Chap 8
“Gâu gâu.. gâu…!!”
Có tiếng chó cắn ma nhấm nhẳng vang lên trong đêm. Trên con đường làng sương phủ u tối. Hai bóng người điên dại vừa đi vừa giành dật. Chúng nó vừa cười vừa chia nhau từng vốc lá đa
“Tiền của tao… tiền của tao.. hề hề..”
Hai kẻ đó đang đi. Bất giác đâm sầm vào một người đàn ông râu dài cao lớn. Ông ta mắt sáng như sao, da dẻ hồng hào nổi bật cả trong bóng đêm. Một kẻ quát
“Sư cha thằng nào.. đâm vào ông mày thế hả… hic hic.. hề hề!!”
Người đàn ông cao lớn kia im lặng. Ông ta nhíu mày nhìn hai kẻ đó rồi đưa tay đặt lên trên đầu chúng kiểm tra thử. Chợt ông nói
“Ba hồn bảy vía đảo lộn. Thần trí bấn loạn… là pháp thuật đạo gia sao??”
Nói rồi ông ta niệm chú vỗ mạnh vào đầu của hai kẻ đó mỗi tên một cái rất đau. Ông ta rút ra một que nhang đốt lên đưa lên mũi bọn chúng khua khua rồi nói…
“đi cùng với ta.. kể cho ta nghe rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì… đi”
Hai kẻ điên khùng kia khuôn mặt ngây ngốc như hai con rối. Bọn chúng cứ vậy mà theo làn khói hương bay bay và người đàn ông lạ mặt đi tút ra xa xa nơi đầu làng hướng về phía ngọn Y sơn hùng vĩ.
……
Sáng hôm sau. Ánh mặt trời yếu ớt sáng lên không xua tan nổi những áng mây mù vẫn đang bao phủ khắp nơi quanh làng Thịnh Hoà. Thái Hưng sau một đêm dài thức trắng để cứu sư phụ không có kết quả thì chạy sang nhà bà đồng Nông để tiếp tục bàn bạc kế hoạch. Bà đồng nông đã đợi sẵn, vừa nhìn thấy Thái Hưng, bà nói
“Cả đêm qua ta sang tai với thánh Hoàng Mười. Vẫn không có kết quả gì khả quan. Tuy nhiên tám phần mười đại nạn này ta nghi ngờ là có liên quan đến lũ thầy lang đó. Khi không trong làng xảy ra biết bao nhiêu là chuyện. Bọn chúng là người từ phương bắc tới, lại xuất hiện đúng vào lúc này. Đêm qua lại một lần nữa thánh nhắc cái hoạ này từ phương bắc cho nên ta gần như có thể khẳng định tất thảy là do bọn chúng..!!”
“Vậy thì chính xác rồi… phải tìm cách vạch mặt chúng ra!!” Thái Hưng đáp
Bà đồng Nông thở dài
“Vạch mặt chúng kiểu gì?? Bây giờ dân làng tôn chúng như thánh sống. Còn thờ một vị nào đó chúng đem đến chứ đâu có tin vào đạo phật và đạo mẫu nữa đâu. Ta và sư bây giờ như gai trong mắt.. xem chừng chưa tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa này là do đâu thì còn chưa giải quyết được vấn đề… haizz.. đi thôi…”
Bà đồng Nông nói rồi ra hiệu cho Thái Hưng cùng đi ra bên ngoài. Thái Hưng nhíu mày
“Đi đâu thưa thầy??”
“Đến đình làng..!” Bà đồng chậm dãi đáp
“Đình làng… ?? Sao lại đến đình làng làm gì ạ..!!”
Bà đồng tiếp tục đi thẳng, bà nói
“Không phải ngẫu nhiên chúng đến đây phá hoại. Ắt hẳn phải có mục đích. Đình làng là nơi cổ nhất, cũng là nơi có thể ghi chép lại toàn bộ thông tin xảy ra với làng từ xưa đến nay. Muốn tìm hiểu về sực việc này ra sao. Nơi thích hợp nhất không đâu khác chính là đình làng…!!”
Thái Hưng trong đầu như loé lên một tia hi vọng. Hai người một mạch đi ra đình thì bấy giờ trên đường đã có khá nhiều người đi qua đi lại. Trông thấy bà đồng và thái Hưng, những ánh mắt dè bỉu, ái ngại lại hướng tới đầy trách móc. Hai người đi tới nơi, lúc này sân đình vắng lặng không một bóng người tuy nhiên bên trong thì cửa vẫn đang được mở. Bà đồng Nông chắp tay vài ba vái. Bởi vì bà thân phụ nữ không được phép vào đình cho nên phải hành lễ để xin phép thành hoàng trước khi bước vào. Vào tới bên trong, khung cảnh đình làng bị trấn yểm hôm trước lại hiện lên trong đầu của bà rõ mồn một mặc dù mọi thứ đã được dọn dẹp sạch sẽ. Có tiếng ho khù khụ vang lên. Một cụ già tóc đã bạc trắng, đang lau chùi ban thờ và đứng thăp nhang trông thấy có người tới thì cố căng đôi mắt đục ngầu lên hỏi
“Ai tới đấy..??”
Bà đồng Nông nhanh nhảu
“Chào cụ Phiên… là tôi.. bà đồng Nông..!!”
Cụ Phiên là cụ ông cao niên nhất làng. Cụ năm nay đã gần 90 tuy nhiên vẫn khoẻ và minh mẫn. Vừa nghe thấy người nói là bà đồng Nông. Cun Phiên vội bước lại đón
“Thầy tới.. thầy tới rồi… làng ta..!”
Thái Hưng mau chóng đỡ lấy cụ. Bà Đồng thở dài. Bà bảo cụ xin đừng xúc động rồi nói
“Mọi chuyện tôi đã nắm được phần nào. Đêm dình làng bị yểm tôi cũng đã tới tuy nhiên hôm sau không tiện ra đây. Có việc này mong cụ giúp đỡ…”
Nói rồi bà đồng dìu cụ Phiên đi vào bên trong hậu điện. Bà tạm thời chưa nói ra sự xuất hiện của những kẻ lạ mặt kia tránh cho cụ hoang mang rồi nói
“Thưa cụ… tôi có điều này muốn hỏi chắc chỉ có cụ mới có thể giúp được tôi… từ xưa đến nay… trong làng ta có từng ghi nhận sự kiện nào liên quan đến người phương bắc không.??”
“Người phương bắc…?”
Cụ Phiên nghe bà đồng nói vậy thì nhíu mày, cụ hỏi
“Tại sao thầy lại hỏi về vấn đề này??? Chuyện này do người phương Bắc gây ra sao??”
Bà đồng bảo cụ tạm thời đừng hỏi thêm gì thì Cụ từ từ đi vào bên gian nhánh rồi chỉ tay vào một tấm bia đá nhỏ được đặt ở trên ban thờ. Cụ Phiên nói
“Thầy giúp tôi cậy viên gạch đằng sau tấm bia ra… bên trong là Thịnh Hoà niên đại kí…. trong cuốn sổ ấy có ghi chép tất cả mọi thông tin sự việc của cái làng này từ xưa đến nay… tôi già rồi… quả thật không nhớ hết được..!!”
Bà đồng Nông nghe vậy thì như mở cờ trong bụng. Bà gọi Thái Hưng vào cậy viên gạch đằng sau tấm bia đá ra thì quả nhiên có một cuốn sổ cũ nhàu nát được ghi bằng hán tự. Hai người bắt đầu lật giở từng trang. Ở đây có ghi chép đầy đủ mọi thứ từ khi cái làng này có người tới định cư ở bên dòng sông cầu từ thời vua Hùng. Thái Hưng xem xét một hồi rất lâu… trong cuốn sổ có ghi lại vô cùng nhiều những thông tin từ thuở sơ khai cho đến những câu truyện thần bí, kì lạ từng xảy ra trong làng.. thế rồi sư dừng lại ở niên đại 938…. sư lẩm nhẩm đọc
“Sau khi Ngô Vương đánh bại quân nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang…. Ngô Vương sai người truy lùng mọi nơi trong cương vực khi đó còn có tên là Tĩnh Hải Quân hòng tìm tàn dư người phương bắc lưu lại để tống khứ về nước. Trong làng khi đó có một nhánh của dòng họ Mã thị người Vân Nam làm quan cai trị khu vực Kinh Bắc. Họ Mã vơ vét rất nhiều vàng bạc châu báu trong vùng suốt bao nhiêu năm đến khi nhà Nam Hán thua trận thì lập tức trốn biệt…..”
Thái Hưng đọc đến đây thì dừng lại vì không còn thông tin gì nữa và cuốn sổ đã ghi chép sang một niên đại khác. Bà đồng Nông nghe vậy im lặng mấy giây… bà đưa tay vuốt vuốt cằm nghĩ ngợi rồi nói…
“Chú ý tới chi tiết này, tiếp tục tìm…”
Thái Hưng gật đầu, Sư tiếp tục lật tìm từng trang, từng trang thì thấy niên đại 1038, tức là sau 100 năm có ghi
“Vào một đêm sáng trăng tháng chạp. Tại phía đông nam của làng có một khu gò gọi là gò con rùa. Nơi đây mỗi năm một lần cứ đúng canh ba ngày rằm tháng chạp sẽ toả ra một thứ ánh sáng kì lạ. Người ta vì vậy không còn gọi là gò con rùa nữa mà gọi là gò Kim Quang. Có người đi bắt ếch đêm từng vô tình nhìn thấy một đàn lợn vàng chạy vào trong gò kim quang rồi mau chóng biến mất…”
Thái Hưng đọc đến đây thì lại dừng lại bởi vì ghi chép đã hết… mấy người đồng loạt quay sang nhìn nhau…. bà đồng Nông khó hiểu nói
“Gò kim quang….??? Đàn lợn vàng….!!!”
Cụ Phiên nghe hơi ngây ra… cụ bỗng chốc im lặng rồi tỏ thái độ bối tối… bà đồng Nông đưa tay lên bấm độn, thế rồi bà bảo Thái Hưng tìm đến niên đại 1138 xem thử có thông tin gì không thì Thái Hưng hỏi
“Có chuyện gì sao thưa thầy…??”
Bà Đồng Nông nói vội
“Cứ tìm đi….”
Thái Hưng mau chóng tiếp tục lật giở, đến niên đại 1138 thì thấy trong sổ quả nhiên có chép
một thông tin khác liên quan đến sự việc này
“Năm 1138 , gò kim quang xảy ra sự lạ. Cây cối xung quanh gò héo úa tàn lụi tàn. Đêm rằm tháng chạp có một người tên là Phùng La thấy đàn lợn vàng chạy ra từ gò thì mau chóng đuổi theo. Phùng La vồ hụt một con lợn khiến nó gãy chân, đàn lợn hoảng sợ theo nhau chạy vào một cái hố trong bụi rậm rồi biến mất. Phùng La một thời gian sau đó bị bại liệt một chân rồi hoá thành người điên dở. Người làng cũng thi thoảng trông thấy một bóng người đi đi lại lại ở gò kim quang mà không biết là ai. Bất kì ai tiếp cận đến gò kim quang đều chịu kết cục không mấy tốt đẹp…”
Dòng thông tin tiếp tục một lần nữa kết thúc, nó xen lẫn vào trong rất nhiều những sự kiện kì lạ khác xảy ra trong làng bị ghi chép lại chồng chéo… Thái Hưng đọc xong cau mày dấy lên vô vàn điều ngờ vực… sư nhìn sang bên bà đồng Nông thì thấy bà đang nhìn cụ Phiên không chớp mắt. Cụ Phiên đang ngồi lắng nghe, trông thấy ánh mắt của bà đồng Nông thì ấp úng nói…
“Chuyện này….!!”
Bà đồng Nông lấy cuốn sổ từ tay của Thái Hưng… bà tiếp tục lật giở đến niên đại 1238 và 1338 thì thấy ở đây một lần nữa quả nhiên có ghi về những sự kiện khác có liên quan đến gò kim quang và đàn lợn vàng bí ẩn… trong làng khi đó thậm chí bắt đầu xuất hiện những tin đồn rằng gò kim quang là nơi có quỷ… bất kì ai động chạm đến khu vự đó đều bị hoá điên hoặc phải chết cho nên dân làng vô cùng hoảng sợ. Khu vực gò Kim Quang trở thành nơi không ai muốn nhắc đến và ít khi lai vãng tới. Đến năm 1438 thì không còn thấy trong Thịnh Hoà niên đại kí nhắc tới gò Kim Quang nữa… bà đọc sự kiện năm 1438 thì thấy có ghi chép một đoạn
“Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi, ngài đổi tên Giao Chỉ thành Đại Việt và trị vì được 5 năm thì băng hà, truyền ngôi cho Lê Thái Tông. Thái Tông ban cho làng Thịnh Hoà một phật thủ bằng ngọc bích nguyên khối. Từ ấy trở đi trong làng bỗng dưng yên bình, không còn xảy ra sự lạ. Mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà…. Tuy nhiên cùng năm ấy trong làng xảy ra một cuộc chiến giữa đạo sĩ lạ mặt người Hán đến bốc thuốc , lập tượng truyền đạo và thầy pháp, sư sãi trong làng…. đạo sĩ tên Hoắc Kiến Mai hộc máu chết tại chỗ . Các thầy pháp cũng bị tổn hại nguyên thần nặng và kéo nhau chết theo…, tượng Linh Tôn Thần Thông , tượng của chính Hoắc Kiến Mai dựng lên cho người làng thờ phụng mình bị một nhân vật bí ẩn phong ấn và chôn vào một nơi bí mật ở phía tây làng…..”
Trang này ghi đến đây thì lại kết thúc và từ ấy trở đi trong cuốn sổ không còn một trang nào nhắc tới địa điểm gò Kim Quang bí ẩn kia nữa…
Cả Thái Hưng và bà đồng Nông cùng thốt lên
“Linh Tôn thần thông??? Chẳng có nhẽ??”
…..
Những thông tin không đầu không đuôi về gò kim quang và đàn lợn vàng được ghi chép lại nối tiếp nhau từ đời này cho tới đời kia làm cho bà đồng Nông và Thái Hưng vô cùng tò mò., kinh ngạc. Lạ ở chỗ là đàn lợn và những dòng thông tin kì lạ đó cứ đều đều xuất hiện cứ mỗi khi trôi qua tròn 100 năm kể từ niên đại 938 sau khi quan Mã thị cai quản xứ Kinh Bắc trốn đi.. bà đồng Nông đưa quyển sổ lại cho cụ Phiên mà nghiêng đầu hỏi
“Trong làng này từng xảy ra một cuộc chiến giữa đạo sĩ và thầy pháp sao??? Còn… gò kim quang kia nữa… chuyện này là??…”
Cụ Phiên đảo đôi mắt ra phía chính điện nhìn ngó một hồi. Cụ bảo Thái Hưng cất cuốn sổ vào vị trí cũ sau tấm bia mà thều thào nói
“Quả thực bây giờ tôi mới nhớ ra… chuyện này… đã từ rất lâu rồi.. đây là một bí mật mà chỉ người đứng đầu hàng đinh trong làng mới được biết…. có lẽ nào…”
“Có lẽ nào..??”
Thái Hưng và bà đồng Nông nhìn nhau khó hiểu. Từ nãy sau khi phát hiện ra chi tiết này trong cuốn sổ thì bà đã nhận ra sự lưỡng lự trên khuôn mặt già nua của cụ Phiên. Cụ Phiên im lặng run run hồi lâu , thế rồi cụ nói
“Chuyện này nếu như lộ lọt ra.. e rằng trong làng sẽ xảy ra đại loạn… tôi….!!”
Bà Đồng Nông nghe cụ nói vậy thì như hiểu rằng đây là một việc hết sức hệ trọng. Bà nhìn thẳng vào mắt cụ dặn cụ cứ yên tâm kể cho bà nghe để bà và Thái Hưng tìm manh mối giải quyết cái vấn đề của chùa và đình làng thì cụ rụt rè nói
“Được… nhưng tuyệt đối phải giữ kín cho… quả thật lúc này không biết trông cậy vào ai cho nên trăm sự tôi đều nhờ cả vào thầy… cái gò kim quang đó… từ lâu đã được đồn rằng là nơi trú ngụ của thần giữ của…!!!”
“Thần giữ của..???”
Câu nói này của cụ Phiên làm cho bà đồng Nông và Thái Hưng lập tức tròn mắt… Thái Hưng ấp úng nói
“Thần giữ của..??? Là sao?? Tại sao… tại sao tôi chưa từng nghe tới điều này..!!”
Bà đồng Nông ra dấu cho sư yên lặng, cụ Phiên thở dài gật đầu nói tiếp
“Đúng… là thần giữ của… thần giữ của canh giữ một hầm vàng của người phương bắc. Nơi đó rất linh thiêng và hiểm độc. Nghe đồn phàm không phải con cháu của người cất giữ thì tuyệt nhiên không thể đụng đến.. đàn lợn vàng đó chính là kho tàng lâu năm hoá yêu mà hiện lên. Cứ 100 năm vào đêm rằm tháng chạp không có người tìm đến thì nó sẽ tự hoá thành đàn lợn để mà trêu chọc cho người nào may mắn thấy được đi vào tìm kiếm nó…”
Bà Đồng Nông nghe thấy những điều này thì đôi tai như ù tịt cả đi, bà nói mà như không tin vào những gì cụ Phiên vừa nói
“Thật sự… là có chuyện này??? Vậy tại sao bấy lâu nay trong làng không hề có một chút thông tin gì về nó hết… còn cuộc chiến giữa sư sãi, thầy pháp và tên đạo sĩ họ Hoắc kia nữa.. lẽ nào….??”
Cụ Phiên khẽ gật đầu, cụ nói
“Là bởi vì không thể đào cái gia tài đó lên được… cụ Thiết thủ nhang đời trước đã từng nói với tôi…. Hầm vàng đó độc địa ở chỗ là bị yểm ở đúng nơi rốn của long mạch. Nếu như đào nó lên thì rất có thể cả khu vực sẽ bị sụt lún làm cho long mạch đứt đoạn… đại hoạ xảy ra với cả vùng Kinh Bắc này theo đó là điều không thể tránh khỏi. Các cụ đời trước giấu nhẹm chuyện này đi không để cho người ta biết thông tin gì âu cũng vì lí do đó… còn về gã đạo sĩ họ Hoắc.. theo tôi đoán mục đích năm ấy đến truyền đạo rồi xảy ra cuộc chiến với những thầy pháp có lẽ cũng là vì cái hầm vàng… người ta còn nói… mục đích trấn yểm hầm vàng ở chỗ đó ngoài việc để giấu vàng ra thì còn nhằm thực hiện một âm mưu khác của một kẻ phù thuỷ vô cùng cao tay năm xưa từng mệnh danh là Cao Vương tiết độ sứ…”
“Cao Vương..??? Tiết độ sứ…??”
Cụ Phiên nói đến đây thì yên lặng gật đầu chắp tay vái lạy về phía chính điện. Bà Đồng Nông sững sờ rồi như lờ mờ hiểu ra mọi chuyện…. bà hỏi thêm vài điều nữa nhưng đến đây thì cụ Phiên không thể kể thêm được gì vì chỉ biết có vậy. Bà chắp tay cảm tạ rồi đứng dậy bảo Thái Hưng cùng nhau lên đường… bà lẩm bẩm trong miệng
“Thì ra là như vậy…Cao vương..??? Không ngờ … sự việc này lại sâu xa đến như thế…!!… hầm vàng của thần giữ của?? Tượng linh tôn thần thông kia nữa?? Nó đã bị trấn yểm ở đâu?? Chẳng lẽ bức tượng mà dân làng ta đang thờ chính là Linh Tôn Thần Thông đó… không được rồi.. phải đi ngay kẻo muộn…!!”