-nóng hay nguội cũng chỉ là một loại cảm giác thôi, con người ta sẽ không còn thấy đau đớn bởi những tổn thương họ đã phải trả qua trong quá khứ, nó mãnh liệt hơn thế này ! phải không cụ ?
Cụ Lân quay qua, nhìn vào mặt lão Trần mà mang vài phần ý vị, không hiểu sao, một loại cảm giác khó thở như vồ vập, lão Trần trong giây lát chỉ có thể mấp máy một chút bờ môi khô khốc
-ông…ông đến đây có mục đích gì ?
Lão Trần cố gằn giọng một chút, ấy thế mà chưa đợi cho ông cụ Lân trả nhờ trả vốn, thằng cu Huy đã ghé sát tai lại, nói nho nhỏ như khiêu khích
-ông làm gì đi chứ ? ông sợ à ? để ông già kia lên mặt như thế, cháu mà như ông á…thì cháu đấm cho mấy nhát .
Lão Trần nghe vậy thì vội vàng quay qua mà lườm nguýt, phải, lão cũng cảm thấy bản thây ngay lập tức bị kẻ lạ mặt kia cho lép vế, thế nhưng chưa biết địch biết ta, lão đâm ra chưa thể đánh rắn mà động cỏ được .
Còn tính nói thêm gì nữa, ấy thế nhưng lão Trần đã ngay lập tức bị ông cụ Lân chặn họng bằng lời cáo biệt, lão cứ thế đứng lên thẳng, đặt lại vài đồng tiền lẻ rồi lẳng lặng bước đi trước sự ngỡ ngàng của hai kẻ đực rựa, kẻ này…có mục đích gì đây ?
-ông, có cần cháu cho mấy thằng thanh niên theo dõi lão không ?
Lão Trần gật đầu, khẽ gãi gãi cái mái đầu bạc mà bảo
-tao áng chừng lão cũng không phải loại tầm thường đâu, đời tao đã va vấp với cơ ngàn các loại thầy bà rồi, lão là tà hay chính không quan trọng, quan trọng là…
Nói đến đây, chợt lão lại thở dài ra một luồng hơi như nặng nề lắm
-quan trọng là gì hở ông ?
-quan trọng là vào đúng thời gian này, lão lại xuất hiện ở đây, ngay cái làng này
-cháu vẫn không hiểu lắm ?
Thằng Huy vớ lấy cái bánh đa, chân bắt chữ ngũ mà nhai rau ráu, lão Trần có phần ngẩn người, vội quay qua mà vỗ vào đầu nó mấy cái đen đét
-tiên nhân mày, tao dạy mày bao nhiêu lâu nay mà như nước đổ đầu vịt thế hở ?
Lại nói
-mày chẳng bao giờ cần đến một lão thầy cúng nếu nhà mày không có ma đâu, vạn sự đều do duyên khởi, do nghiệp khởi cả đấy con ạ !
Xem ra, tư chất của thằng cu Huy không đến mức là ngu dốt, đến đó nó như ngờ ngợ ra điều gì, vội à lên một tiếng, trố cái cặp mắt thao láo mà nghiêm trọng hẳn
-ý của ông là….à, giống như ông hay bẩu là
“âm dương đồng nhất lý
Sự khởi tại duyên sinh” đấy hở ông ?
-ừ, tao còn tưởng mày không hiểu nữa thì ngu quá .
Dứt lời, lão Trần nhấc cái điếu bên cạnh mà rít lên một tràng sòng sọc, ánh mắt lim dim mà đánh giá cái bóng lưng ông cụ Lân đã dần đi xa, trong miệng mấp máy một điều gì đó khó nghe, mất một hồi sau, lão đột ngột đứng dậy, chưng hửng mà bảo thằng cu Huy, còn đang ăn giở cái bánh đa
-tao phải đi đám ma bà con Nga xóm Hạ đây, khổ, mới từ thành phố được vài ngày mà bà lại mất
-chờ…chờ cháu mí, cho cháu đi mí, ngày bé có lần cháu cũng đi chơi cùng đám chúng nó ấy, thôi thì cứ để cháu sang chia buồn với nhà nó .
Trầm ngâm đôi giây, lão Trần cũng gật đầu đại khái, lại nhấc tạm nải chuối lẫn một vài thức hương nến tạm bợ ở ngay cái hàng nước, cái gian hàng sập sệ thế, ấy vậy mà cái gì cũng có .
-tao nhắc này, đến đấy bãi lễ song thì về, mấy thức đồ ở đấy đừng có dại mà đưa vào mồm, mình là người tu tập, nên kiêng, mày nhớ chửa .
Thằng Huy tuy có một chút thắc mắc lắm, nhưng thôi, lão đã nói như thế thì cũng đành vậy .
-ơ mà…tao tưởng mày còn đang đợi cánh lái máy, giờ mày đi một đoạn, chúng nó đi bố nó hết thì sao ?
Được vài bước chân, thằng cu Huy bị câu nói của lão Trần làm cho khựng lại, phải rồi, lão không nhắc thì dễ khi hắn cũng quên mất, vội vàng móc trong túi ra vài cắc tiền nhăn nhúm mà dúi vào tay của lão Trần, dặn lão lấy tiền này đặt tạm lên đĩa hoa quả, coi như của tâm thành vậy .
Trời càng về trưa càng nắng gắt hẳn, bấy giờ, dưới mấy bóng cây phi lao dài đằng đẵng trên bờ ruộng, thằng cu Huy vẫn đang ngồi vểnh mõm lên mà chờ mấy tay lái máy cày, rõ mạch hôm qua, bọn chúng vẫn còn hẹn lên hẹn xuống, mang cả cụ kị ra thề rằng hôm nay sẽ đánh máy đến cày nốt mấy thửa ruộng bên dải nhà thằng Huy, ấy thế mà đến giờ vẫn chưa thấy đâu, cục tức như dâng đến ngang họng, thằng Huy miệng chửi đổng, chân cẳng cứ đá lia lịa vào mấy thân phi lao già cỗi, xem ra gã cũng đã hết kiên nhẫn hẳn
“không đến được thì alo một câu để bố mày còn về, rõ bực”
Gã cứ không ngừng lí nhí trong miệng một mình giữa cái cánh đồng cuối làng như thế, nắng thế này…
“cái chó gì thế kia nhỉ ?”
Đột nhiên, trong khóe mắt của tên Huy như hiện lên một sự vật, gã cố nheo mắt, thế cơ mà trời nắng gắt gỏng, gã không tài nào nhìn thấy rõ ràng được, cách xa đoạn gã đang đứng cỡ đâu hơn hai trăm mét, ngay trên cái đoạn cuối sông thôi, một hình dong na ná như thân hình một người phụ nữ, tay đang ôm một thứ gì đó, giống như là hình ảnh một người mẹ ôm con vậy .
“đéo mẹ, trưa nắng trang trang mà sao có bà nà cứ đứng trân trân thế kia nhề ? hay là ma ?”
Thằng Huy lẩm bẩm, nhưng nghĩ thì nghĩ thế, chứ còn gã cũng chẳng sợ hãi là mấy, nhất vì người này còn cách chỗ hắn đứng còn xa lắm, phần còn lại vì lão nhớ đến lời của lão Trần hay dạy, là vong hồn rất kị ánh mặt trời, không dễ gì có thứ tà nào dám ngang nhiên ban ngày ban mặt thế này lại xuất hiện được cả .
-cô gì ơi ? trưa nắng không về nhà mà lại đứng đây làm gì ? có cần anh lai về không ?
Thằng Huy buông lời đong đưa, ấy thế nhưng tuyệt nhiên, người phụ nữ kia không hề mảy may đếm xỉa, hay có khi là do khoảng cách xa quá, người ta không nghe thấy thì sao ? nghĩ thế, hắn lại gào mồm lên một tiếng lớn hơn, đôi chân cũng dần bước tới, hắn cứ thế mà gào cái giọng quãng tám the thé của mình lên như muốn gây sự chú ý, nhưng cuối cùng, người phụ nữ kia lại chẳng mảy may gì sất, như trong vô thức, hắn cảm thấy có một điều gì đó chẳng lành, đôi chân đang bước tới cũng từ từ chậm lại, gã như thận trọng hơn, ánh mắt lập tức đánh giá chi tiết từ trên xuống một lượt, vì bây giờ khoảng cách từ hắn đến người kia cũng chỉ hơn năm mươi mét thôi, đến lúc này, gã Huy mới chắc chắn rằng, trên tay người kia đích thực đang ôm một đứa bé, một đứa bé cỡ chừng vài tháng tuổi, còn đỏ hon hỏn, bất thình lình, người phụ nữ kia quay mặt ra, ánh mắt hiện lên chằng chịt những gân máu đỏ lòm lòm, gương mặt nhợt nhạt không khác gì cái xác đã chết lâu ngày là mấy .
-ma…..ma…..ối giời đất ơi….ma….
Thằng Huy hãi lắm, tuy nói rằng nó đã theo ông bà Năm học phép mấy năm nay, thế nhưng học thì nhiều nhưng thực hành thì chẳng được bao nhiêu, thế nên gặp phải cái tình huống như thế này, nó cũng sợ ra mặt, cả người cứ mềm oặt hết cả, đôi chân như mất hết sức lực mà ngã khụy xuống đất, miệng chỉ có biết tru tréo lên chẳng khác lợn bị thọc tiết, nó hãi lắm, ấy mà không hiểu sao, dù bản thân có muốn chạy chối chết thế mà không tài nào lết được cái thây đang cứng như đá
“thôi…thôi bỏ mẹ tôi rồi…bỏ mẹ tôi rồi…”
Thằng Huy sợ đến vãi cả đái, khuôn miệng mếu máo còn không phụt nổi một chữ, giữa cái chốn đồng không mông quạnh thế này, nhỡ mà bị cái con quỷ kia đợp cho một miếng, thì có mà không kịp phụt lấy mấy lời chăn trối .
“cứu…cứu…cứu với…”
Bất thình lình, từ khuôn miệng của người phụ nữ kia buông ra mấy từ ngữ yếu ớt, như thể không còn một chút hơi sức nữa, thằng Huy như đờ đẫn cả người, chuyện quái gì thế này ? đáng lý ra nó mới là người phải cầu cứu mới phải…tại sao…
Còn chưa suy nghĩ được gì nhiều, thần hồn còn chưa át nổi thần tính, thì ùm một tiếng, người phụ nữ kia tay ôm đứa con đỏ hon hỏn, nhảy một hơi xuống cái mặt sông tĩnh lặng, làm cho thằng Huy như lớ ngớ cả người
“cái…cái…cái mẹ gì thế ? …ơ…cô…cô gì ơi….cô ơi …”
Thằng Huy lẩm bẩm trong miệng mấy từ đứt đoạn, nó không biết thực hư là người hay ma, nhưng với tất cả những gì vừa chứng kiến, cái bản tính lương thiện của một con người như trỗi dậy, nó bò quàng dưới mặt đất mấy hồi, miệng lại không ngừng kêu la oai oái
-cô gì ơi…cô ơi….
Cái mặt sông vẫn cứ tĩnh lặng như tờ, thậm trí không còn gợn lên một vài bọt tăm, đến bấy giờ thì thằng Huy mới hoảng hẳn, thế cơ mà quả đáng tội, từ ngày cai nghiện đến bây giờ, bản thân nó sợ nước lắm, tay chân luống cuống đã trực cởi vội tấm áo, thế nhưng lưỡng lự một thôi vẫn chẳng dám nhảy, như bất lực hẳn, nó kêu lên mấy tiếng thất thanh cầu cứu
“cứu với…ối làng nước ơi…cứu với giời ơi….có con điên nó nhảy xuống sông bà con ơi…”
Còn chưa dứt tiếng kêu, thì từ đằng sau, một bàn tay đã nhăn nheo mấy phần vỗ vỗ vào vai làm thằng Huy chết điếng người
-có chuyện gì thế ?
Lập tức quay ra, lúc này, thằng Huy mới nhận ra đó là ông cụ hồi sáng mình cùng lão Trần đã gặp ở quán nước đầu làng
-cụ…gì nhể…cụ Lẫn, cụ xuống với cái con dở kia lên giúp cháu mí, cháu không biết bơi…
-Lân, chứ Lẫn cái tiên nhân nhà mày à ?
Ông cụ Lân khẽ lườm, tình thế cấp bách, cụ cũng chẳng nói nhiều mà cởi phăng cái bao vải ngay lưng mà nhảy vội xuống nước, thằng Huy đứng trên bờ, mắt vẫn trố ra như chó xem tát ao, chỉ thấy cụ Lân xì xụp một thôi một hồi, sau lại ngoi lên mà hét
“cởi cái bao vải kia ra…ném…ném xuống cho tao…nhanh…nhanh lên”
Ông cụ Lân cố gắng ngoi lên khỏi mặt nước dần đục ngầu, chỉ thấy ông chới với lắm, thằng Huy đâm cũng hoảng, nó loạng quạng vớ lấy cái bao vải dưới đất mà cởi ra, lúc này bên trong mới hiện ra một thanh kiếm đen tuyền, không nghĩ nhiều, nó vội vàng ném một mạch xuống dưới, ngay chỗ ông cụ Lân
Một hơi đón lấy thanh kiếm, ông cụ Lân lại hít một hơi thật dài rồi lặn nghỉm xuống dưới một lần nữa, mọi thứ lại chìm vào tịch mịch, không còn nghe thấy tiếng động gì nữa .
“thằng Huy…thằng Huy, tao bảo”
Bất chợt, từ đằng xa vang lên tiếng gọi quen thuộc, là bà Năm Phương, đằng sau lưng còn cơ man những con người làng quen mặt, ai nấy đều vác theo một nỗi cuống cuồng, như thể đang lo lắng một thứ gì bức bách
-sao thế bà ?
Thằng Huy nói với, lúc này, bà Năm Phương cũng đã chạy tới nơi, cái thân già uể oải của bà như rệu giã, chỉ chạy mấy bước đã mệt lả cả
-mày …mày có thấy đứa …đứa con gái nào , tay ôm con….lảng…lảng vảng ở đây không ?
Thằng Huy nhìn bà thở hổn hển vậy thì biết là việc này quan trọng lắm, vội đáp ngay
-có…có bà ạ, nó nhảy bố xuống sông đây thây .
Nghe một câu này, bà Năm vội trố mắt, cay nghiệt mà chửi
-tiên nhân mày, mày thấy người ta nhảy xuống lại còn đứng trơ ở đây ? mày còn nhân tính không ?
-không…không…nghe cháu bảo đã…khổ lắm, có người cứu rồi, đang ở dưới…
Thằng Huy xua tay, ánh mắt như cầu khẩn lắm, còn vơ đại miếng vải bọc cây kiếm của ông cụ Lân lên làm bằng chứng, lúc này, cô Năm mới ngờ ngợ tin là thật .
“ùm một tiếng”
Đúng lúc này, từ dưới mặt nước dâng lên một đợt sóng, thân hình ông cụ lân bất chợt ngoi lên khỏi mặt nước, trong tay đã ôm trọn cơ thể đã ngất lịm của người phụ nữ kia, người làng trông thấy thế thì mừng lắm, trong đó có mấy gã bặm trợn, vội vàng leo xuống bờ sông mà đỡ cả thảy lên bờ, ông cụ Lân như mệt lả, cứ ngồi bệt xuống mà ho khù khụ
-cô…cô ơi…vợ con cháu….nó…nó chết cả rồi cô ơi…
Một tên đàn ông khóc nấc lên từng tiếng nghẹn ngào, cô Năm nhìn một cảnh vậy cũng không nỡ, vội vàng sờ vào mạch của cả người mẹ lẫn con, người mẹ vẫn còn sống, yếu lắm,…chỉ có điều…
-cái con mẹ nó còn sống, chứ còn đứa con của anh vắng số, tôi không cứu được .
Ông cụ Lân ho lên mất tiếng khù khụ, nghe một câu này, người chồng kia như chịu đả kích quá lớn, gã phát rồ phát dại lên mà trợn trừng trừng mắt, lao vào trực thưởng cho lão Lân một quả đấm vào giữa mặt, cũng may mà thằng Huy cùng đám người kia nhanh nhẹn, can ra, chứ không thì với cái thân già của ông cụ Lân, tài phép thì có đấy, nhưng chịu mấy quả đấm của tên vai u thịt bắp kia chắc cũng không chịu nổi .
-không phải lỗi của ông cụ đâu .
Cô Năm bấy giờ mới lên tiếng, sau khi làm tạm mấy bước hô hấp nhân tạo, xác định người phụ nữ này vẫn còn sống, cô mới bảo
-có lẽ nó muốn bảo vệ con nó, ôm chặt quá, thành ra đứa bé không phải chết vì sặc nước, nó chết vì ngạt chú ạ, thôi thì…coi như để nó về chốn cực lạc vậy .
Lại quay ra phía ông cụ Lân, đưa cho lão một chiếc khăn mùi xoa trong túi áo để lau mặt
-cụ không bị làm sao chứ ?
Vừa nói, ánh mắt của cô Năm đổ dồn về thanh kiếm trong tay của cụ Lân, như cảm giác một luồng uy lực chạy dọc thân mình, làm chính bản thân cô Năm cũng có đôi chút e dè
-tôi muốn tìm một người, tên là Năm Phương .
Ông Cụ Lân không trả lời, mà trực tiếp đi thẳng vào vấn đề chính, điều này có lẽ hơi mới mẻ, làm bà Năm có chút bất ngờ
-ông đến hơi muộn, bà ấy đã chết mấy năm nay rồi .
Cô Năm bảo, lại quay ra phía thằng Huy ám hiệu, cũng may nó là thằng thông minh, chỉ mới đó đã hiểu ngay, nên cũng vội chêm vào
-phải đấy cụ ạ, tiếc quá, cụ đến muộn rồi .
Ông cụ Lân nghe thế thì như tiếc nuối hẳn, vội đứng dậy, giũ đi một phần đất cát bám trên người, ánh mắt đảo qua đám người đang khiêng phần cơ thể của hai mẹ con trên đoạn đường làng, lại nhìn về phía bà Năm Phương
-vậy là tôi đã đến muộn thật à ? tiếc nhỉ, vậy lời đồn của thiên hạ cũng không đúng lắm .
-lời đồn gì ?
Bà Năm cũng vội đứng dậy, sự tò mò lại dâng lên khó tả về người trước mặt, ấy vậy nhưng chỉ thấy ông cụ Lân cười lên một tràng sảng khoái, bảo
-người ta hay đồn rằng, chẳng có ai quan tâm đến những lời đồn đoán về mình…ngoài chính bản thân mình, tôi nói đúng không ? bà Năm PHương !
Biết rằng đã bị đối phương nắm thóp, bà Năm cũng chẳng ái ngại mà thừa nhận
-phải, tôi là Năm Phương, còn cụ là ai ? mục đích cụ tìm tôi là gì ?
Ông cụ Lân có một phần lưỡng lự, thế nhưng chỉ sau mấy giây, lão chỉ buông ra một chữ
“làng”