Chap này em sẽ viết về ông ngoại em,người mà em rất kính yêu và có để lại cho em nhiều nuối tiếc lẫn cảm xúc.Mời các Bác được ngược dòng thời gian về cái lúc em còn không biết là đang ở đâu.
Ông ngoại em hồi trẻ là sỹ quan quân đội.Ông là người miền Trung,lớn lên theo tiếng gọi của Bác tập kết ra Bắc.Ông khai man tuổi để đi được “ xếp bút nghiêng lên đường chinh chiến”.
Thời năm 54 có chuyện người từ Nam theo Bác ra Bắc tập kết và người miền Bắc theo đạo vào Nam.Hay còn gọi là chuyện xếp bút nghiêng lên đường chính chiến-theo chúa vào Nam.Các bác rõ lịch sử cũng biết chuyện này.Tuổi mới 17 nhưng cao lớn,ông ngoại theo anh trai lên đường ra Bắc.Nhà tuy là địa chủ có tiếng ở miền Trung nhưng ông cố Ngoại em vốn là một nhà cách mạng.Ông cố nuôi Đảng viên từ hồi trước năm 45.Hồi góp vàng viện quân cứu nước theo chỉ thị của Đảng và Bác,ông cố góp cả một rổ.Ông cố ngoại là một địa chủ tốt được lòng người ăn kẻ ở,không giống như các địa chủ miền Nam các bác hay thấy trên phim đâu.
Ra Bắc,ông ngoại em do đã có đỗ tú tài trước đó và con cháu cộng sản nòi nên được cử đi học trường chính trị ở Cấu giấy HN.Nay là Học viện chính trị nằm trên Đường Láng.Với vốn ngoại ngữ là tiếng Pháp lưu loát ông được học thêm tiếng Trung,3 năm dùi mài kinh sử.Ông ngoại em được bổ nhiệm vào quân đội quân hàm thiếu úy,chính trị viên sĩ quan trẻ tuổi.Sau bao năm chinh chiến chống Pháp rồi chống Mĩ ông được phong đến Thượng Tá.Tham mưu trưởng một sư đoàn.
Em cũng chả nhớ rõ sư đoàn nào vì sau này ông bị dính phốt nên hạ cấp bậc.Điều này làm ông uất ức mãi,không chịu nói rõ chuyện cũ.Ông gan dạ,giỏi võ từ bé.Võ công không biết đến tầm nào nhưng chuyện nhét đinh vào lỗ mũi không chảy máu.Nhìn mặt trời lúc trưa nắng mà không nhắm mắt là chuyện bình thường.Em được rất ít chân truyền của ông nhưng được truyền thụ cơ bản là đứng tấn từ nhỏ rất khá.Ba năm đứng tấn và mỗi chiêu Hắc hổ thâu tâm cũng đủ dùng.
Kháng chiến chống Mĩ,ông em lúc đấy là đỉnh cao nhất của quyền lực.Hô mưa gọi gió ai cũng phải sợ,cứ gọi là thét ra lửa.Chính điều ấy đã khiến ông em phải trả giá trong trận Khe Sanh lịch sử.Quân ta thắng nhưng có một vụ pháo kích quân ta bắn quân mình.Pháo kích do trinh sát báo cáo sai.Tình huống gấp gáp,quân địch tràn đánh bật lại,phòng tuyến do quân ta sơ hở giữ không chắc.Quân chưa kịp rút về hết,liên lạc bị cắt.Trinh sát do tên đạn quá ác liệt nên báo cáo láo,không ra đến tận nơi.
Xin chi viện pháo kích,thủ trưởng báo không giữ được thì phá bỏ.Được hạ lệnh pháo kích,thủ trưởng ra lệnh,ông ngoại ký.Ai ngờ đâu,quân mình tiền tuyến còn nhiều chứ chưa hẳn chết hết,đang xáp lá cà với địch chưa biết hưou chết về tay ai.Pháo đến,cả quân ta lẫn quân địch chết như ngả rạ.
Pháo dát,địch rút.Viện binh lên chiếm lại,sỹ quan tiền tuyến phản thủ.Sao chúng tôi còn đây mà các anh lại pháo kích,chết bao nhiêu anh em mất rồi,ta chết còn nhiều hơn địch.Sự việc vỡ lở bị báo cáo lên trên,trên chỉ đạo xuống.Phải có người đứng ra nhận trách nhiệm.Ông ngoại em đứng giữa toàn người miền Bắc.Đáng lẽ thủ trưởng trên phải chịu trách nhiệm nhưng tiền tuyến còn cả đây.Kỷ luật tướng lãnh thì lòng quân nao núng.Ông là phó mà lại ký lệnh,nhận hết tội.
Hạ hai cấp về Thiếu tá,đảm nhận chức vụ chính trị viên cấp ủy.Buồn bã ông xin đánh hết chiến dịch rồi mới nhận chỉ đạo tiếp.Xong chiến dịch,đứng giữa những người miền Bắc và những người tưởng ra là bạn tốt đồng chí thân thiết của mình,ông thấy xa lạ.Mới đây còn thủ trưởng,an hem mà khi có trách nhiệm thì không ai đứng ra bảo vệ hoặc điều trần cho mình.Không lời an ủi,sự việc này cũng lớn quá mà.Chán nản với lòng quân.
Tiếp chap 10 …
Ông xin chuyển công tác về hậu phương khi chiến dịch kết thúc.Ông được điều về làm trưởng ty y tế ở thành phố.Làm mấy năm thì nghỉ,thời ông nghỉ cũng là thời gian khó khăn của nhà ngoại em.Con người công chính không biết tham ô tham nhũng,về tay trắng lương lậu ít ỏi.
Bà ngoại em gồng gánh cả nhà.Bà kể định cho mẹ em học lên đại học nhưng thôi,để cho mẹ đi làm nuôi cậu rồi có thêm dì em nữa.Bao nhiêu vàng bạc trong nhà chỉ kịp mua được hai mảnh đất cũng tiêu hết.Mẹ em kể trước khi ông cố (ông đẻ ra bà ngoại) mất có để cho bà ngoại hai chục cây vàng.Ông cố ngày xưa là chủ tiệm kim hoàn,có cả phương pháp chế vàng tám thành vàng mười.
(Sau này ông không truyền cho ai vì phương pháp đó ông bảo thất đức,nên bỏ.Chỉ truyền cho ông trẻ lấy bà dì em.Ông trẻ làm nghề luyện kim.)
Cái của hồi môn ấy,chỉ kịp mua được hai mảnh đất,rồi ông ngoại em mang tiền ra ngoài làm ăn thua lỗ,cụt vốn.Mất trắng.
Ông ngoại em về hưu rồi đi buôn.Con người của Đảng mẫu mực thì sao đấu được với thương nhân lang sói.Sự đáng sợ của thương trường cũng như là chiến trường vậy.
Ông ngoại em hồi xưa chả sợ trời chả sợ đất lại rất nóng tính.Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa duy vật Mác-Lênin ông không tin có ma quỷ tồn tại trên đời.Việc thắp hương hay lễ bái trong nhà đều do một tay bà ngoại em tự làm cả.Xa gia đình từ bé do chia cắt chiến tranh nên ông cũng không biết ông bà cố trong Nam tin tức làm sao,còn hay mất.
Thắp hương bái Phật,chả bao giờ.Hồi đấy Ông bà cố nhà ngoại đẻ ra bà ngoại em vẫn còn sống.Nhà ông bà ngoại chỉ thờ mỗi ông Công ông Táo.Tin tức về ông bà cố ngoại đẻ ra ông ngoại trong miền Nam mất ngoài Bắc chưa tỏ.Ông vẫn chưa biết do chiến tranh ngăn cách.Ông ngoại không biết điều đó,không lập bàn thờ.
Tính ông nóng như lửa,từ nhỏ luyện võ nên chả bị bệnh tật gì.Ông khỏe lắm,sau này mất chỉ do tai biến ba lần rồi người cứ yếu dần mà mất thôi.Ông mất em ở miền Nam,không về kịp.Đó là điều tiếc nuối lớn nhất của em.Ông còn muốn em sinh cho ông chắt ngoại để ông bế nữa.Em con cậu con dì còn đang nhỏ.Em chưa kịp làm,ân hận lắm.
Nhà không có bàn thờ gia tiên.Mạch yếu,ông ngoại lại là người theo chủ nghĩa duy vật.Không tin thuyết duy tâm.Cuối cùng thì ông cũng tin.
Sự việc khiến ông tin là do ông tự nhiên đang khỏe mạnh thì lăn ra đau ốm.Cứ sốt cao rồi mê sảng không rõ nguyên nhân.Bà ngoại em làm bác sỹ cũng không cách nào hạ được sốt.Sốt hai ngày hai đêm.Uống thuốc gì cũng không khỏi.Để lâu chắc co giật mà đi mất.Rồi cơn bệnh cũng lui,ông cắt sốt được.
Đùng đùng ông lên nhà trên thắp hương cho ông Công ông Táo rồi ông bảo bà đi lập bàn thờ các cụ.(Các cụ đây là ông bà cụ đẻ ra bố mẹ của ông ngoại.)Bà ngoại cũng bừng tỉnh mua bàn thờ về rồi lên chùa xin ngày giờ về lập bát hương.Ông ngoại từ đợt đấy lại khỏe trở lại,sau này ông rất chăm lo việc hương khói lễ giỗ đến khi ông mất.Em là cháu ngoại nhưng hay được ông gọi bảo phải làm lau dọn bàn thờ,thay dầu đèn khi ông tuổi cao sức yếu.
Sau này một thời gian ông mới nghiệm lại,ông kể cho bà nghe việc cái hôm ông sốt.Nằm mê man nửa tỉnh nửa mơ,ông mơ.Gặp toàn âm binh,thằng nào thằng nấy to tướng,đầu trọc lóc ngồi đầy nhà trên nhà dưới.Ông không sợ,tưởng quân trộm cướp nên lao vào đánh nhau với bọn nó.Võ ông cao cường nhưng đánh nhau với bọn nó mãi không thắng được.Cứ hết lớp này đến lớp khác lao vào liên miên bất tuyệt.
Dường như bọn nó không biết mệt.Ông mệt lả,bọn nó lao vào túm được tay chân ông lên.Sợ quá,lúc đấy trong mơ ông kêu cha gọi mẹ.Dường như có một sức mạnh vô hình khiến ông có sức khỏe trở lại,ông vằng thoát được người,đánh trả.Đánh đâu là tụi kia bật ra đến đó.Đuổi hết bọn đầu trọc này ra khỏi nhà.Đến lúc này thì ông mới tỉnh,ông sợ quá lập bập lên thắp hương khấn ông Công ông Táo.Rồi tính lập bàn thờ gia tiên.Ông là con thứ nên hồi bé việc lễ số này cũng không được chỉ bảo nhiều.Lớn lên lại theo cách mạng,thấm nhuần tư tưởng triết học…
Sau này giải phóng,cuối năm 75 ông ngoại dắt mẹ tìm về quê.Trên đường mẹ khát,ông cứ bảo về đến nhà gặp ông bà nội sẽ có dừa cho con uống.Nhà mình là nhiều đất nhiều dừa lắm con ạ.Ông nóng lòng gặp người thân nên bảo mẹ em thế.
Bố con đói khát lả người,vẫn kiên trì.Về đến nhà rồi,về nhà mà cứ ngỡ như không phải nhà mình.Cả khu nhà ruộng vườn cây cối ngày xưa xum xuê hoa trái,nhà cao của rộng đến thế nay thành bình địa.Đất đai ruộng vườn ngày xưa được gọi là nhà cao cửa rộng chó chạy cong đuôi cò bay thằng cánh.Nay chỉ còn cái nền gạch cũ.Luật 10 năm 59 của bè lũ Ngô Đình Diệm đã đồ sát cả cái vùng quê này. “Mỗi gốc dừa là một thằng Việt Cộng-người phải giết hết,dừa phải chặt sạch”.
Ông bà cố ngoại đã mất do bị bọn Việt gian tố cáo có làm cách mạng chứa chấp cộng sản,con cái còn gửi ra miền Bắc.Bọn nó ủi bằng nhà đốt hết dừa.Đuổi hết người ăn kẻ ở.Giết người đốt nhà,họ hàng phải chạy trốn,thay đổi danh tính,chả còn ai.Ruộng vườn bỏ hoang.
Ông ngoại ngẩn ngơ quỳ xuống nền đất ôm mẹ em nghẹn ngào khóc rưng rức: “Cha đâu rồi mẹ đâu rồi,con bất hiếu về mà không thấy cha mẹ đâu cả.Nhà mình đâu rồi ,sao mà thế này hu.. hu ..hu..”
Mẹ em vừa đói vừa khát thấy bố khóc cũng khóc theo,hai bố con ôm nhau khóc.
Nghe tin làng xóm ở xa những người làng mới ra đón bố con về ở nhà một người họ hàng xa.Người ăn kẻ ở ngày xưa biết mới qua kể chuyện xưa rồi đưa ông ngoại ra viếng mộ ông bà cố.Phải ông bà cố ngoại em ngày sống có tiếng là người tốt nên ai cũng tận tình giúp đỡ hai bố con.Nhớ gì kể đó,sửa sang mộ phần bắn tin tìm kiếm anh em ruột của ông Ngoại.
Ông ngoại ở lại miền Nam một thời gian.Nhà cửa chả còn,xây lại căn nhà nhỏ để thờ cúng,anh em chưa liên lạc được,còn mỗi một người trưởng họ xa nên nhờ bác ấy chăm lo hương khói ông bà,tiện đường trông giùm mồ mả.
Một năm sau, hè năm 76 ông ngoại bồng bế mẹ em ngược ra Bắc.
Hết chuyện ông ngoại em.
Vì đươc biết chuyện này thế nên em rất ghét chiến tranh.Các bác bây giờ cứ động mồm là nói chiến tranh,phản động này nọ,gặp em là ăn vả ngay