Đồi cấm của làng Phúc Lễ là một ngọn đồi khác hẳn với những ngọn đồi xung quanh trong làng. Nếu như những ngọn đồi khác đã được dân làng cải tạo, phát quang mà trồng những cây ăn quả như vải, ổi, dứa thì chỉ ở ngọn đồi này, nét nguyên sơ dường như vẫn giữ nguyên.
Bước vội trên con đường đất dẫn từ ngôi chùa đến chân đồi cấm, cái nắng gắt của ngày hè làm hai người thấy thực sự khó nhọc khi di chuyển trên con đường đất nhỏ của làng. Cảm tưởng như rằng nếu đập quả trứng ra cái chảo xong để trên đường này khéo nó chin luôn mất:
– Nắng khó chịu thật thầy ạ, con xem thiên tượng, đoán nắng ít cũng phải nửa tháng nữa,…
Sư Tuệ Hải đi nãy giờ cũng đã ướt áo, mồ hôi nhễ nhại nhưng trên mặt khôgn hề biến sắc. Sư trầm ngâm suy nghĩ điều gì đó, đến nỗi mà thầy Long ý ới bên tai mấy lần, sư mới để ý.
Đi tới gần chân đồi cấm, không khí thay đổi rõ rệt. Khi bước vào, bầu trời u tối lại hẳn, trên không, từng đám mây đen vần vũ đang tụ lại, giáng những tia sét dữ dội lên trên quả đồi ấy, đất cát trên đó bị sét đánh tung cả lên, may mà không cháy đồi.
Những tiếng sét cứ nổ đùng đoàng, nhức cả tai, nhìn qua còn tưởng ông trời muốn xới tung cả cái quả đồi này lên. Đi dọc con đường đất một đoạn, trước mặt đã hiện ra cái nghĩa trang của làng, một tia sét chói lóa đánh xuống. Chỉ nghe sau đó là tiếng cành cây gãy răng rắc, rơi xuống đến rào một cái.
Hai người chạy vội lại xem thì va phải bố tôi đang chạy thục mạng, đằng sau, phía xa xa, một người ông tay cầm khúc củi to đnag chạy lại. Bố tôi chạy va phải thầy Long mà ngã dúi dụi, thầy vội xốc bố tôi đứng dậy, hỏi dồn:
– Làm sao đấy cháu? Con anh Bảo phải không? Trời sấm sét thế này mày chạy lung tung đi đâu thế hả?
Bố tôi thở hồng hộc chỉ tay ra sau, nơi mà cành cây vừa bị sét đánh rơi xuống. Hai người nhìn theo thì thấy dưới cái cành cây gãy có người đang nằm dưới đó. Cả ba vội chạy lại, cố kéo cái cành cây kia ra. Ông Nghĩa ở phía sau, thấy ảnh đấy cũng vội vã chạy lại giúp, dọn cành cây sang 1 bên, cũng may chú Cường không bị làm sao, chân trái chỉ bị trật khớp, trên người cũng xây xát vài chỗ nhỏ.
Sấm sét vẫn đì đùng trên không nhưng sét không giáng xuống ngọn đồi nữa. Thầy Long nhìn lên ngọn đồi, nơi đây âm khí mù mịt, đâu đó thấp thoáng bóng dáng cô hồn đang lang thang dưới những tán cây che kín ánh nắng mặt trời. Thực sự, ngọn đồi này âm u, lạnh lẽo hàng mấy chục năm nay, thế nhưng tại sao hôm nay, trời lại phóng sét đánh xuống? Phải chăng có một thế lực nào đó đang ẩn nấp ở ngọn đồi này?
Ông Nghĩa ngồi nắn lại khớp cho chú Cường xong thì quay ra nhìn lên cây gạo, chỗ bị sét đánh vẫn còn đang cháy. Lại nhìn lên bầu trời, mây đen lúc này mới giãn ra. Ông ngơ ngác hỏi thầy Long và sư Tuệ Hải:
– Thưa hai thầy, vừa rồi là sao ạ? Tại sao sét lại đánh dữ vậy, suýt chút nữa là thằng bé…
Thầy Long gật đầu, đoạn đáp:
– Tôi cũng đang thắc mắc chuyện này, để tôi với sư kiểm tra thêm.
Sư Tuệ Hải cũng gật đầu:
– Dị tượng này lần đầu ta thấy. Ta đọc trong sách có nói: “ Nếu tội nhân dưới địa ngục mà trốn lên dương gian thì thiên giới sẽ phái lôi thần truy sát, bắt về hoặc đánh tán hồn.” Có lẽ đã xong việc rồi nên các ngài đã lui về trời, chắc cũng không phải lo gì nữa.
Nói qua loa thêm vài câu rồi giải tán, ai về nhà nấy. Ông Nghĩa cõng chú Bình cùng bố tôi về, miệng vẫn khôgn ngưng dọa nạt:
– Hai thằng chúng mày lo mà đền ông cái đống rơm nhá, mẹ chúng mày chứ. Học chả học, đi phá làng phá xóm là giỏi
Bố tôi với chú Cường nhìn nhau, đau thì kệ đau nhưng vui vẫn cứ vui, thế là hai người lại cười lớn:
– Chúng cháu khôgn cố ý, tại vườn nhà chú mát nên cháu vào ngồi nướng mấy củ khoai ý mà, ai ngờ lại cháy…
– Ông lại lẳng hai thằng mày xuống ruộng giờ chứ ở đấy mà cười. Chúng mày mà đi lính như tao ngày trước có mà bị phạt cả ngày. Chả có tính kỉ luật gì cả. Chọn chỗ đéo gì mà khéo thế, rụi mẹ nửa đống rơm nhà tao.
Chú Cường là con trai của ông Tấn, kém bố tôi 1 tuổi nhưng học cùng lớp nên cũng coi nhau như đôi bạn thân. Ông Tấn lấy vợ sau cái vụ thầy Thọt cùng sư tuệ Hải bắt con quỷ ở cây đa. Qua năm sau thì sinh ra chú Cường, thời ấy thì học sinh hơn tuổi, kém tuổi được gom hết học chung một lớp là chuyện bình thường nên bố tôi và chú cường học cùng lớp và rất thân nhau.
Cõng chú Cường về đến nhà, ông Nghĩa không kể cái chuyện đốt đống rơm cho vợ chồng ông Tấn bà Yến nghe mà chỉ bảo chú Cường đi đứng khôgn cẩn thận bị ngã. Lát sau, bố tôi dắt trâu nhà ông Tấn về buộc trong chuồng rồi xin phép đi về.