nghe thấy tiếng gõ cửa, Hoa trở mình ầm ừ không muốn trả lời. Nhưag
tiếng gõ cửa càng lúc càng lớn và nhiều hơn, rồi tiếng mẹ nàng và Luận
bên ngoài kêu. Hoa dậy ăn sáng. Hoa buộc lòng phải lên tiếng:
– Con còn buồn ngủ lắm. Mẹ và chú Luận cứ ăn trước đi, tới trưa con dậy ăn luôn thể. Có tiếng mẹ nàng hỏi:
– Con có sao không?
– Con không sao đâu, chỉ buồn ngủ thôi.
Tiếng Luận cười bên ngoài, nói:
– Thôi, em để cho con nó ngủ đi. Chúng mình đi ăn sáng với nhau cũng được mà.
Cúc liếc Luận thật tình tứ. Nàng biết chàng đang muốn gì Luận
nhẹ nhàng ôm lấy Cúc, cúi xuống hôn lên môi nàng nụ hôn thật say đắm.
Hai người ôm nhau hôn hít ngay trước cửa phòng Hoa, đinh ninh là Hoa còn đang ngái ngủ. Nhưng có biết đâu lại có An đang đứng ngay bên
cạnh họ. Lần này chàng không điên lên nhưnhững lần trước khi thấy vợ
trong vòng tay kẻ
thù. Trái lại, An lại mỉm cười vì nghĩ lại tối qua đã hướng dẫn
Hoa chứng kiến cảnh ân ái thô bỉ này. Chàng đã cứu thoát, ít nhất đứa
con gái của mình khỏi tay tên bạn lưu manh sát nhân.
Nhưng điều quan trọng nhấtbây giờ vẫn là làm sao liên lạc được
với thế giới loài người để vạch trần hành động sát nhân của Luận. An lại nghĩ tới Bé Hai. Chàng thấy chỉ còn cách làm sao cho cậu bé này truyền
đì tiếng nói của chàng tới thân nhân hoặc khách hàng của mẹ cậu ta là có thể hy vọng lôi được những tội ác của Luận ra ánh sáng công lý.
Chàng vội vàng bước ra khỏi nhà, đi tìm bé Hai. Hôm nay ngày lễ
nên ngoài đường chẳng có ai. Phốxá vắng hoe, lác đác vài kẻ không nhà
vất vưởng. Thật là trái ngược với không khí ở Việt Nam hồi nào; cứ lễ
Giáng Sinh là thiên hạ đổ ra ngoài đường nhởn nhơ như bướm mùa xuân. Còn ở Mỹ này thật lạ lùng. Mùa này họ rúc trong nhà, hoặc kéo nhau đi chơi
xa. Không biết có phải khí hậu lạnh lẽo nên không thích hợp cho những
sinh hoạt ngoài phốhay không, hay vì phong tục tập quán của những người
bản xứ ở đây là như vậy.
Nhưng dù sao, cảnh này cũng đã ảnh hưởng không ít tới tâm trạng
ray rứt, lạ’nh lẽo và uất hận của chàng vì đã mất đi mái ấm gia đình.
Không còn chỗ tương thân. Dù cho bây giờ chàng chỉ còn là một oan hồn
vất vưởng. Chàng thấy bé Hai cũng đã chết như chàng, nhưng cậu ta còn có chút an ủi được gần gủi bà mẹ ngày đêm. Nếu An muốn được nhưbé Hai, ít
nhất chàng phẫi làm sao loại bỏ tên bạn
khốn kiếp này ra khỏi gia đình chàng bằng một cách nào đó mới được.
Có lẽ chỉ còn trông cậy ở bé Hai mà thôi. Ngoài cậu bé này ra,
An thấy không còn cách nào khác hơn nữa. Chàng vội vã rảo bước xuyên qua tường chui vào nhà cậu bé.
Vừa vô tới trong, An không ngờ nơi đây lại có thể tấp nập
nhưvậy. Kẻ ngồi trong, người đứng ngoài, nói cười thật vui vẻ. Bỗng An
nghe thấy có tiếng cười khúc khích thực quen tai, chàng nhìn lên bàn
thờ, thấy bé Hai đang ngồi chồm hổn trên đó trước những đa b~ánh bọc
giấy xanh đỏ đầy ắp Cậu ta đang cười và đưa tay vẫy chàng.
– Chú An, chú tới chơi hả. Lên đây, lên đây ăn bánh với bé Hai đi.
An mỉm cười, leo lên bàn thờ ngồi bên cạnh bé Hai.
– Hôm nay có cái gì mà ở đây đông người quá vậy hở bé Hai.
– Bao giờ cũng vậy chú ạ. Cứ ngày lễ là bà con kéo nhau tới đây nghe mẹ cháu nói chuyện.
An nắm lấy tay cậu bé cười lớn.
– Nghe mẹ cháu nói hay nghe cháu nói?
Bé Hai nheo mũi làm mặt xấu.
– Cháu có biết cái gì đâu mà nói:
– Thế Cậu Hai Trạng là mẹ cháu hay là cháu?
Bỗng bé Hai cười lên hăng hắc, nói:
– Là thằng cha Bẩy thi sĩ.
An không ngờ bé Hai hôm nay lại có thể nói lên được
sự khôi hài dí dỏm như vậy. Nhưng chàng lại khám phá ra
một điều kỳ diệu khác nữa là mỗl lần bé Hai cười lớn tiếng
lên nhưthế là mẹ cậu ta lại run rẩy. Người bà nảy lên, mắt
trợn ngt~ợc, miệng lắp bắp:
– Cậu Hai Trạng… Cậu Hai Trạng đó hả?
An nhớ ngay tới những lần bé Hai nhập vô xác bà ta cũng trong tlnh trạng như thế này. Chàng vội dục bé Hai:
– Bé Hai… bé Hai, cháu nhập vô xác mẹ cháu đi.
Bé Hai ngơ ngác hỏi:.
– Nhập vô xác mẹ cháu để làm gì hả chú?
An không muốn nói mình sẽ nhờ vả cậu ta, vì kinh nghiệm những
lần trước, mỗi khi nói về chuyện gia đình chàng là mọi người nhốn nháo
cả lên. Vì vậy cậu bé này không chịu giúp chàng nữa.
An mỉm cười nói:
– Hôm nay nhà đông khách như thếnày. Tại sao cháu không nhập vô
xác mẹ cháu nói chuyện với khách hàng mà cứ để tên Bẩy thi sĩ xúi mẹ
cháu nói tầm bậy tầm bạ hoài vậy?
Bé Hai gật đầu, nói:
– Ừ há, Cậu Hai Trạng là cháu chứbộ. Nhưng mà nhập vô xác mẹ cháu rồi nói cái gì đây. Người ta hỏi cháu đâu có biết trả lời.
An làm bộ gật gù, nói:
– Đúng rồi, khi cháu nhập vô xác mẹ cháu rồi thì bả không còn
biết gì nữa nên cháu phải nói thôi. Nhưng cháu nhẩy ra khỏi xác’ của bả
rồi thì bả cũng chỉ nghe lời thằng Bẩy thi sĩ, súi nói tầm bậy tầm bạ
thôi, chứ nó có biết cái gì như chúng mình đâu mà nói chuyện với khách
chứ.
– Cháu ghét thằng Bẩy thi sĩ hôn mẹ cháu rồi.
– Phải đó, chúng mình chơi nó một keo, chịu không?
Bé Hai nghe An nói có vẻ thích thú lắm, chịu liền.
– Chú giúp cháu chơi nó hả?
– Nhất định là chú giúp bé Hai rồi chứ còn ai nữa. Vậy chú giúp đi.
An cười hì hì, nói:
– Bây giờ như thế này nhé. Cháu cứ làm những gì chú nói là thằng Bẩy thi sĩ khốn đốn ngay.
Bé Hai mừng rỡ.
– Vậy chú nói đi, cháu làm liền.
– Được rồi, bây giờ cháu cười lên thực to cái đã.
Bé Hai vừa cười vừa hỏi:
Cười thực to là chơi được thằng Bẩy thi sĩ hả chú?
– Không phải đâu. Bây giờ chú biết rồi, mỗi khi cháu cười thực
to thì mẹ cháu sẵn sàng trong tình trạng để cháu nhập vô xác bà ta. Chứ
đâu có phải cháu muốn nhập vô xác bà ấy lúc nào thì nhập đâu. Bé Hai gật đầu.
– Cái đó cháu biết rồi.
– Vậy cháu cười lên đi.
Bé Hai có vẻ khoái trí cười thực lớn.
Chín đang nói chuyện với một ông khách sồn sồn về vụ giúp ông ta mở một nhà hàng làm sao cho đông khách, tự nhiên người nàng nảy lên,
mắt trợn ngược, chân tay run lẩy bẩy, mồm méo sẹo, nước dãi, nước miếng
chảy ra ướt cả chiếc áo bà ba đồng bóng. Mọi người trong nhà tá hỏa,
nhốn nháo cả lên. Thấy vậy An vội vàng nói, chàng sợ bé Hai cũng hoảng
hồn nhẩy ra thì hỏng việc.
– Bé Hai nói theo chú đi.
– Nói cái gì?
Tự nhiên mọi người trong nhà nghe Chín hỏi:
– “Nói cái gì”
Thì ngơ ngác nhìn nhau. Đâu có ai biết bé Hai đang nói chuyện
với An. Bởi vì họ chỉ nghe thấy tiếng bé Hai trong xác của Chín chứ
không nghe thấy tiếng của An. Bẩy thi sĩ đứng cạnh Chín tưởng bà bí nên
làm bộ nhắc tuồng.
– Thì Cậu Hai Trạng dậy ông đây làm cái gì cho nhà hàng đông khách đi.
Bé Hai đang ghét Bẩy thi sĩ nên quay qua anh ta nói liền:
– Tao không nói với mày.
Bẩy thi sĩ cười dả lả, tưởng bà Chín giở chứng vì khách khứa đông đúc mà bà chỉ được chia có một phần ba tiền nên nói:
– Thôi mà Cậu Hai Trạng, chuyện làm ăn đâu còn có đó chúng mình
bàn lại sau cũng được, chứ Cậu Hai Trạng làm khó tụi tôi làm chi.
Bé Hai không hiểu Bẩy thi sĩ nói gì, đang lúc tức thằng cha này
cứ nhân cơ hội không có ai là ôm lấy mẹ cậu hôn hít lung tung nên choảng liền:
– Mày hôn mẹ tao rồi, tao không có nói chuyện với mày nữa.
Bẩy thi sĩ tá hỏa, nhìn vợ đứng cạnh đang nghiến răng trèo trẹo
Chàng không hiểu tại sao mụ Chín lại giở chứng kỳ cục như vậy. Từ hồi
nào tới giờ, mụ ta năn nỉ, xin xỏ tình yêu với chàng. Mụ thèm khát làm
tình như khát nước. Nhiều khi chàng phải nhắm mắt chiều mụ để lấy lòng
cho yên chuyện. Vậy mà không hiểu tại sao hôm nay mụ này lại nói tuệch
toẹt ra giữa chốn đông đúc này là ý gì. Chàng cứng họng không nói được
câu nào nữa.
Có lẽ chỉ có một mình An là hiểu được câu chuyện. Chàng cũng
không ưa gì tên Bẩy thi sĩ này, nhưng nếu cứ để cho bé Hai làm tới có
thể hưchuyện của mìnhnên chàng vội vàng nói:
– Bé Hai cứ để chuyện thằng Bẩy thi sĩ đó qua một bên đã. Bây giờ cháu lập lại những gì chú nói thôi nhé.
Bé Hai gật đầu nói:
– Được rồi chú nói đi.
Bẩy thi sĩ lại tưởng mụ Chín nói với chàng, nên lean tiếng liền:
– Cậu Hai Trạng nói gì kỳ cục vậy, tôi có hôn mẹ cậu bao giờ đâu.
Nghe Bẩy thi sĩ nói, bé Hai không dằn được nữa, rít lên:
– Mày hôn mẹ tao hoài bây giờ còn chối nữa hả?
Bẩy thi sĩ tái mặt, ấp úng hỏi:
– Bộ… bộ… Cậu Hai Trạng về thật đó hả?
Bé Hai tức mình chửi liền:
– Tao về giả bao giờ hả thằng chó má kia.
Nửa tin nửa ngờ, Bẩy thi sĩ cũng tức mình nói:
– Được rồi, chuyện đã tới nước này để chút nữa chúng mình tính
toán cho ‘bằng phẳng một lần đi. Chứ đừng có làm bộ giở điên giở khùng
nói bậy nói bạ nữa. Chị phải biết không có tụi tui thì không có nhân vật Cậu Hai Trạng cho chị làm ăn đâu. Rồi chị sẽ biết tay tôi.
Bé Hai nghe Bẩy thi sĩ hăm, sợ quá nhẩy ra khỏi xác mẹ cậu ta
liền. Chín dẫy lên mấy cái, nằm vật ra rồi tỉnh dậy thấy không khí có vẻ khác thường, hỏi:
– Sao, bây giờ còn ai muốn nhờ Cậu Hai Trạng cái gì nữa không?
Bẩy thi sĩ đang cơn tức giận, đả liền một câu.
– Nhờ cái gì nữa mới được chứ. Cậu ăn nói tầm bậy tầm bạ, nghe chói tai quá, còn làm ăn buôn bán được cái gì nữa đây?
Chín ngơ ngác, dùng giọng trẻ con như thường lệ, hỏi.
– Cháu nói cái gì mà tầm bậy tầm bạ hả chú Bẩy? Bẩy thi sĩ mỉa mai.
– Mới giở chứng đây mà đã quên rồi sao hả Cậu Hai Trạng?
Chín không hiểu Bẩy thi sĩ ám chỉ điều gì, vì khi hồn bé Hai
nhập vô xác nàng thì Chín không còn biết gì nữa, lúc ấy sự sống của Chín bị dán đoạn mà chính nàng cũng không hay. Khi hồn bé Hai nhẩy ra khỏi
xác Chín thì sự sống của nàng lại nối tiếp mà chính Chín cũng không biết vừa bị gián đoạn. Bởi vậy nghe Bẩy thi sĩ nói nàng ngẩn ngơ, hỏi:
– Chú Bẩy nói cái gì kỳ cục vậy. Tôi giở chứng hồi nào?
Lý đứng gần đó cố im lặng từ lâu, tới bây giờ không còn chịu nổi nữa. Nàng không biết Cậu Hai Trạng có về thực sự hay là bà Chín dựa cớ
nói toạc móng heo chuyện chồng chị lẹo tẹo với bà chọc tức chị. Nhưng dù cho là Cậu Hai Trạng có về thực sự hay là bà Chín giả bộ thì vụ Bẩy thi sĩ lẹo tẹo với bà Chín cũng đã quá rõ ràng rồi. Máu hoạn thư bốc lên
tới đỉnh đầu, chị bỗng chu lên:
– Đồ chó đẻ, thì ra hai đứa mày lẹo tẹo với nhau từ bấy lâu, qua mặt bà.
Nói tới đây, Lý nhào tới nắm tóc Chín ghì xuống sànnhà. Chín tuy què quặt, hai chân nàng vắt vẻo như không có xương, nhưng hai cánh tay
Chín khỏe như tay đàn ông vì hàng ngày nàng phải dùng tay để di chuyển
thân thể. Bởi vậy khi Lý nhào tới, ghì đầu Chín xuống. Phản ứng tự vệ,
nàng ôm chặt lấy Lý vật xuống thật dễ dàng.
Cả nhà náo loạn, kẻ la, người hét. Bẩy thi sĩ luýnh quýnh chạy
vòng vòng. Hai người đàn bà lăn lộn dưới đất đã tới lúc xé quần xé áo
nhau kịch liệt. Bộ ngực nung núc của Chín bật tung ra trắng ngần, nhẩy
tưng tưng. Chiếc quần của nàng cũng rách toạc, để lộ mộtbờ mông tròn
lẳng, chắc nịch.
Còn Lý cũng chẳng hơn gì, quần áo nàng cũng bị Chín xé tả tơi
Coi bộ còn thảm não hơn Chín một bực. Thân thể gần nhưtrần truồng, da
thịtphơi ra trắng nõn. Có lẽ hai địch thủ có cùng một tâm lý; Xé quần áo nhau, làm xấu cho thiên hạ coi chơi. Tới khi tàn cuộc thì khách khứa
cũng đã ra về hết tự bao giờ. Còn lại một mình Bẩy thi sĩ và hai người
đàn bà gần như trần truồng, nhìn nhau thở hồng hộc. Lúc đầu Bẩy thi sĩ
còn níu người này, kéo người kia, can ngăn, lúc nhỏ nhẹ, lúc quát tháo.
Nhưng không ai nghe anh nên tức mình, mặc kệ cho cả hai muốn làm gì thì
làm. Hơn thếnữa, khách khứa cũng đã về hết rồi còn cần gì. Bẩy thi sĩ
nghĩ cứ để hai con mụ này cấu xé nhau cho bõ ghét. Anh ta ngồi xuống ghế sa lông giữa nhà nhìn hai người đàn bà vật lộn và cấu xé nhau.
Tới khi cả hai cảm thấy không còn lý do gì để quần thảo với nhau nữa thì tự động dang ra, mỗi người một góc ngồi thở hồng hộc.
Lý ôm mặt khóc rưng rức, kể lể:
-Tôi thấy chị tội nghiệp. Thân thể tật nguyền nên để chồng con
giúp đỡ chị kiém chác sống. Ai ngờ chị lại manh tâm giựt chồng tôi. Còn
bô bô cál miệng giả vờ Trạng này, Trạng nọ. Trơ tráo bêu xấu tôi giữa
thin hạ như vậy, thử hỏi còn trời đất nào nữa chứ…