_____C1: Ma ở sông nước.
Tôi sinh ra ở ngoài Bắc, nơi con sông Hồng chảy dài.
Từ đời ông bà tôi đã làm nghề chài lưới trên sông, đánh đó, dặm đăng để kiếm sống.
Gia tài của cái người dân nơi đây chỉ có chiếc thuyền là nơi ăn ngủ và sinh hoạt.
Đừng ai hỏi nơi chúng tôi tắm hay đi giải quyết những nỗi muộn phiền nhé, mọi người tự hiểu vậy.
Sáng sớm tờ mờ khi mẹ con tôi chưa dậy thì bố tôi đã nấu nước, pha chè uống.
Ông đang lim Dim với cái ống điếu thuốc Lào thì bỗng từ xa ông thấy cái thứ gì nó cứ đang đập nước.
Trời này se lạnh thì làm gì có ai mà tắm sông sớm như thế chứ?
Bố tôi mới đứng dậy để xem cho kỹ.
Bố thấy nó cứ nhoi lên trên mặt nước rồi lại ngụp xuống. Nó ngụp xuống chắc phải sâu lắm hay là lâu lắm mà khoảng cả phút nó lại ngoi lên bờ.
Bố biết nó không phải là người nên mới nhẹ nhàng đi lên trên bờ nhặt vài hòn đá cỡ nhỡ mà quay trở lại thuyền.
Bố ném mạnh vào chỗ đấy nơi cái thứ ấy đang ngoi lên hụp xuống .
Tiếng ùm ùm vang lên, cái thứ đấy quẫy nước mạnh rồi lặn luôn xuống dưới không ngoi lên nữa.
Sáng ra bà Xuân sang kể với mẹ tôi mà làm bố tôi cười cả buổi sáng hôm ấy.
“ Ôi giải ơi…cô Gái biết gì chưa?
Nơi tôi đậu thuyền gần cây ổi lớn có ma đấy cô ơi!”
Mẹ tôi thắc mắc;
“ Sao thế, cô Xuân gặp à?”
Bà Xuân thật thà kể:
“ Ừ, gần sáng đang ngủ thì nghe tiếng như đá hay đất ném xuống nước ấy. Mấy tiếng liền, cô nghĩ xem sáng sớm thì có ai rảnh mà đi ném đá.
Ông nhà tôi chạy ra nhìn thì chả thấy ai cả, cô xem đấy ma quỷ giờ lộng hành phết.”
Bà Xuân thấy bố tôi cười mà nghĩ rằng bố tôi không tin nên bảo:
“ Thằng Đăng, mày cứ ở đó mà cười, có ngày nó về nó na mày đi!”
Tối hôm đó thì trong bữa ăn, bố mang chuyện ấy ra mà kể cho mẹ tôi.
Bảo thật là chính sáng nay bố tôi đã ném đá.
Mẹ tôi trách móc bố một lúc nhưng cũng buồn cười mà phì cười.
Nhưng gia đình tôi vẫn thắc mắc không biết cái thứ ngoi lên, ngụp xuống ấy là thứ gì?
Tờ mờ sáng hôm sau, bố lại tiếp tục ngồi nhâm nhi ly trà và điếu thuốc.
Hôm nay hai bên gia đình nhà tôi và bà Xuân ăn cơm chung thế là thuyền đậu cách nhau chỉ chừng chục mét.
Lần này bố lại thấy cái thứ gì lại tiếp tục lặn rồi ngoi lên ngoi xuống.
Bố không lấy đá ném xuống nước nữa mà từ từ cẩn thận đi ra sau mũi thuyền để xem nó là thứ quái quỷ gì.
Ánh trăng vẫn còn chiếu sáng mà soi rõ mọi thứ, cộng với cái đèn dầu hắt ra từ thuyền bà cô Xuân làm cho bố nhìn thấy rõ ràng ấy là một con trâu.
Chính xác là một con trâu nó có hai cái sừng rất dài và ngoi lên sau đó một lúc lại ngụp xuống dưới nước.
Mặc dù là trâu có thể lặn xuống nước nhưng không thể nào mà ngụp xuống lâu như thế rồi biến mất tăm dưới đất luôn.
Bố cũng thấy lạ mà sáng vừa kéo lưới vừa kể lại cho một số thuyền ở gần đó nghe.
Một cụ lão đã ngoài 70 nhưng vẫn còn khỏe mạnh, theo con đi ra thuyền đánh cá. Cụ bảo:
“ Lão sống từng này tuổi rồi, nên biết lắm.
Không phải chỉ khi con người ta chết thì trở thành hồn ma trở về đâu. Chính động vật cũng trở thành ma mà trở về.
Mọi người có nhớ trận bão lụt xảy ra vài tháng trước không?”
Một số người như hiểu chuyện mà gật đầu, thật đúng là vài tháng trước bão đã ập đến. Người ta thấy cả xác trâu bò hay chó mèo trôi trên sông nhưng cũng không làm gì .
Cứ để nó trôi đi dạt đến đây thì dạt vậy!
Bà Xuân nghe vậy thì hốt hoảng mà thốt lên:
“ Trời ơi tôi nói cấm có sai mà, không ngờ thuyền tôi lại đậu gần nơi con ma trâu ấy!”
Mọi người chen vào:
“ May mà nó không đục thuyền cho hai ông bà chìm nhỉ!”
Bà Xuân lắc đầu nhìn chồng mình mà bảo:
“ Tối nay đậu ở chỗ khác đi ông, đậu sát thuyền thằng Đăng luôn cho đỡ sợ.”
Mọi người nghe vậy mà cười phá lên, nhưng sau cái tiếng cười ấy thì một vài nét mặt trầm ngâm mà suy nghĩ.
Họ làm nghề và sinh sống trên sông, người chết trôi họ còn vớt xác nhưng thật sự là chưa gặp cái oan hồn nào hiện về thế mà lại hiện về con ma trâu. Tuy nó chưa phá phách hại ai nhưng cũng làm cho tâm lý mọi người có chút trấn động.
Ngồi gỡ cá rảnh rỗi nên ông cụ ngoài 70 cũng kể chuyện:
“ Ngày ấy gần nhà con gái tôi là cái lò mổ heo . Hằng đêm họ mổ hơn chục con mà để sáng mai bán.
Sau đó gia đình nhà họ bị phá sản, con cái nghiện ngập mà chết.
Bố mẹ cũng phải nghỉ lò mổ heo mà bán cả đất cả nhà cho một vợ chồng nhà kia.
Ấy cũng là cái nghiệp đồ tể.
Ấy nhưng mà vợ chồng mới mua cái nhà ấy thì bị quấy phá liên tục. Đồ đạc bị di chuyển, có khi còn bị mất.
Người vợ kể ban đêm khi đi tiểu còn nhìn thấy con heo bị thọc tiết máu chảy khắp nhà sau mà chạy lung tung.
Gia đình này mới mời thầy về, thầy bảo nó mọc cả 4 cái rảnh nanh mà ngồi ngon lành trên cái giường nhà anh chị.
May mà thầy cao tay nên trấn yểm được nó.
Từ đó anh chị ấy mới trở lại cuộc sống như thường.
Nhưng đôi khi anh chị còn thấy nó hiện về, mặc dù đã được yểm bùa.
Kể lại cho mọi người là con heo nó diễn tả lại quá trình nó bị thọc huyết, đun nước sôi mà cạo lông , sau đó bị banh ra máu me nội tạng kinh lắm!”
Ông cụ kể mà làm tôi phát sợ, mọi người cũng cảm thấy kinh sợ mà cũng chỉ biết nhìn nhau mà thở dài vậy, chứ biết làm thế nào.
Mong sao là mọi chuyện sẽ không quá kinh khủng để cho những người không mảnh đất như chúng tôi có chỗ dựa nơi con sông này.
Chuyện ông lão kể về con heo làm tôi không ăn thịt heo cả mấy tuần lễ, chỉ có ăn cá hoặc thức ăn khác.
Mẹ tôi bảo con trai mà nhát chết, thịt heo dễ gì có mà ăn mà kén chọn.
Nhưng tôi đã không ăn cho đến một ngày bố mua cho tôi cái bánh bao ở trên chợ xã.
Bánh bao họ hấp thơm ngon lắm, tôi đã bao giờ được ăn nó đâu!
Vì bánh bao nó đắt hơn cái bánh rán hay bánh nếp nên mẹ không mua cho tôi ăn bao giờ .
Nay bố mua cho tôi và bảo đó là bánh bao và bên trong là nhân đậu xanh nên tôi mới ăn.
Thật là ngon khủng khiếp, nhân nó ngon trên cả tuyệt vời.
Nhân còn ngon hơn bánh chưng, bánh tét ngày Tết nữa.
“ Nay bố giàu quá , có tiền mua cả bánh bao cho nhà mình ăn sáng.”
Tôi ăn rồi nói với bố.
Bố tôi lấy trong cái giỏ đi chợ ra thêm 1 cái bánh bao nữa mà bảo:
“ Bố còn cái nữa, lát mày ăn nhé!”
Tôi mỉm cười trong hạnh phúc, bánh bao có lẽ rất quen thuộc với những bạn trong miền nam.
Tôi đã từng được đi vào Sài Gòn nhưng chỉ được nhìn người ta ăn thôi chứ lũ trẻ nhà quê thì làm gì được ăn.
Đang cắn đến cái nhân thì sao tôi mới thấy vị nó rất lạ. Không giống như nhân đậu xanh mà bố nó, nó giống như… giống như nhân của trái mướp đắng mà tôi đã được ăn khi vào Sài Gòn thăm ông ngoại ốm vậy.
“ Bố… nhân bánh bao làm từ thịt phải không?”
Bố tôi thấy tôi nhai hết cái bánh thì cũng gật đầu mà cười khẩy.
“ Thế mày đã hết sợ thịt heo rồi nhé!”
Tôi nghe vậy thì tốt vẻ giận dỗi:
“ Sáo bố lại lừa con?”
Bố tôi xoa đầu tôi mà bảo:
“ Đi chơi rồi lát về ăn nữa nhé!”
Tôi nhìn cái bánh quá ngon nên không đợi đến lát đâu mà cầm lấy ăn ngay và luôn.
Bố mẹ nhìn tôi mà cười rất to, tôi thì vừa ăn vừa thưởng thức mà từ đó tôi mới hết sợ thịt heo, mà ăn lại như thường.
Bố nhìn tôi ăn ngon lành mà bảo:
“ Đấy nhé vậy là không uổng công tối qua mẹ đi kéo lưới nhé!”
Tôi không hiểu nên hỏi lại:
“ Là sao thế bố?”
Mẹ ngăn bố lại nhưng bố bảo tôi đã lớn và đã hiểu chuyện nên phải nói để tôi biết đường mà tránh.
Chả là bố kể tối qua mẹ và bố giăng lưới ở chỗ sông sâu nên gần đêm cho thuyền vào gần bờ để sáng mai ra chợ bán.
Thuyền vừa cập bờ thì mẹ đã cầm lưới xuống định giăng thêm gần đấy được con nào gì được.
Lưới mẹ tôi kéo đi thì bị như vướng thứ gì mà rất nặng không kéo được.
Mẹ cố sức kéo thì thấy trước là một người phụ nữ mặc bộ đồ màu trắng đứng trên bờ.
Mẹ định gọi kéo phụ vì bố vẫn còn loay hoay với mẻ lưới gỡ cá trên thuyền.
Nhưng khi mẹ tôi nhìn lại cái lưới thì hỡi ôi một xác người mắc lại chỗ cái lưới mà làm mẹ tôi không thể kéo được.
Mẹ nhìn lại lên bờ thì thấy đúng là xác của cái bà trên bờ nằm mắc vào lưới còn hồn bà ta thì đứng trên bờ.
Bà ta tuy nét mặt trắng bạch và đôi mắt lúc này đen thâm nhưng vẫn không làm gì mẹ.
Mẹ tôi không nhát vì đã lăn lộn từ nhỏ nên có chút sợ vì lưới mình mắc vào xác người ta mà.
Mẹ nhìn xung quanh thì không có thuyền nào cặp vào bờ này cả.
Nên chỉ đành gọi bố , mẹ bảo là mẹ gọi to lắm, gọi mấy câu nhưng chả thấy bố thưa.
Biết là do bà ấy làm nên mẹ mới chấp tay mà khấn vái:
“ Cô ơi,,, con nghèo khó chỉ vì miếng ăn mà có lỗi với thân xác của cô.
Con xin cô thương tình mà tha lỗi để con tiếp tục công việc mai còn đóng tiền học cho thằng cu ở trường.
Mẹ bảo là thấy bà ta biến mất và cái xác cũng tự gỡ lưới mà trôi theo dòng nước chảy.
Lúc này mẹ mới gọi bố thì bố đã nhảy xuống ngay. Mẹ kể lại thì bố bảo thế là tốt, nên bố mẹ quyết thả lưới lần nữa và kéo lên rất nhiều cá.
Phần về cái xác thì mẹ bảo là xác ấy trôi tự do rồi lại vướng vào một thuyền khác và họ vớt xác lên đưa lên xã và chôn cất.
Mẹ không theo cái xác của bà ấy mà vớt lên vì mẹ biết bà ấy sẽ nhờ người có điều kiện hơn để giúp.
Lúc cái xác tự tách lưới trôi đi thì mẹ đã nghe giọng nói khẽ của bà ta:
“ Không cần vớt xác, chỉ cần thắp nhang.”
Thế là sáng nay mẹ đi chợ và mua một số đồ nấu rồi thắp nhang cúng cho ngôi mộ mới được chôn cất trong xã.
Tôi cũng được đóng tiền học mà đi học như bao bạn khác.
Từ đấy mẹ đều ra thắp nhang, cúng hoa quả hay làm mâm cơm.
Tối về ngủ thì bà ta chỉ chỗ cho đánh cá, nói chung còn giúp mẹ tôi rất nhiều nữa