Mới vô tới sân chùa , thấy tôi và dì Ngà là cha chạy lại vẻ nôn nóng :
– Xong việc rồi hả chị ? Mau mau mang vô, sư thầy bắt đầu làm lễ.
– Dạ dạ..! Xong rồi anh!
Dì Ngà đáp rồi vội xuống xe xách bịch chứa những chai huyết đi lên gian điện thờ.
Tôi ngạc nhiên hỏi cha :
– Cha lên đây khi nào vậy? Sư thầy làm lễ gì mà mang cả chai huyết trâu vô hả cha?
– Nay là 29 tết. Năm nào cũng vậy, vào ngày này sư thầy làm lễ cầu an cầu siêu cho những người đã khuất . Cha lên tụng niệm cho tổ tiên và mẹ con. Nơi quê hương thứ hai này mong được sự tha thứ và chứng giám lòng thành..
– Cha nghĩ vậy hoài ah. Mình là do hoàn cảnh nên mới phải xa quê mà!
Cha gật đầu, vỗ vai tôi :
– Bay hãy lấy hoàn cảnh đó mà sống sao cho thật tốt nghen! Mẹ bay – bà ấy sẽ luôn dõi theo !
Huyết trâu đó cũng là một mạng , may là còn ở trong chai chứ rót đổ như ngoài mả thì chẳng làm nổi.
– Dạ. Con sẽ sống thật tốt cha ah! Con hứa..
– Lại còn bày đặt hứa hẹn. Cha tin bay mà. Thôi đi vô tụng niệm theo cha tồi còn về. Chứ để nghĩa địa thế cha không an tâm!
Tôi cười :
– Trời! Nghĩa địa có ai mà vô khi không có việc đâu hả cha?
Cha không đáp lại câu hỏi của tôi mà nhanh bước về hướng chính điện..
Tôi và cha quỳ lạy cùng với người làng nhẩm đọc theo sư thầy. Tuổi thơ tôi lớn lên dưới ngôi chùa này. Tuy thiếu thốn, khó khăn nhưng là cả một kí ức tuyệt vời nhất! Tôi không có hơi ấm vòng tay của mẹ nhưng lại được bờ vai của cha. ” Mẹ à mẹ hãy siêu thoát nơi vĩnh hằng nha! Con yêu mẹ !” nghĩ đến đó, nước mắt bỗng dưng chảy xuống – Tôi đã khóc!
Ở lại chùa thêm một lát, tôi và cha về lại nghĩa địa. Từ bữa về tới giờ chưa phụ cha lau chùi nhà cửa. Căn nhà nhỏ cũng không có đồ đạc nhiều nên loáng là mọi thứ đâu vào đấy. Vừa huýt sao tôi vừa cắm cành mai vô chậu ,tôi nhớ đến An – động lực hối tôi phải cố gắng hơn nữa, một ngày gần nhất sẽ rước em về chung một nhà!
– Có gì mà thấy bay vui thế hả? Nói nhỏ cha coi!
Cha lại gần ghé sát hỏi làm tôi giật mình ấp úng :
– Dạ..con..
– Bay yêu rồi phải không? Nhìn là cha biết liền hà. Nào nói cha nghe coi dâu tương lai ra sao?
Tôi nóng bừng hai tai. Đúng là chẳng có gì qua nổi cha mà.
Ngập ngừng, tôi đáp :
– Mồng một lên chùa Bần chúc tết , cha xin phép sư thầy cho con tìm hiểu em An nha…
Cha nghe xong cười khà khà :
– Rồi rồi. Cha đồng ý đồng ý!
Tôi đỏ mặt vội đi ra sau nhà. Ghánh thùng nước giếng cọ rửa khoảng sân rộng. Tiếng xe máy ,tiếng lóc cóc của người làng đi vô trong sân ,mấy dì đon đả :
– Về ăn tết hả con?
– Dạ. Năm nào con cũng về ăn tết với cha dì ạ.
– Ừ. Cả năm có mấy ngày tết ,về có cha có con cho ấm cúng. Nay dì cũng ra mời người âm về ăn tết đây. Thôi dì vô trong nghen.
– Dạ. Dì và mọi người đi cẩn thận. Mưa xuống đường lầy quá!
Cuộn dây dẫn nước cất cho gọn. Nhìn ngắm căn nhà đã gọn gàng lại. Lấy trong balo bịch bóng bay ra bơm hơi tôi chăng xung quanh. Chăng luôn lên cây tắc ở ngoài cạnh vách tường. Tết đã đến rất gần ! Trong lòng ấm áp đến lạ – tôi nhớ người ấy! Mới gặp đây thôi mà tôi thấy nhớ nhiều lắm!
Cha đi tới nhìn cây tắc mà phì cười :
– Cái thằng này bữa nay màu mè dữ vậy bay ! Có ai chăng bóng bay cây tắc đâu.
– Giờ thì có con nè ! Cha thấy đẹp không ? Hihi Con đạp xe lên chùa một chút nhen !
– Sẩm tối rồi mà còn đi lên đó sao?
– Dạ..con đi xíu rồi về ah!
Nói rồi tôi vô dắt xe , gặp An một chút thôi chứ không nỗi nhớ trong tôi không đủ chỗ chứa mất. Vừa đi vừa tủm tỉm cười thì có tiếng gọi giật giọng :
– Tín..Tín…dừng lại dì nói..
Tôi ngạc nhiên khi thấy dì Ngà :
– Ủa. Con tưởng dì vẫn ở trên chùa?
– Dì về rồi. Bây giờ dì và thầy pháp ra mả trấn yểm lại. Sư thầy tụng niệm cầu an cầu siêu và có đến cả nhà dì nữa. Dì gửi con lại chiếc vòng.. Cảm ơn con đã giúp gia đình dì.
Nhận lại chiếc vòng trên tay dì Ngà, tôi nói :
– Mọi việc ổn là mừng rồi dì ạ. Người làng cả dì đừng khách sáo! Cũng là có duyên nên con mới thấy vong linh của chú.
Nghe tới đó dì xúc động :
– Cảm ơn con! dì vô nghĩa địa làm cho xong đã. Năm hết tết đên hi vọng một năm mưa thuận gió hoà. Thôi dì đi nghen. Qua năm mới dì tới chúc tết hai cha con.
– Dạ. Dì đi cẩn thận!
——-
Ngày 30 tết, cha làm ba mâm cơm cúng. Một mâm trong nhà cúng thổ công. Một mâm ở gian thần linh, còn một mâm cha kêu tôi mang ra giữa ngã ba nghĩa địa. Banh chưng bánh tét nhân chay đủ cả. Cha bảo người nằm mả ở đây có người bắc, người nam nên mới có hai loại bánh như thế. Vàng mã bánh trái cha để riêng vô cái rổ bự. Cúng xong, lúc đốt vàng mã, cha lên tiếng :
– Lát đốt xong con để đó rồi đi vô nha. Sớm mai mới ra thu .
Tôi ngạc nhiên :
– Mọi năm đốt xong là con bưng vô liền mà.
– Chính vì bưng vô liền nên qua giờ rồi mà vẫn có người gọi cửa. Nên năm nay cha quyết định để qua đêm.
– Dạ. Con hiểu rồi.!
Nói rồi cha đi vô nhà, buổi trưa yên ắng quá. Gió hiu hiu đẩy nhẹ những tán lá. Mâm cơn cúng vẫn để ngay ngã ba rẽ đó tôi liền quẹo vô nhà mả của chú Hưng. ” Không biết chú bây giờ thế nào rồi ! Cho dù bất kì một lý do gì thì hãy an nghỉ nha chú ” ! Cúi lạy chú rồi tôi về nhà, trả lại cho cõi âm một đêm 30 Tết của riêng họ.
—-
Khoảnh khắc giao thừa sắp đến, cha bắc bếp nấu nồi xôi chè để đón giây phút chuyển sang năm mới. Nồi xôi gấc đỏ mọng gạt gạo như nhắn nhủ một năm sắp tới nhiều hạnh phúc và an lành. Kim đồng hồ chỉ 0 giờ ngày 1 tháng 1 âm lịch . Tôi theo cha ra lễ ở ngoài sân..
Hai cha con bắt tay nhau chúc mừng năm mới! Bất chợt tôi quay hướng nhìn vô trong nghĩa địa. Trên mỗi ngôi mả là một vệt sáng uốn lượn, chúng giống như những bóng người nhảy múa reo hò. Những vệt sáng vút lên không trung , cũng có lần tôi hỏi cha về vệt sáng theo mặt tâm linh thì cha nói ” đó chính là vong hồn tụ lại. Chỉ vào những ngày đặc biệt thì họ mới có thể ra khỏi mả mà thôi ” !
Tôi vẫn không rời mắt . Vẹt sáng ấy tụ hợp, cuộn tròn lại bay khắp nghĩa địa. Đâu đó có tiếng khóc, tiếng cười vang lên! Rồi cả những tiếng thì thầm to nhỏ. Cứ như thế cho đến khi cuộn tròn vệt sáng đó từ từ tan biến cũng là lúc tiếng ầu ơ ru con vọng ra xa. Lời ru đượm buồn của người đã ra đi mãi mãi không thể trở về..
Có phải là tôi có thể cảm nhận những điều đó hay là nhờ vào chiếc vòng đang đeo trên tay này?
……
9 giờ 30 sáng mồng một . Dì Ngà mang gói bánh sang chúc tết. Vẫn là câu chúc sức khỏe mở đầu. Sau rồi dì hỏi tôi :
– Con ngày mấy lên lại thành phố?
– Dạ. Con sáng ngày 5 lên lại. Ngày 6 con vô làm.
– Dì nói thật lòng nha! Con về đây làm nông trường với dì, vừa ở gần cha. Dì liên hệ được với trường nghề. Dì cử con đi học ..
Cha tôi nghe thế vội lên tiếng :
– Ấy chết! Chị làm như vậy là trả ơn cháu nó hả? Cha con tôi không dám nhận!
– Anh Tư lúc nào cũng khó quá! Người làng cả mà còn làm khách. Tôi đã nói ý này với sư thầy. Sư thầy ủng hộ còn anh thì..
– Tôi..thật ra..
– Anh Tư ah ! Nông trường đang thiếu người..bộ anh không muốn ở gần con và làm giàu cho quê hương hay sao ?
Thấy cha và dì Ngà nói qua lại vậy. Tôi cất lời :
– Chuyện này để con suy nghĩ thêm thời gian được không dì? Với lại nếu có về nông trường thì con cũng phải lo thu xếp công việc hiện tại. Con..trả lời dì sau nghen!
Nghe tôi giãi bày có vẻ hợp lý nên dì Ngà gật đầu :
– Ừ dì chờ đó nha! Thôi dì về à! Ngày tư ngày tết chạy lại môĩ nhà một chút !
– Dạ..
Dì Ngà về, tôi đưa cha lên chùa chúc tết sư thầy và cũng là xin phép được tìm hiểu An. Có lẽ sư thầy đã nhìn rõ tình cảm của tụi tôi nên đã đồng ý lại còn dự định tổi chức đám cưới ở chính điện của chùa. Một năm mới đến đã cho tôi bao niềm vui. Nghĩ về cha già, nghĩ về người bạn đời của mình tôi quyết sẽ không xa nhà nữa..
Trở lại nghĩa địa vào giữa trưa. Tôi ra ngã ba bưng mâm cúng đã nguội lạnh.. Bên lối đi thấp thoáng có bóng người đưa tay vẫy chào, tôi không thấy rõ mặt . Bất chợt có giọng nói cất lên :
– Cảm ơn cháu đã giúp chú!
Tôi hét lớn :
– Chú Hưng..là chú.. Chú sao..sao rồi ạ?
– Chú ổn rồi! Giờ chú có thể về nhà.. Bánh chưng ngon lắm! Chú và mọi người ở đây đã có một đêm giao thừa xa gia đình nhưng trọn vẹn. Cảm ơn cha con cháu! Lời cuối cùng chú muốn nói : ” Hãy nghĩ tới cha mình theo năm tháng. Hãy ở cạnh cha khi có thể nha cháu ”
– Dạ..dạ..con ..biết mình phải làm gì.!
Trong giây lát, bóng dáng ấy biến mất. Tôi quay người vòng tròn tìm chú nhưng không thấy.
Chú ấy đi rồi..!
Cho dù là con người hay là ma quỷ thì tình nghĩa sẽ luôn là thứ đáng trân trọng nhất ! Vậy nên ngay từ bây giờ hãy nâng niu giữ gìn để mai mốt sẽ không có một ngày luôn day dứt về những gì đã đi qua..
H. Ế. T