Tiếng sấm chớp nổ vang trời cùng vệt sáng kéo dài rẹt như tia lửa điện chéo xuống , mưa như trút nước khiến cho không gian nơi nghĩa địa Bần thêm u ám và lạnh lẽo . Trời trong xanh thế ấy vậy mà mưa được ngay . Thở dài, ông Tư khép lại cánh cửa , trong lòng thấp thỏm vì thằng Tín – con trai ông bữa nay đi làm công nhân ở thành phố về.
Chợt có tiếng gõ cửa cùng giọng nói gấp rút :
– Chú Tư ! chú Tư có ở trỏng không?
– An hả con? Vô nhà lẹ đi không ướt hết bây giờ. Có gì mà giữa mưa lớn qua chú vậy?
An áo mưa ướt nhẹp ,ngó nghiêng như tìm kiếm :
– Con đi lấy ít đậu cho sư thầy gói bánh dưới nhà bà Lan , ngang qua đây thì mắc mưa, à mà con thấy nhiều người đứng ở ngoài cửa nhìn vô ,nghĩ chú có việc gì nên con .. Ủa mà sao không thấy có ai vậy chú ?
Ông Tư cười :
– Có ai mà chịu tới đây hả con? Chung quanh toàn mả người chế.t không à.
– Rõ ràng là con thấy mà.. Một đám người tụm lại ! Sao kì vậy?
Nghe tới đó, ông Tư đưa cho An ly nước :
– Con nhỏ này, không lẽ chú gạt con? Vô đây thì ngồi xuống chú lấy miếng nước uống cho ấm bụng. Bữa nay thằng Tín nói về mà tầm này chưa thấy đâu..
An vẫn mặc áo mưa , gỡ cái nón vẩy nước rồi nói với khuôn mặt ửng đỏ :
– Anh Tín về hả chú? Tết này chú có về thăm quê không?
– Bao nhiêu năm ở đây quen rồi con , mà ở quê cũng có nhà cửa gì đâu . Tết đến gần cũng phải có nén nhang cho các linh h.ồn ở đây chứ?
– Ôi. Chú..nói làm con sợ à. Ngày tết thì họ phải về nhà chứ! Sao lại ở đây chờ chú thắp nhan.g ạ?
– Biết giải thích sao cho con hiểu đây !Chú..
Ông Tư muốn nói thêm điều gì giúp An hiểu hơn, nhưng chợt nhớ tới việc cần làm, An vội nói :
– Lúc khác con ghé chú nghen. Giờ con đi xuống bà Làn lấy đậu cho sư thầy, kẻo bà ấy trông rất. Bữa khác con ghé!
– Ừ con đi cẩn thận .Sáng mai chú và thằng Tín cũng lên chùa gặp sư thầy.
– Dạ. Con đi nha chú Tư!
Quay xe An đạp thật nhanh về hướng nhà bà Lan. Được một đoạn, dừng xe ngoái nhìn căn nhà nhỏ ngay đầu ngoài khu nghĩa địa. Trước cửa vẫn là đám người đứng đó nhìn theo An. Lấy tay dụi dụi mắt, trời se lạnh mà An toát mồ hôi trên trán. Đúng là cô không nhìn lộn mà! Chắc chú có bà con tới thăm .. Nghĩ tới đó, An đạp nhanh hơn.. Ngày mai sư thầy gói bánh đón chào năm mới, một năm mới đã đến đếm trọn 20 năm cô bị bỏ rơi trước cổng chùa. ” Ba mẹ à! Giờ hai người đang ở đâu? ” An thấy khoé mắt cay cay!. Vị cay như vầy bao nhiêu lần rồi?
Mưa đã ngừng, ông Tư đi ra sau nhà gầy bếp củi bắc nồi cơm. Những ngày cận kề năm mới khiến ông nhớ về ngày xưa cái ngày cha con ông xa quê phiêu bạt tới đây, thằng Tín mồ côi mẹ từ khi mới chào đời, cũng vì không được cấp cứu kịp thời nên mẹ nó đành bỏ lại đứa con còn chưa kịp uống giọt sữa đầu tiên để ra đi mãi mãi. Căn nhà rách nát được dựng lên nhưng không phải là của mình . khi nhà nước lấy lại đất , cha con ông được dì Hiền – em gái ông cho tá túc. Dòng họ hai bên đều nghèo đến bản thân còn chẳng đủ thì lấy đâu mà có thể cưu mang hai cha con ông mãi . Sau bao suy nghĩ đắn đo cuối cùng ông quyết định.. , ngày đó cũng giống như bữa nay, mưa gió sấm chớp liên hồi..
———
Tôi hồi hởi bước vô trong khoảng rộng mà mỗi lần có đám là xe đòn đậu ở đó. Nhìn xung quanh không thấy cha , tôi cất tiếng :
– Cha ơi ! Con về rồi!
Giọng của Tín cất lên cắt ngang dòng suy nghĩ, vùi vùi tàn than rồi cha tôi đi ra :
– Bay về rồi đó hả con?
Cầm trên tay cành mai nhỏ, tôi chạy tới :
– Dạ. Nay nhiều người về đón tết xe đò đông nên con về trễ xíu. Cha nhìn cành mai đẹp không ạ?
– Cha nhà anh! Về là vui rồi còn bày đặt mua chi cho tốn kém!
– Đây là phần thưởng cuối năm của con hihi, con xuống phụ cha bắc cơm nha!
Tôi nói rồi đi vô nhà để gọn cành mai ngay ngắn , gọi là nhà chứ thật ra đây là nơi ở dành cho người trông coi nghĩa địa , nhờ có sư thầy nói giùm với xã nên cha mới xin vào đây làm và cũng từ đấy tôi được học cái chữ cùng với đám trẻ trên chùa Bần..
Vòng ra phía sau nhà vợt nước trong chum rửa mặt, thời tiết se lạnh dễ chịu quá. Lại gần bếp củi xoay nồi cơm cho già lửa , lần nào cũng vậy, về nhà là tôi thích nhất được ăn cơm cháy.
– ” Cháu mới về hả ” ?
Tôi giật mình bởi có tiếng ai đó ở rất gần. Nhìn lên là một người đàn ông trung trung tuổi đội mũ cúp xuống, Tôi liền đáp :
– Trời đất! Chú làm con giật mình! Bữa nay con mới được nghỉ làm.. Mà chú mới chuyển tới hả?
– ” Ừ chú ở gần đây! ”
Nghe chú nói thế, tôi mừng quýnh :
– Vậy chúng ta là hàng xóm rồi ! Xíu chú qua ăn tối với cha con con nhen.
-” Lát chú ghé , cháu nhớ mở cửa thì chú mới vô được. Giờ chú về qua nhà một chút..”
Không chờ tôi nói gì thêm, chú trung trung tuổi ấy vội vã quay đi, vẫn đội chiếc mũ trên đầu cụp xuống. Không biết nhà nào mà lại chuyển gần nghĩa địa này cơ chứ?