Vào cái thời ấy, thằng Mậu chỉ mới mười hai, mười ba tuổi thì làm sao hiểu nổi những lời mà ông nội Văn nói chứ. Trong cái đầu óc non nớt của nó ngoại trừ ăn, học và chơi thì cũng không biết được cái gì. Ông Mậu thường xuyên nhìn thấy ông nội than thở, ở trong ánh mắt ngập đầy đau đớn và hối hận, có khi ông nội Văn còn tự đấm vào ngực mình than trời trách đất. Cứ mỗi lần như vậy thì ông Mậu liền chạy đến an ủi ông nội bằng cái giọng điệu ngây thơ của mình. Nhưng ông nội Văn chỉ lắc đầu, bàn tay xương xẩu của ông nội vuốt lên đầu của ông Mậu rồi dặn dò bên tai.
— Thằng Mậu, nếu sau này con tiếp tục cái nghề làm rối này thì nhất định không được bước chân vào con đường tham lam. Con đừng bao giờ vì thành công mà đi vào chỗ tội lỗi. Ông nội, ông nội chỉ có thể nhắc nhở con chừng đó mà thôi…
Ông Mậu khi ấy cũng chỉ biết gật đầu ngoan ngoãn. Ông nội sâu trong ấn tượng của ông Mậu là một người hiền lành và chăm chỉ, bao nhiêu kiến thức mà ông nội dạy cho ông Mậu mà cha của ông chưa làm được. Ông Mậu từ nhỏ đã rất tôn trọng ông nội Văn, luôn luôn tin tưởng vào lời nói của ông ấy vô điều kiện. Mà cũng kể từ khi ấy, cứ mỗi lần ông Mậu vào buồng chơi là ông nội Văn liền nhắc đi nhắc lại những câu chữ đó tựa như sợ cháu mình quên mất. Sau đó vài tháng, bệnh của ông nội đột nhiên trở nên nặng hơn, mặc dù đã chạy vạy thuốc thang khắp nơi nhưng ông nội vẫn không thể qua khỏi. Rồi ông nội qua đời, cái đám tang sơ xài diễn ra trong sợ đau thương của bà con hàng xóm. Đến lúc cả nhà đưa ông về nơi an nghĩ thì ông Mậu vẫn chưa hết bàng hoàng, cái khoảng thời gian đó như là một cú sốc lớn với ông. Đến hiện tại nhớ lại, ông Mậu vẫn nhịn không được mà cay cay khóe mắt.
Ông Mậu nhớ lại những kí ức đó, bàn tay cầm lá bùa chặt hơn. Vào cái thời kia thầy pháp chính là kẻ có tiếng nói lớn, cũng không biết vì sao lại chọn trúng nhà họ Văn để chỉ dẫn làm rối nữa. Nhưng mà phải công nhận một điều, con rối mà vị thầy pháp chỉ đẹp đẽ hơn những thứ khác do làng Đại Mậu làm ra nhiều. Con rối mang hình dáng thiếu nữ, trên gương mặt được đúc bằng gỗ lại nở một nụ cười tươi rói. Bộ áo dài màu đỏ càng làm con rối thêm sinh động như một thiếu nữ đang đi lễ hội của làng.
Đắm chìm trong cái suy nghĩ của mình, cũng không biết từ khi nào mà ông Mậu đã cầm con rối trên tay của mình. Loại gỗ kia vốn là loại gỗ đặc thù, rất nhẹ và thích hợp cho biểu diễn. Ông Mậu nhìn thấy vẻ đẹp của con rối mà thất thần, ông chưa bao giờ làm ra được một con rối đẹp như vậy. Kể từ ngày ông nội mất, con rối này bị đặt trên bàn thờ rồi dán bùa kỹ càng, ông Mậu không quan tâm cho lắm nên không nhìn cho kỹ, giờ được cầm trên tay đúng là càng thêm kích động.
Ông Mậu thở dài, nét mặt nhăn nheo có chút ủ rủ.
— Ông nội, khi nào con mới làm ra được một con rối đẹp như này…
Nói xong, ông cầm cái lá bùa kia dán lên trán của con rối. Ông đặt nó trở về bàn thờ sau đó quay lưng đi ra ngoài. Ngôi nhà nhỏ mấy buồng lại vang lên tiếng nói chuyện của lũ con ông Mậu. Ở bên ngoài trời cũng đã sáng hẳn, đứng ở trông nhà còn có thể nhìn thấy người dân đang làm việc dưới ruộng của mình.
Hai thằng con của ông Mậu thức dậy từ lúc nào không biết. Bọn nó chạy ào xuống cái chòi lục lọi nồi cơm trên bếp. Ông Mậu thấy một cảnh này thì quát lên.
— Tụi mày đừng quấy nồi cơm, để trưa mẹ tụi mày còn về ăn…
Lời của ông Mậu vừa dứt thì tiếng của hai thằng con kia lại vang lên trong ngôi nhà nhỏ.
Ở một góc nào đó của ngôi nhà, trên cái bàn thờ tổ tiên dòng họ Văn, con rối vốn dĩ đang đứng im một góc lại nhúc nhích lên. Cái lá bùa đang dán trên đầu của con rối rơi xuống mặt đất, tuy rằng nét mặt cứng đờ của con rối vẫn như cũ thế nhưng ánh mắt của nó lại trở nên đỏ sậm. Cặp mắt được tô bằng màu đen kia chợp lóe lên vẻ hận thù và oán hận, bất chợt có một tiếng khóc nhỏ vang lên từ con rối, nhưng chỉ trong phút chốc liền ngừng hẳn.
Ông Mậu đang ngồi ăn cơm dưới chòi, ông cũng nghe thấy cái tiếng khóc kia, thế nhưng khi ông định đi tìm thì nó lại dừng và không hề vang lên bất cứ thanh âm nào nữa.
Sau khi ăn cơm xong, ông Mậu lại trở về cái bàn làm việc thường ngày của mình. Con rối đêm qua ông còn đang làm dở, giờ này đã nằm trên bàn với hình thù kì quái. Ông Mậu nhìn thấy thì khẽ cau mày, đêm qua trời tối, trong đầu ông nảy ra ý tưởng làm ra một con rối mang hình dáng của một thiếu nữ tuổi mười tám. Thế nhưng giờ thứ ông làm ra lại không giống với trí tưởng tượng của ông một chút nào. Hình dáng của khúc gỗ kì quặc, tựa như một con người đang chống cự lại một cái gì đó. Ông Mậu hít một hơi rồi ngồi lại rồi cầm dụng cụ từ từ đục đẽo tiếp cho ra hình dáng như ý.
Thời gian cứ thế trôi nhanh, buổi sáng trôi qua trông sự yên bình và lặng lẽ. Ông Mậu cầm con rối đã xong trên tay, gương mặt già nua nhịn không được thất vọng
— Lại thất bại rồi.
Mấy năm nay, những con rối ông làm ra đều không còn đẹp như những con rối ông nội và cha nữa. Ông Mậu cũng không biết tại vì sao, rõ ràng ông đã làm đúng theo những thứ mà họ đã dạy, thế nhưng làm xong thì lại khác hoàn toàn. Mọi kiến thức mà hai người đi trước dạy ông như đang dần dần bị hư hỏng. Ở trong cái làng Đại Mậu này, ai ai cũng nói cách làm rối của nhà họ Văn là độc đáo nhất nhưng theo lão thấy thì ngoại trừ ông nội và cha thì đến thời của lão những con rối làm ra đều xấu hơn cả mấy nhà khác.
Ông Mậu trầm tư, con rối tên tay mặc dù chưa lên màu nhưng nhìn qua vẫn rất kinh khủng. Ông lật qua lật về con rối để nhìn, nhưng nhìn thế nào vẫn thấy hình dáng của nó tựa như đang gào thét hay sợ hãi cái gì đó. Ông Mậu càng nhìn lại càng thêm bực bội, tay nghề của ông bị ám rồi hay sao lại có thể làm ra thứ này chứ. Ông Mậu cũng không phải là người coi tác phẩm của mình như sinh mạng, ông ấy trong cơn tức giận muốn vứt cái thứ trên tay vào lò lửa đang cháy trong nhà.
— Cha ơi, cha đang làm gì vậy?
Đúng lúc ông chuẩn bị vứt vào thì giọng nói của thằng Út vang lên ở phía sau lưng. Ông Mậu nhanh chóng giấu con rối đi, ông nghiêm mặt nhìn thằng Út.
— Cha đang làm rối. Không phải con và thằng Cả đi chơi rồi sao? Sao giờ lại trở về rồi…?
Thằng Út một người dính bùn lấm lem, nó nhảy ào đến trước mặt ông Mậu. Ngây thơ nói.
— Oa, cha đang làm rối hả? Cha cho con xem được không?
Nói thật, cái hồi thằng Út còn bốn năm tuổi nó hay nhìn thấy nó và ông nội làm rối. Những lần như vậy nó rất tự hào với mấy đứa bạn trong làng, thế nhưng mấy năm gần đây, kể từ khi ông nội mất thì cha nó không cho nó xem rối nữa. Ngoài đình làng, mấy lần nó đi chơi thì nghe mấy bà bán hàng buôn chuyện nói nhà họ Văn sắp không giữ được cái nghề làm rối nữa rồi. Họ còn nói là tay nghề của cha nó không còn đẹp như ông cố và ông nội nữa, cái nghề làm rối ba đời của nhà họ Văn sắp chấm dứt trong tay của cha nó rồi. Thằng Út tất nhiên là không tin rồi, cha của nó giỏi như vậy mà.
Sáng nay cũng vậy, nó theo anh trai ra đình chơi. Mấy mụ kia còn nói chuyện rõ lớn, thế là nhân lúc anh trai nó chơi với đám bạn nó liền chạy về đây. Nó cũng chỉ muốn xem con rối mà cha làm ra thôi. Đối với một đứa con nít tám tuổi như nó thì ý nghĩ kia rất là bình thường.