Bà Lựu gánh hàng rong cho kịp chợ sáng, đi ra chợ bà phải đi qua cây đa đầu làng gần con sông, dân làng tụ tập bán hàng ở cây đa của làng. Bà Lựu đến gốc cây đa đập vào mắt bà là cảnh tượng ghê rợn bà là lên thất thất thanh.
— Ối làng nước ơi có người chết.!
Vài người đi đem hàng ra chợ nghe thấy tiếng bà Lựu hét ầm lên, họ vội bỏ hết hàng hoá chạy ra xem cảnh tượng trước mắt làm ai đấy cũng phải rùng mình sợ hãi.
Một người đàn ông bị rạch từ cổ xuống phía dưới, ruột gan phèo phổi thòng lòng ra ngoài chan hoà với máu.
Tiếng hót của lũ chim chích chòe, chào mào, thánh thót mỗi buổi bình minh, ánh nắng ấm áp khiến ông Tứ thấy tỉnh táo hẳn lên, hơn tám mươi tuổi ông Tứ có thú vui đoàn viên cùng con cháu. Bà vợ ông Tứ ở phiên chợ vội chạy về bà bỏ đồ xuống đã cất tiếng.
— Ông ơi.! Ông biết gì chưa có người chết nghê lắm ông ạ.!
— Có chuyện gì thế mới sáng sớm ngày ra mà bà ầm ĩ thế, chết, ai chết, tại sao lại chết.
Ông Tứ cất tiếng.
— Ông Tường bắt cá đêm chết rồi ông ạ.!
Không để bà nói hết câu ông Tứ không hỏi thêm câu nào, ông vớ lấy cái áo treo trước cửa đến cây đa của làng, lúc ông đến nơi đã thấy mọi người tụ tập đông lắm người ra kẻ vào, cũng có người đứng chỉ chỏ bàn tán to nhỏ, thấy ông Tứ mọi người bảo nhau tránh xa cho ông vào, vừa vào đến gốc cây đa đập vào mắt ông cảnh tượng ghê rợn khiến ông phải bàng hoàng.
Cái xác nằm dưới gốc cây đa là ông Tứ, cảnh tượng ấy ông Tứ vẫn thấy sợ, cái xác ấy bị bốn nhát dao vào bụng, phía dưới ngực, hai nhát dưới hai bên ngực, và rạch một đường cắt ngang rốn từ dưới lên hai tròng mắt lòi ra ngoài, ruột, gan, phèo, phổi, lòi cả ra ngoài bốc mùi hôi tanh, miệng thì bị rút mất lưỡi.
Nhìn cảnh tượng kinh dị lắm khiến người ta phải rùng mình, có vài người yếu bóng vía thì ôm bụng mà nôn thốc nôn tháo, có người thì xỉu ngay tại chỗ, vợ con ông Tường khóc lên khóc xuống.
— Ối ông ơi là ông.! Sao ông lỡ bỏ mẹ con tôi mà đi ông ơi.!
Nói đến gia đình thằng ông Tường là gia đình thuần nông, Ông Tường có ba người con, hai trai một gái. Đứa đầu làm thợ xây ở Gia Lại, đứa thứ hai lấy vợ bên kia con sông, còn cô con gái ở cùng với hai ông bà. Nghe tin bố mất hai anh em đang trên đường về cho kịp đám tang.
Xa xa tiếng chim lợn kêu lên thất thanh, rõ ràng từng tiếng trong màn đêm đặc quánh như mực làm cho người ta khó thở lại càng làm thêm bầu không khí căng thẳng.
— Éc..éc..éc..éc..!
Đêm đã khuya mọi người về hết yên tĩnh đến lạ, bỗng nhiên từ đâu có cơn gió thổi qua có tiếng nói lúc xa lúc gần.
— Giết nó đi..ha..ha..ha.!
Uyên như ai đó điều khiển cô, Uyên bước ra ngoài tiếng nói lại cất lên.
— Lấy nó lên.!
— Ha..ha..ha..ha..!
— Lấy nó nhanh lên.!
Tiếng nói đó như thức dục Uyên, trên tay cô cầm sợi dây và con dao nhỏ từ từ tiến đến phòng ngủ của chồng, cô trói chặt chân tay chồng dùng dao đâm hai nhát vào bụng. Ngoài kia bầu trời vang lên tiếng sấm.
— Đoàng..đoàng..đoàng..!
— Ah..!
Tiếng hét cùng tiếng sấm chẳng ai biết được điều ghê rợn sắp xảy ra, Uyên dùng con dao rạch từ bụng lên ruột gan lời cả ra.
— Ăn đi ngon lắm.! Ha..ha..ha.?
Uyên móc tim chồng mình mà ăn, bà Thoa vào phòng con bà trước mắt bà là cảnh tượng kinh hoàng, trước mắt bà đứa con gái đang ăn quả tim của chồng mình, bà Thoa hét lên.
— Ối làng nước ơi có quỷ..!
Bà vội chạy ra ngoài kêu cứu trong màn mưa, Uyên cầm dao đuổi theo phía sau mà đâm đam tới, tiếng sấm vang lên liên hồi.
Sáng hôm sau thì mọi người đều đã có mặt đầy đủ tại nhà ông Tứ để dự đám tang, ai cũng tiếc thương cho một người hiền lành chất phát, trước mắt mọi người là cảnh tượng tang thương, máu me văng tung tóe mọi thứ đổ nát.
Cụ khiêm bẩm quẻ lắc đầu thở dài, cụ kêu mọi người nhanh chóng đem cái xác đi chôn, cụ dặn mọi người sau buổi chiều chôn cất xong ai về nhà đấy cấm không được đi đêm một mình. Cụ Khiêm phát cho mọi người lá bùa phòng thân, buổi chiều hôm ấy trời sùi sụt mưa Ngâu.
Cả tuần nay mưa rả rích mà mưa thì thường không vui đặc biệt là những cơn mưa dầm rả rích. Tháng 7 năm nay có nhiều đặc biệt hơn những năm trước, số phận nào đó của ông Trời đã kéo đi những người bạn, những người cận kề bên mình về cõi hư vô. Chưa khi nào mà ta thấy ranh giới giữa sống và chết cận kề đến như vậy. Thoắt đến, thoắt đi, mang theo những người thân của ta vào cõi vĩnh hằng, cụ Khiêm ngâm câu thơ buồn rồi bước đi.
— Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng. Đường bạch dương bóng chiều man mác, Ngọn đường lê lác đác sương sa, Lòng nào là chẳng thiết tha, Cõi dương còn thế nữa là cõi âm. Trong trường dạ tối tăm trời đất, Có khôn thiêng phảng phất u minh.!
Hàng xóm láng riềng xúm lại giúp đỡ đưa anh ra đồng, sáu người đàn ông lực lưỡng đến bên quan tài chuẩn bị chờ hiệu lệnh, đưa ba cái quan tài ra đồng, buổi lễ trôn cất diễn ra thuật lợi không xẩy ra chuyện gì ngoài ý muốn.
Xa xa khu nghĩa địa thấp thoáng bóng trắng ánh mắt đỏ ngầu căm hận mọi người.
— Chết..! Ha..ha..ha..!
Cụ Khiêm quay lại nhìn khoảng không thở dài cụ quay người bước đi nói một mình bóng cụ khuất dạng trong làn mưa bay.
— Bỏ oán niệm mà đi đầu thai kiếp khác, kiếp này đã thế kiếp sau được đền bù.!
— Đền bù ư tôi, ông trời không có mắt vì tính ích của con người, tôi kêu cứu có ai để ý không, các ngươi phải chết.!
Giọng nói vang vọng trong làn gió xoái vào trong tai cụ tứ, ông tứ lầm lũi bước đi hai khóe mắt tràn giọt lệ thê lương