớn từ Ty, giờ đây Ty chẳng nhịn nổi thằng này. Chuyện không không liên quan mà hở tía lia tía lịa, bốn đứa kia sợ bé Ty nổi khùng mà đánh luôn thằng Linh. Liền nhào đến, hai thằng một thằng xách nách một thằng xách giò mà chạy. Hai đứa sau rụt người chào ông Tư, rồi rén chân đi nhè nhẹ.
Ông Tư đứng dậy, chắp tay sau lưng nhìn con gái lắc đầu ngán ngẩm, định mở miệng nói một câu gì đó, thì chất giọng oang oang của bà Sáu Cơ phát ra kế nhà bà chín.
” Bà chín ơi bà có nhà không? ”
” Có á bác sáu… ”
Một câu nói, là tiếp đó một câu đáp của thằng Linh. Dù hai đứa có tay xách nách mang thằng đó đi chăng nữa, thì cái miệng vẫn tía lia như thường, thằng Kỳ thả chân Linh xuống, mồm nó cà lăm, mà cứ vừa nói vừa không ngừng lạy.
” Mày, mày. im dùm tao, tao cái! Nói hồi, hồi, bà chín bả ra dạc, dạc mỏ, mày! ”
Thằng Linh mặt nó vừa ngố vừa ngu làm sao, dù bạn bè cố khuyên thì hở bà Sáu cơ la câu nào nó điều đáp như theo nhịp điệu.
” Bà Chín ơi, bà có nhà không? Ra đây trả tiền hụi cái huốt sáu tháng rồi bà Chín ơi? ”
” Sau bác sáu không vô nhà luôn cho rồi, bác chín trốn ở trỏng chứ đâu! Đã người ta trốn nợ rồi mà réo ai dám ra? ”
Thằng Linh đứng nói tỉnh bơ, cả đám chỉ biết lắc đầu tự đi ên về nhà, chứ ở một hồi bà chín dắt dao ra chém chẳng chơi. Mà thiệt vừa dứt câu, ba đứa kia phải buông giò chạy lẹ, bà Chín tay kéo ống quần tay cầm con dao yếm xông cửa ra chửi.
” Mẹ kiếp thằng con bà ba Tính, bữa nay tao không dạc mỏ mày tao không phải chín Triệu! ”
Thằng Linh bây giờ mới hoảng hồn mà chịu đi về, nó tuy đi sau mà sức chạy thì vượt mặt ba đứa đầu, nhìn nó phóng như bay ba đứa còn lại mới cười thầm.
” Dừa lắm, nói không chịu nghe, nó ở lại chút là tụi mình kêu cha mẹ nó lại hốt xác về rồi? ”
Mất bóng mất dạng cả bốn đứa, Ông Tư giờ đây lại tiếp tục đứng hóng hớt chuyện bà Sáu bà Chín.
Bà Sáu Cơ, là bà chuyên thầu số đề, bà cũng là chủ hụi trong xóm. Bà ta làm nghề đề cũng cả chục năm, rồi làm hụi kiếm lời cũng mấy năm nay điều không sao. Cho tới chuyến hụi lần này, có bà Chín vào một dây, thì y như rằng banh chuyện. Thường người ta nói chủ hụi đi giựt tiền con hụi, chứ đời nào con hụi đi giựt lại chủ hụi.
Bà Chín, có biệt danh Chín Triệu vì cái tính hay đi mua đồ triệu người ta chẳng muốn trả, lúc đầu bình thường chứ về sau chẳng ai muốn bán đồ vì không chịu được cái tính kỳ cục của bà ta. Vừa thiếu tiền đề Bà Sáu chưa lâu, bây giờ bà vô hốt chưng hụi, mấy chục triệu mà từ lúc hốt đến nay, mấy tháng trời bà chẳng đóng cho bà Sáu một đồng. Ngày ngày né tránh bà Sáu, chẳng dám ra đường. Mà lỡ có gặp toàn là những tuồng cải lương than thở nghèo khổ, trong khi mùa nắng chưa được bao lâu bà ta đi sắm liền cái máy lạnh cả chục triệu, trả bằng tiền mặt, chứ tiền hụi bà ta trả từng những lời hứa hẹn.
Xóm làng lại nghe những màn chửi lộn động trời cả buổi trưa nắng gắt, Ông Tư cũng chẳng màng tới mấy chuyện xóm làng. Giờ ông đi bẻ một cây lức tươi, tuốt lá mà đi trị đứa con gái trời đánh này.
Bé Ty mặt nhăn nhó, chân quỳ trước bàn thờ bà Tư, tay khoanh lại sám hối.
” Ty cha dạy con sao? Con gái lớn rồi, giữ nết giữ na lại, gần mười tám tuổi đầu rồi, chứ còn con nít đâu, mà suốt ngày tụ tập bè phái phá làng! ”
” Con có phá đâu…”
Giọng quạu quọ của Ty chen lời ông, Ông Tư tức giận không nỡ đánh con mà liên tục đạp cây roi xuống bội gián.
” Nay trả treo với cha nữa hả! Con coi cha nói sai hay đúng, chứ trên đời có đứa con gái nào mà trưa nắng nhong nhong đi ra đường, còn đi đá banh nữa chứ? Đá bể kính cửa thầy giáo… rồi cái vụ tha mắc mèo, làm thầy gải như khỉ nửa chi? ”
” Ai kêu, thầy dạy thêm mà suốt ngày bắt bẻ con chi! Làm vậy mới hả dạ. ”
” Con vừa vừa thôi, ai bảo con càng lớn càng lì rồi học rớt, Thầy Lương dạy kèm đã không lấy phí là may mắn rồi, giờ con trả ơn người ta vậy hả! ”
Ông Tư càng nói, bé Ty càng bỏ qua tai, mặt cô cợt nhả đến bộ ông tức cho quỳ hai tiếng đồng hồ. Ngồi trông ngóng trước nhà, ông Tư mặt lẳng lặng nghe bản cải lương.
” Anh Tư ơi, anh Tư à! có nhà không anh Tư? ”
” Tôi nè Sáu ! ”
Bà Sáu Cơ chửi lộn xong với bà Chín, thì đi dài dài lại ghé nhà Ông Tư. Thấy ông ngồi đìu hiu liền bà hớn hở tấp vào, vừa ngồi xuống hàng ba, bà thấy Bé Ty bị quỳ phía trong liền hỏi.
” Ty nó lại gây chuyện gì hà anh? ”
” Gì đâu Sáu, tại thấy nó lớn rồi mà nhong nhong ngoài nắng xót con nên vô bắt quỳ cho khỏi đi chơi! ”
Bà Sáu thở dài.
” Cũng phải, con gái lớn rồi cứ rong chơi với tụi Thằng Linh con Xuyên miết, rồi sao mà lấy chồng? Với tôi có mấy mối nước ngoài anh coi ưng thì gả, để nó lo cho về già? ”
Ông Tư nghe đến mấy vụ mai mối nước ngoài thì lắc đầu.
” Thôi Sáu, con Ty sau này Ưng ai tôi gả chứ không ham hố chi nước ngoài! Lỡ lấy chồng giàu mà không hạnh phúc tội con nhỏ! Mà Sáu ghé tôi có gì không hay chỉ hỏi mai mối? ”
Bà Sáu như chợt nhớ ra gì đó, móc đưa cho ông Tư một miếng phiếu nhỏ.
” Bữa rằm tháng 7, tôi phát gạo với mì anh nhớ lại nha? ”
Ông Tư trầm ngâm.
” Nay mấy mà Sáu phát phiếu sớm vậy? ”
” Nay dưới hai tám rồi, thật ra tôi chưa phát đâu, tại ghé trò chuyện săn đưa anh Tư trước! Chứ để mùng sáu tôi mới kêu lính đi phát dài xóm! Thôi tôi cho Anh hay vậy đó, rồi tôi về, Sáu về nghe Ty! Anh coi tha cho nhỏ đi lớn rồi phạt nhỏ hoài! ”
” Tôi biết rồi, Sáu về cẩn thận nha. ”
Tiếng đôi dép lê đi cành cạch ngoài đường nhựa, ông Tư thấy dáng bà Sáu khuất xa cũng nhìn vào đứa con gái khờ khạo của ông.
” Cha tha lần này thôi đó, lần sau bỏ tật quậy phá nghe không? ”
” Dạ con biết rồi cha! ”
” Ừ! Ra sau dọn cơm lên ăn, cha nấu sẵn ở dưới hết rồi! ”
Ông Tư quay qua quay lại nhìn về những dòng thời gian, từ thời trẻ, đến gần tuổi xế chiều. Chỉ có một đứa con gái, ông thương yêu bảo bọc, đến nỗi dù con gái tính cách có ra sao. Ông la thì la, gầy thì gầy, con ông vẫn là lá ngọc cành vàng.
Thời gian cho ta thấy nó trôi qua thật nhanh, chớp mắt cái thôi. Đã đến ngày rằm tháng bảy, là cái ngày người ta gọi là tháng cô hồn.
Sáng sớm tin mơ, nhà nhà điều mua chè về cúng rằm, còn ai mà những ai mà giàu có thì điều làm mâm cúng thịnh soạn.
Ở nhà người lớn tranh thủ đầu sáng sớm lo liệu xong, điều dẫn nhau qua bên nhà bà Sáu Cơ lãnh gạo. Ai có phiếu thì mới được vào, chứ chen lấn gian lận là xong đời với tụi lính bà Sáu.
Bà Sáu tuy miệng lưỡi hung hãn chứ tâm bà tốt, nên có chửi đòi nợ ra sao, hàng xóm láng giềng không ghét bà là đã hiểu.
Bà cúng bái trái cây, gà vịt quay một mâm dài thịnh soạn, xôi chè điều bắt mắt. Được cái người ta không ham mà giật, cúng xong bà Sáu điều chia cho từng người. Thêm có màn giật vàng theo mọi năm, dưới mảnh đất rộng, bà luôn trải một miếng cao su. Rồi đổ đầy khoai lang, mía, cóc, ổi. Cúng xong bà phát gạo cho người lớn, rồi quay qua mở màng giật vàng cho đám con nít. Có cả bé Ty và bốn đứa, Kỳ, Linh, Xuyên, Đình. Đứa nào đứa nấy trên tay cầm một cái bọc nho nhỏ, đựng vừa đủ, trong khi Bé Ty nó chơi luôn cái bao lớn khiến ai cũng trầm trồ.
Màn giật vàng xong xuôi, có cả tiết mục rải tiền. Cả đám người như một bầy kiến xô đẩy nhau, Ty ngao ngán chẳng ham mà xía vô, cô cười tươi vác trên vai nữa bao gạo, chứa toàn khoai, mía ổi, thành quả của mình. Ông Tư, xách bao gạo mười ký mà chẳng dám nhìn nhận con gái, tưởng đâu đợt trước la gầy nên người rồi ai ngờ nay lại quậy chấn động hơn.
Định kêu con gái để nói vài câu gì đó, thì ông ngừng lại. Vì bé Ty, nó đang lấy những phần vừa giật được chia cho tụi con nít. Cuối cùng ông cũng hiểu, vì mấy đứa này quá nhỏ chẳng thể giành lại người lớn, nên Ty đã gom về một mớ rồi chia ra cho mấy em chẳng có phần. Ông Tư cười trừ, suy nghĩ xíu nữa là hồ đồ la nhầm con bé.
Hai cha con lãnh gạo mì gói xong, định giải tán ra về hết thì bà Chín Triệu từ đâu bước ra, muốn lãnh phần gạo. Bà Sáu vừa nhìn đã không ưa, huống chi mấy phiếu đó chẳng có phiếu nào cho bả, nghĩ sao có thể mặt dày lại muốn cho.
Bà Chín năn nỉ đủ điều, rồi miệng lưỡi chuốt ngọt than khổ. Mà cái nết này ai cũng quá quen, nên chẳng động lòng, thấy không được bà ta vẫy nãy lên, la làng ăn vạ.
” Bà sống vậy coi được hả! Nghĩ sao phát gạo từ trên xóm dưới mà bà không phát cho tôi là sao? ”
” Bà có phiếu không mà phát cho bà? ”
” Ủa! Lính bà không đưa phiếu lấy gì tôi có! ”
Bà Sáu thấy tính quá ngang ngược chẳng để ý làm gì, cho tới khi.
” Bà ỉ bà giàu khinh nghèo hả! Sống dơ dáy, sống chó má …Sớm muộn gì gia đình bà lụi tàn, tán gia bại sản cho coi! ”
Bà Sáu ý chẳng muốn cự lộn, vì nay bà ăn chay, nhưng bà chín chẳng mời mà tới quậy bà thì nay chay mặn bà chẳng nể nang, bà chắp tay lạy trời lạy tượng phật Quan m.
” Nam Mô A di Đà Phật! Nay con Sáu Cơ xin trời phật cho con nghỉ tu vài phút! ”
Nói xong bà Sáu quay sang gương mặt vẫn chợ búa như ngày nào mà chỉ tay vào Bà Chín.
” Con mẹ Chín mắt dịch kia, nãy giờ thấy tao im cái làm tới hả, xin lỗi là nãy giờ con này tu nha, bây giờ tao xin trời PHẬT nghỉ tu vài phút để xử mày nè. Mày nói sao tao giàu khinh nghèo, mày coi lại tao khinh chỗ nào, bà con ở đây ai thấy Sáu Cơ này khinh người nghèo không? ”
Một chữ không đồng thanh réo lên, bà Chín bây giờ cũng sương trân đôi phần.
” Mày nghe gì chưa Chín Triệu, mày chống con mắt lên mà nghe tao chửi nè! Mày giựt tiền tao tao không nói! Tao cho gạo mà không cho mày là biết ý tao không muốn cho, thì yên phận ở nhà đi! Lại đây kiếm chuyện chi cho đội quần vậy, rồi mày nói sao, tao sống dơ dáy, chó má hả? Xin lỗi mày tao sống chó má với mày mà lương thiện với người khác, còn dơ dáy không biết ai dơ hơn ai đâu nha? Còn gia đình tao lụi bại, tán gia đâu chưa thấy, chứ mày nhìn đi, gia đình tai êm ấm vẫn giàu phát từ thiện cho thiên hạ, chỉ có ên mày, sống dơ dáy, bản tính chó tha ma bắt đó! ”
Bà Sáu chửi cong rồi lạy trời lạy phật. Bị chửi muốn bay màu, mà tính tình bà chín chẳng chịu thua còn bài hãi cái mỏ theo. Xóm làng nhìn vào ngao ngán, đến ông Tư còn lắc đầu chịu thua tín lì của bà này.
” Mày chửi tao đi, rồi mày sẽ bị cô hồn quật …”
” Chín ăn nói ngang ngược quá, thì coi chừng cô hồn không quật con Sáu này, mà quật Chín đó! Nam mô à. ”
” Ừ! Mày ngon… Muốn cô hồn quật tao còn lâu, nè mạng nè, tao đưa mạng chờ quật nè! ”
Bà Sáu lắc đầu, hôm nay ngay rằm mà bà ta nói chả kiêng nể gì, miệng lưỡi như này, sớm muộn cũng rước họa vào mình.
Dáng bà Chín đi xa xa, theo sau là những cái bóng đen lạ thường chẳng ai thấy, rồi có cả bóng đỏ thù lù hiện lên dọc đường nhìn theo xì xầm u ám.