Bóng tối vốn dĩ đang bao phủ lên cả làng Đại Mậu vào giờ phút này đã bị bình minh xâm chiếu. Dưới cái thời tiết mưa lạnh, ánh sáng ở ngoài trời còn chưa thấy rõ đường đi thì người dân trong làng đã dậy sớm, vác trên vai cày cuốc để ra đồng làm việc. Con đường đi vào làng mới vài phút trước vắng vẻ giờ đã đông người qua lại tấp nập, ai nấy đều làm công việc của gia đình mình. Trên những cánh đồng xanh tươi, người người đã bắt đầu vào việc vàng.
Ở ngôi nhà cuối làng cũng vậy, bà Lâm đã tất bật dậy từ khi trời còn sớm. Bà ấy đi chuẩn bị đồ ăn sáng cho ông Mậu và hai thằng con trai, sau đó lại nhanh nhẹn đi lấy đồ đạc để gánh ra chợ bán. Đồ mà bà Lâm bán chủ yếu là rau, dưa… Với những thứ này bà cũng chỉ mong kiếm thêm được chút tiền bạc để sống tạm qua ngày. Nếu như trước kia khi ông nội của ông Mậu còn sống, những con rối ông ấy bán ra tuyệt đối dư thừa để ăn sung mặc sướng. Thế nhưng kể từ khi ông nội bệnh nặng rồi đến cha của ông Mậu bệnh nặng thì số tiền kia cứ theo thuốc thang mà bay dần. Giờ trong nhà chỉ còn mỗi cái chỗ làm rối, bữa đực bữa cái kiếm được chút tiền. Mà kể ra cũng lạ, từ cái thượng thịnh vượn nhất là khi ông nội Văn còn sống, nhưng sau khi ông mất đi thì nhà họ Văn cũng tụt dốc không phanh, đến đời của cha thì những con rối làm ra cũng xem như có thể bán được nhưng chất lượng lại không còn hoàn mỹ như ban đầu, đến tận bây giờ, khi ông Mậu làm rối thì nó đã hoàn toàn khác với xưa kia. Mặc dù nhìn qua những con rối ông Mậu làm ra cũng đẹp, nhưng mà chỉ có người trong nghề mới biết nó xấu và đáng sợ bao nhiêu.
Ông Mậu vốn đang ngủ say, cũng không biết vì sao lại tỉnh giấc. Ông nghe thấy tiếng lục đục từ cái chòi ở sau nhà thì biết ngay là vợ mình đang làm việc. Ông Mậu làm gì còn tâm trạng ngủ tiếp, ông liền đứng dậy đi ra khỏi buồng rồi xuống cái chòi. Trong đầu ông đột nhiên nhớ đến tiếng khóc tối hôm qua, không hiểu sao lại có chút sợ sệt.
Đi nhanh đến cái chòi phía sau, ông nhìn thấy vợ mình đang thổi lửa để nấu cơm. Ông Mậu nhanh tay nhanh chân đến gần, ông kéo cái đòn ngồi lên, giành thổi lửa với vợ. Trong lúc bà Lâm đang còn ngẩng người thì ông Mậu bất ngờ hỏi một câu.
– Bà nó, đêm qua bà ngủ đến gần sáng thì có nghe thấy gì không?
Bà Lâm thấy chồng thổi cơm thì bàn tay chai sần liền cầm đôi đũa xới cơm lên. Nghe chồng hỏi như vậy thì bà liền cau mày.
– Đêm hôm qua tôi vừa đặt lưng xuống giường thì liền ngủ mất. Đến nữa đêm có tỉnh giấc một lần nhưng rất nhanh ngủ lại. Đêm qua ông nghe thấy gì hay sao mà lại hỏi tôi như vậy?
Ông Mậu nghe vợ nói thì hàng lông mày nhíu lại thật chặt. Tiếng khóc đêm qua tuy không to nhưng mà nó lại âm ĩ bên tai, đối với một người luôn tỉnh táo như bà Lâm mà cũng không được sao? Ông Mậu nghĩ nghĩ rồi trầm trọng gật đầu.
– Đêm qua, tôi mơ màng nghe thấy tiếng khóc ở trong nhà. Mà cái tiếng khóc kia nó đáng sợ lắm bà nó ạ…
Bà Lâm giật mình, cặp mắt bà láo liên liếc lên nhà trên, sau đó nhỏ giọng hỏi ông Mậu.
– Ông có nghe thật không đấy? Có phải là ông nằm mơ nên nhầm tưởng không?
Ông Mậu nghe giọng điệu nghi ngờ của vợ thì trợn mắt, ông ấy gật đầu cam đoan.
– Thật, tôi nghe thấy tiếng khóc trong nhà của mình thật đấy. Lúc chuẩn bị đi ngủ tôi đã nghe rồi, nhưng mà đi kiểm trai một vòng lại không thấy cái gì… Đến khi tôi chìm vào giấc ngủ, bên tai lại vang lên tiếng khóc thương tâm kia. Nó vang lên suốt, đến tận gần sáng mới ngừng hẳn…
Bà Tâm nghe chồng nói, một đoạn thì nghi ngờ, sau khi nghe xong thì cả gương mặt trở nên trắng nhợt. Bà ấy run rẩy.
– Ông nó, ông nói xem…có phải là ma quỷ…đang quấy phá không?
Ông Mậu khiếp sợ, bàn tay vội vội vàng vàng che miệng vợ.
– Bà nó đừng có nói bậy. Trong nhà chúng ta thờ tổ tiên thì lấy đâu ra ma quỷ phá chứ?
Bà Lâm im miệng. Nhưng cả người gầy gò nhanh chóng đứng dậy sau đó chạy lên bàn thờ của tổ tiên. Ông Mậu thấy vậy thì cũng đi lên theo. Bước vào cái buồng này, không hiểu sao ông Mậu cứ có cảm giác lạnh lạnh khác thường.
Bà Lâm không biết từ lúc nào đã thắp mấy cây nhang, sau đó đưa cho chồng, đẩy lưng ông Mậu, mở miệng hối thúc.
– Ông nó thắp nhang cho tổ tiên cầu xin bình an cho nhà của chúng ta đi.
Ông Mậu nãy giờ vẫn còn ngẩn ngơ, nghe vợ nói thế thì liền nhanh tay thắp nhang, cầu khẩn thành tâm. Giọng của ông Mậu rất nhỏ nên bà Lâm cũng không nghe rõ, trong lúc ông ấy cầu khấn thì bà cũng cúi đầu thành tâm cầu nguyện bình an cho gia đình mình.
Mấy chục năm nay sống trên cái mảnh đất này, cuộc sống của gia đình bà tuy khổ nhưng luôn êm ấm hòa thuận. Cũng chưa bao giờ có chuyện gì kì lạ xảy ra. Ấy vậy mà ông Mậu lại bảo nghe thấy tiếng khóc của một cô gái. Năm ấy, khi làng Đại Mậu xảy ra nạn đói thì có bao nhiêu phải chôn xác dưới cái đất này. Nhưng mà cũng chưa ai gặp chuyện lại, thế mà giờ nhà bà lại có tiếng khóc. Bà Lâm sợ hãi, bà sợ có thứ không sạch sẽ hại gia đình của mình không tha.
Bà Lâm run rẩy lẩy bẩy. Đột nhiên, cả đầu đang cúi của bà lại ngẩng lên nhìn về một phía. Cũng không biết có phải do bà tưởng tượng hay không nhưng lúc nãy bà vừa thấy con rối đặt trên bàn thờ vừa đụng đậy một cái nhẹ. Bà Lâm khẽ dụi mắt rồi nhìn thẳng vào con rối, thế nhưng nó vẫn nằm im trong một góc, không hề động đậy một cái này.
Ông Mậu thắp nhang xong xuôi, vừa định quay đầu lại bảo vợ đừng sợ thì thấy động tác của bà Lâm. Ông ấy tò mò hỏi.
– Bà nó, bà đang làm gì thế?
Bà Lâm tỉnh táo, bà ấy đến gần chồng rồi nhỏ giọng.
– Ông, ông có thấy con rối kia động đậy không?
Ông Mậu lắc đầu.
– Không thấy.
Nãy giờ ông bận bịu thắp nhang làm sao có thể chú ý con rối kia được chứ. Ông Mậu cười cười, thế nhưng trong đầu của ông lại nảy ra hình ảnh tối qua, con rối bỗng nhiên rớt xuống đất. Ông Mậu không khỏi nhìn thêm một vài lần, thế nhưng nó vẫn nằm im ở trên bàn thờ, làm gì có động đậy như bà Lâm nói chứ.
Ông Mậu nghĩ ngợi lung tung một chút rồi lắc đầu. Ông khẽ vỗ lên bờ vai của vợ rồi an ủi.
– Chắc là mấy hôm nay bà mệt nhọc quá nên hoa mắt thôi. Hay là hôm nay bà ở nhà nghĩ đi, rau dưa để một buổi không sao cả…
Quả nhiên, khi ông Mậu nhắc đến chuyện đi chợ thì bà Lâm mới vội vàng chạy ra ngoài. Miệng còn lẩm bẩm vài tiếng than thở.
– Chắc tôi bị hoa mắt thật rồi. Ông coi đi, lại thêm cái tính mau quên này nữa. Lát nữa hai thằng kia dậy thì ông đưa đồ ăn cho bọn nó. Ở trong nồi có khoai lang đấy…
Bà Lâm dặn dò chồng xong thì liền xách cái gánh chạy mất. Ông Mậu nhìn vợ thì mỉm cười, vợ của ông luôn như vậy, luôn hết lòng vì gia đình của mình. Đợi bóng dáng của vợ đi khuất, ông Mậu mới quay trở về buồng đặt bàn thờ tổ tiên. Bước chân của ông nhẹ nhàng, ông nhìn chằm chằm vào con rối kia. Không biết qua bao lâu, ông Mậu thở dài một hơi.
– Haiii. Đây là con rối gia truyền của dòng họ Văn, sao có thể là ma quỷ được chứ.
Vả lại nó làm sao có thể phát ra tiếng khóc được chứ? Ông Mậu thu ánh mắt, lúc chuẩn bị ra khỏi phòng thì ông chợt phát hiện ở dưới đất có một lá bùa bị dính bùn. Ông Mậu nhớ kỹ, đây là lá bùa được dán ở trên con rối kia, nghe nói là để con rối mang lại bình an cho dòng họ Văn. Nhưng mà kể ra cũng lạ, tính ra thời gian con rối này làm ra cũng hơn năm mươi năm rồi, ấy vậy mà nó vẫn mới như lúc mới làm ra. Ông Mậu cũng không biết từ lúc nào mà con rối đã bị đặt ở trên bàn thờ, nhưng kể từ lúc còn bé, mỗi khi theo ông nội vào thắp nhang thì ông đã nhìn thấy nó. Lúc ấy, ánh mắt của ông nội như chất chứa nhiều tâm tư và than thở.
Có lần ông nội còn nhìn trời, giọng nói đầy hối hận.
– Ban đầu đáng lẽ ra ông không nên làm con rối này. Sau này, sau này nó sẽ gây ra tai họa cho cả dòng họ Văn của chúng ta. Tạo nghiệp, tạo nghiệp a…