Cóc Tinh Trong Giếng Cổ
Chương 1:
…
Nằm tít phía cuối làng Yên Sở, bao trọn một khoảng đất rộng đến cả vài mẫu là một căn nhà cổ kính. Nói là cổ chứ thực chất mọi thứ đều đã bị hư hại xuống cấp trầm trọng, phần mái ngói thậm chí đã sập xuống hẳn một mảng lớn.
Bao quanh căn nhà ngoài những cây cỏ dại mọc tốt um cao quá đầu người, là những tán cây cổ thụ chót vót sum suê tới mức ánh sáng mặt trời cũng khó lòng chiếu xuống. Đứng từ phía xa nhìn vào chỉ thấy những lùm cây rậm rạp, đến cách chừng năm mươi mét mới thấy nhấp nhô lộ ra vài khoảng hở của căn nhà đổ nát.
Cũng không nhớ rõ đã bao lâu, căn nhà ấy không có bóng người bén bảng lai vãng. Họ thậm chí còn không dám tới gần, bởi những tin đồn ma quái đáng sợ xung quanh căn nhà ấy. Chẳng thế mà cách căn nhà dễ đến cả gần 100m, người ta đã phải cắm một cái biển to chềnh ềnh án ngữ lối đi ghi rõ dòng chữ: “vùng đất nguy hiểm, tuyệt đối không được lại gần”
Ngoài dòng chữ khô khan được viết bằng mực đỏ, còn có một cái biểu tượng đầu lâu xương sọ gạch chéo nhìn đến lạnh người. Tuy nhiên cái biển đấy cũng chỉ để giành cho những vị khách vãng lai, chẳng may đi lạc vào đây mà thôi. Chứ còn đối với người dân làng Yên Sở, thì đặc biệt có các thêm vàng mười cũng chẳng ai dám lại gần chỗ ấy.
Sự tích về căn nhà ấy thì nhiều lắm, tam sao thất bản, trải qua thời gian đã lâu người ta thêu dệt, thêm bớt không biết đâu là thật đâu là hư. Tuy nhiên có một điều chắc chắn, mà ai cũng phải công nhận. Ấy là chủ nhân của căn nhà này không phải của người Việt, mà là của lão Triệu, một người gốc Hoa sang đây sinh sống, rồi xây dựng lên.
Dạo ấy người dân ở đây vẫn còn nghèo lắm, toàn ăn độn khoai sắn, củ chuối với rau dại để trừ bữa. Còn với chủ nhân của căn nhà kia, cả nhà lão ta ăn sung mặc sướng, tiền bạc rủng rỉnh đề huề chẳng khác nào vua chúa ở cái xứ này. Chả thế mà những cánh thanh niên trai tráng trong làng, ai cũng hy vọng có thể trở thành gia đinh, kẻ ăn người ở trong nhà lão, để hưởng ké chút lộc thừa lộc thãi.
Thế nhưng mà kỳ lạ, bao nhiêu những người khỏe mạnh nhanh nhẹn lão không chọn, lại chọn một tên bị câm làm kẻ hầu người hạ. Ấy là Thằng Lẹo, thằng này lúc còn nhỏ chẳng hiểu tại sao sau một cơn sốt virus thì lẹo nổi lên khắp người, rồi sau đó biến chứng thành ra bị câm luôn. Từ đó mọi người mới gọi nó luôn là Lẹo.
Khi ấy dân làng cũng lấy làm khó hiểu, mọi người xôn xao bàn tán. Người thì bảo chắc lão Cao Triệu ấy muốn thuê thằng Lẹo về làm cho dễ sai bảo, bởi tính nó thật thà không gian manh lọc lõi. Tuy nhiên phần đông mọi người lại cho rằng, chắc nhà lão có nhiều bí mật với của chìm của nổi, nên đã cố tình chọn một kẻ câm như vậy sẽ dễ dàng giữ được bí mật, không đem đi tiết lộ với người ngoài.
Tuy nhiên sau này mọi người hỏi dò mới biết được, thằng Lẹo tuy là làm việc ở đó, nhưng nó cũng chưa một lần được bước lên trên nhà. Hằng ngày phạm vi hoạt động của nó chỉ lanh quanh ở khu bếp, khu vườn, cùng lắm là lên tới chỗ đầu hè là cùng.
Bởi vậy mọi hoạt động thường ngày của lão Triệu vẫn là một ẩn số, không ai biết chính xác trừ vợ con lão. Gia đình lão ngoài hai vợ chồng, còn có hai người con một trai một gái tên là Kim và Khánh. Người dân làng vẫn thường gọi là cô Kim cùng cậu khánh, Kim giống với mẹ nên rất trắng trẻo cao ráo, mỗi lần cô bước ra ngoài đường, khiến cho đám thanh niên làng thằng nào thằng nấy thèm nhỏ rãi như Chí Phèo thèm rượu, đứng nhìn đến muốn lòi cả hai con ngươi.
Cũng phải thôi, ở quê vất vả lam lũ với ruộng đồng, cánh con gái đứa nào đứa nấy cũng đen trùi trũi, ra thì sần sùi thô ráp như da trâu, đầu tóc rối như tổ quạ cả tháng chẳng gội. Trái ngược với đó thì cô Kim nước ra sáng loáng, thân hình đẫy đà nãy nở, mỗi lần ra đường đều diện những bộ sườn xám bó sát đủ loại sắc màu, càng làm nổi bật thêm những đường cong gợi cảm quyến rũ.
Khánh cũng vậy, có thể nói là một mỹ nam soái ca xa gần nức tiếng. Ngoài sở hữu vẻ đẹp của một đại gia công tử con nhà giàu, Y còn nổi tiếng là một tay ăn chơi khét tiếng trong vùng, giao du toàn với cánh con nhà quan lại máu mặt trên huyện.
Dân làng ngoài biết đến lão Triệu này là một tay chuyên buôn đồ cổ sừng sỏ, còn mơ hồ biết lão ta dường như theo một tôn giáo kỳ lạ nào đó. Chẳng thế mà cứ vào những đêm trăng tròn, lão lại thuê người giết hẳn một con trâu mộng để làm lễ, sau đó cũng chẳng biết là lão ấy đem con trâu đi đâu, bởi nếu chỉ một mình nhà lão thì làm sao có thể ăn hết được.
Nhưng chưa một lần lão chia cho dân làng, dù chỉ là một miếng da trâu cũng không. Có mấy lần cánh người nhà thằng Lẹo hỏi dò, xem còn miếng thịt ôi thịt thiu nào thì đem về cho họ. Nhưng thằng Lẹo chỉ biết lắc đầu, bởi ngay đến chính nó cũng không hay biết gì về chuyện ấy.
Ngoài căn nhà to lớn làm toàn bằng gỗ quý, còn có một căn nhà khác được lão Triệu gọi là khu vực hậu điện. Khu vực ấy ngoài lão ra, tuyệt đối không ai được phép bén bảng lại gần, kể cả vợ con của lão.
Ngày nào cũng như ngày nào, cứ vào lúc nửa đêm lão Triệu sẽ bước vào đó, sau chừng nửa tiếng đồng hồ lão lại bước ra. Mà đặc biệt, mỗi lần như vậy trên trán lão đều lấm tấm mồ hôi, sắc mặt hiện lên sự mệt mỏi, giống như vừa phải gắng sức làm một việc gì đó.
Nếu là vào những ngày trăng tròn, lão sẽ ở trong đó suốt đêm không bước ra, mới đầu vợ con lão cũng tò mò hỏi, nhưng lão chỉ quắc mắt rồi đáp:
“Việc gì cần biết thì hãy biết, còn không cũng đừng hỏi. Nên nhớ, nếu ai dám tự ý bước lại gần đó, sẽ phải gánh chịu hậu quả thảm khốc, kể cả là bà, là chúng mày.. rõ chưa?”
Bà Hậu nghe xong thì nuốt nước bọt cái ực, hai đứa con của lão cũng gật đầu vâng dạ không dám hỏi lại dù chỉ một tiếng. Khi đi ra ngoài chúng nó có thể tự tung tự tác, muốn làm gì cũng được. Nhưng một khi đã bước về nhà là ngoan như cún con, chưa bao giờ dám cãi lại lão dù chỉ một tiếng.
Bà Hậu thì càng chẳng phải nói, đi theo lão ấy nhiều năm, tính tình lão thế nào bà thừa hiểu. Bà chỉ cần ngoan ngoãn không phạm vào những điều cấm kỵ, sẽ được sống một đời an nhàn chẳng cần bận tâm. Thêm nữa bà cũng biết, người vợ của lão trước kia, cũng chính là vì một lần tò mò, mà sau đó phải trả giá bằng cả mạng sống.
Đối với lão Triệu mà nói, vợ con chỉ là thứ yếu, thậm chí nó còn không quan trọng bằng thứ mà lão vẫn luôn tôn sùng và thờ tự. Không phải chỉ riêng đời của lão, trước đó đời cha ông, tổ tiên cũng đã đi theo nghiệp này.
“Còn tiếp, ai muốn vô nhóm đọc full ngay Ib”