#26
Tín ở gian buồng, lấy trong túi cái khăn tay vội đi lại gần đứa cháu mà thở dài :
– Cầm lấy thấm vết thương đi.. Làm như vậy người chết rồi sống lại hay không?
– Cậu..!
– Đi vào chúng ta nói chuyện!
Linh nhận lấy cái khăn lau vết rỉ máu trên tay rồi lững thững đi vào nhà. Nhấp nước chè, Linh và Mai bắt đầu kể lại những gì xảy ra với họ và cùng cô Hậu đi sang làng bên gọi dí. Bà Cảnh và Thư đều im lặng mà để yên cho nước mắt rơi xuống. Quá quá lâu để minh oan cho một đời người. Sau giây phút lắng nghe, Tín mở lời :
– Sau khi biết được như vậy rồi thì cháu định thế nào?
– Cháu đã gặp trưởng làng rồi. Sớm nhất chú ấy sẽ cho họp người làng. Xoá bỏ lời buộc tội năm xưa! Cháu sẽ chịu trách nhiệm ..cho bản thân cho bà nội và cả thầy nữa..
Thư ở bên cạnh, nghe những lời của Linh, cô gắt giọng :
– Chúng tôi không cần trách nhiệm gì hết. Trả lại người! Trả lại người huhu
– Dì..
– Đừng gọi tôi là dì. Nghĩ sang đây khóc lóc giở trò là gia đình tôi sẽ tha thứ.? Cứ theo lệ làng để lấy lại công bằng cho chị Gấm!
– Cháu xin lỗi! xin lỗi dì.!
Bà Cảnh đặt tay lên Thư, lắc đầu ra hiệu không nói nữa. Quay sang Linh, bà khe khẽ :
– Giờ hai cháu cứ về, tối nay mọi người đầy đủ, gia đình cần phải thống nhất. Chúng ta sẽ gặp ở họp làng. Đây cũng là thời gian bà muốn cháu suy nghĩ lại. Không chỉ với bà, các cậu và dì.. Cháu còn nợ dân làng một lời xin lỗi .
– Cháu ..cháu biết rồi! Cháu nghe lời bà.
Linh sụt sịt đứng lên ra về, bà Cảnh nhìn theo dáng đi liêu xiêu của cháu ngoại khuất bóng dần rồi bước đến chạm lên khuôn mặt con gái trong tấm ảnh vừa cười vừa khóc :
– Cuối cùng con cũng được giải oan rồi Gấm ơi huhuhuhu ! U và các em con sẽ tha thứ cho cháu . Con hãy yên lòng..
Nghe bà Cảnh giãi bày với Gấm, Thư giật nảy :
– Sao có thể dễ dàng như vậy hả U? Năm xưa nhà ta đã sống cũng dở chết cũng dở. Mang tiếng ở làng! Con không khi nào quên đi ngày dod.
– Cháu nó đã biết lỗi của mình thì chúng ta hãy rộng lòng.Đó cũng là tâm nguyện của thầy con lúc lâm trung..
Tín gật đầu theo lời của bà Cảnh, anh nói với em gái :
– U nói đúng đó Thư! Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người ở lại ! Em đi đón cháu rồi vợ chồng con cái về đây ăn cơm. Giờ anh qua bên mấy anh chị nhà mình. Tin vui mà.! Tối nay gia đình ta phải ăn mừng chứ!
– Vâng..
Thư đáp lời rồi dắt chiếc xe đạp khung dựng nhanh chóng rời đi !
————
Ngày hôm sau, khi mặt trời trải dài khắp ruộng lúa bát ngát, trưởng làng gõ cửa nhà Linh. Vào tới là ông đưa cho Linh một cuốn vở rồi nói :
– Chú đã ghi lại từ quyển gốc. Tất cả có trong này. Cả hình phạt lẫn tội..
Linh cầm cuốn vở lên xem bên trong ghi những hình phạt dành cho anh ta . Có chút giật mình nhưng vội gấp trang giấy lại. Linh gấp gáp :
– Vậy ngày nào mình có thể tiến hành hả chú? Cháu xin chịu mọi hình phạt của làng. Chỉ mong sớm giải oan cho mẹ cháu..
– Nếu vậy thì sớm mai chú cho lên đài phát thanh của làng. Sau đó sẽ có cuộc họp ở sân đình và mươi ngày tiếp theo là hình phạt đối với cháu!
Chưa khi nào Linh lại nôn nóng như lúc này. Anh ta nhìn đâu đó khắp gian nhà và mường tượng lại hình ảnh đứa bé mặc bộ quần áo màu đỏ, đứng ở lối đi như đang mong chờ tới ngày Linh nhận tội trước dân làng.
————–
5 giờ sáng, trên loa phát thanh của làng Sỏi vang lên rất rõ từng câu nói : ” Phùng Văn Linh và gia đình anh ta đã vu oan cho mẹ mình tội theo giai khiến cho cô Gấm đã tự kết thúc cuộc đời bằng lá móc mèo. Nay sự việc được sáng tỏ, anh ta phải chịu hình phạt và nhận lỗi trước dân làng. Kính mong các ông các bà và mọi người đúng 7h 30 phút ngày 14 tháng 5 năm 1996 có mặt ở sân đình làng Sỏi để chứng kiến trả lại sự trong sạch cho cô Gấm và đại gia đình ông bà Cảnh. ”
Thông báo từ đài phát thanh vừa dứt, bà Cảnh run rẩy lấy nén hương châm lên ban thờ tổ tiên cảm tạ. Nếu như lúc này bà có buộc phải về thế giới bên kia thì bà cũng đã mãn nguyện rồi. Nghe mùi hương cay cay nơi khoé mắt, bà Cảnh chợt nhớ tới người đàn ông khi gặp ở đình. Phải rồi! Bà cần tới nghĩa địa Sỏi một lần để cảm ơn người ta !
Nghĩ là làm, cho đàn lợn ăn xong là bà xách cái làn ra cô Hậu mua gói bánh. Cô Hậu cười cười :
– Chị đi đâu mà quà bánh sớm thế? Nghe cháu Gấm được giải oan. Tôi mừng cho gia đình.
– Vâng. Cảm ơn cô.! Mấy chục năm nay chúng tôi quá khổ vì lời buộc tội này rồi. Haiz. Chỉ mong cháu nó yên lòng thôi. À! Nay mai hôm nào cô đưa tôi sang làng bên gọi dí .Tôi muốn gặp cháu Gấm hỏi xem con nó có thiếu thốn gì không..
– Vâng. Vậy sáng mai tôi đưa chị sang. Nhưng nói trước là còn phụ thuộc vào duyên phận.. Có người phải đợi cả nửa ngày mới tới lượt.
Bà Cảnh gật đầu :
– Tôi đã đợi được 30 năm rồi thì nửa ngày thì sao lại không thể. Thôi! Cô bán cho tôi gói bánh tôi đi chứ lát nữa về lại nắng.
Bỏ gói bánh vào trong làn, bà Cảnh hướng về nghĩa địa làng mà bước đi. Nhìn người làng đi vớt bèo ở dưới cái ao í ới gọi nhau , bà Cảnh không biết hỏi ai khi tên còn không biết. Chú kia nói nhà ở gần nghĩa địa thì chỉ có cái ao này là gần. Đi tới một chút bà Cảnh ngồi bệt xuống vệ cỏ, quyết định ngồi đợi. Nhưng đợi mãi không thấy , tự thấy mình buồn cười. Không biết nhà cửa, không biết họ tên mà ngồi đây nãy giờ. Xỏ đôi dép đứng dậy, bà Cảnh xuống bậc ao rửa chân, còn xách cả cái làn đựng gói bánh theo. Yên tâm để trên viên đá mà lội xuống nước.. Không hiểu thế nào ,khi đi lên bà lại quên khuấy cái làn , để đấy cứ thế đi về ..
Đâu đó trong mênh mông mặt nước có tiếng của ai đó vang lên, nó không còn lo lắng vì người này chưa đến giờ để đi như lần Gấm tự vẫn :
” Đến đây coi như là chúng ta đã xong nhiệm vụ “!
-” Cảm ơn ông đã giúp cháu!
– ” Giờ cháu có thể yên tâm được rồi! Con bé đanh đá quá! Nhưng như cũng tốt! Người biết lỗi có thể sửa lỗi lầm! ” Ngày mai bà ấy sẽ sang sông..cháu có muốn gặp ? ”
– ” Gặp nhau sẽ thêm luyến tiếc. ! Giờ đây cháu đã an lòng và chấp nhận! Nhưng cháu vẫn muốn một lần.. ”
– ” Chúng ta cùng chung một suy nghĩ cuối! Nào! Đi thôi !
Mặt nước trở nên phẳng lặng. Cái làn khẽ đổ nghiêng xuống khiến cho gói bánh rơi bõm ..