Tiếng khóc, tiếng gào thét lại phát ra từ trong căn nhà nhỏ số bẩy mươi lăm trong cái ngõ Hoàng Hoa Thám này. Không một ai trong ngõ bận tâm đến cả, họa chăng là họ đã quá quen thuộc với cái tiếng gào thét van xin của người mẹ, tiếng khóc nức nở của thằng Phát và xen vào đó là lời can ngăn của bà ngoại nó. Nói về nhà thằng Phát, gia cảnh nhà nó cơ cực lắm. Cũng vì cái cảnh nghèo nàn túng bấn, mà mẹ nó phải đi làm cái nghề mà người đời khinh rẻ, đó là nghề bán thân. Bà ngoại thằng phát thì có một cái xe nhỏ chuyên đi bán cháo hành trong khu ngõ chợ này. Thằng Phát thường theo bà phụ giúp bán hàng, mỗi khi vắng khách nó lại phải tự học thêm, vì nhà nó nghèo đâu có tiền cho nó đi học đâu. Vậy còn ba thằng Phát đâu? Ngày trước ba thằng Phát được mấy thằng bạn rủ rê góp vốn chạy sang bên Cam Pu Chia đi khai thác gỗ lậu, kiếm được bội tiền. Nghe theo lời bạn bè, ba thằng Phát bán tất cả những gì giá trị trong nhà, rồi theo bạn vượt biên chạy qua Cam Pu Chia. Thời gian đầu, ba nó gửi tiền về đều đặn, nên cuộc sống cũng còn đỡ khó khăn được phần nào. Nhưng bẵng đi một thời gian, thì ba nó bặt vô âm tín. Nhiều người nói rằng ba nó đã quên mẹ con nó rồi, và điều này càng làm thằng Phát tủi thân hơn nữa. Nhưng đau đớn hơn, một số người khác lại nói rằng ba thằng Phát bị bắt vì tội buôn lậu gỗ, nghe đâu khai ra hết cho hải quan, nên bị bọn lâm tặc nó trừ khử rồi. Thằng Phát mỗi khi nghe người ta bàn nhau như thế, nó khóc nhiều lắm, nó khóc vì bố nó đã chết, từ giờ nó đã là một đứa trẻ không cha.
Cái đêm hôm nay, bọn quản gái lại kéo đến nhà thằng Phát, đánh đập mẹ nó, bắt phải đóng đủ tiền tháng này và tiền nợ từ nhiều lần trước. Mẹ thằng Phát năm nay cũng ngoài ba mười rồi, đâu còn đủ nhan sắc, với sức lực mà lầm được như bọn trẻ đâu. Cái đêm nay, chúng nó nhất quyết bắt mẹ thằng Phát giả đủ nợ, nếu không sẽ đánh chết. Các bạn sẽ tự hỏi rằng tại sao không một ai báo công an? Cha ông ta vẫn thường nói “phép vua thua lệ làng”, trong cái con ngõ nhỏ này thử hỏi có ai là không biết cái bọn này, dây vào chúng nó chỉ có chết mà thôi. Đó chắc có lẽ cũng là cái lí do chính vì sao mà chúng nó vẫn hoành hành ngang ngược được cho đến tận bây giờ. Sau một hồi đánh đập mẹ thằng Phát tơi bời, thấy không có kết quả gì. Bọn chúng chán nản, nhin quanh nhà thấy cũng chẳng có gì đáng giá cả. Rồi chúng nó nhìn qua thằng Phát đang được bà ngoại ôm, thằng Phát lúc này vừa tầm mười hai, mười ba tuổi. Chúng nó bàn nhau cái gì đó, rồi một thằng quay ra nói với mẹ thằng Phát:
– Bọn tao bây giờ sẽ bắt con mày gán nợ nhé, coi như mày chưa bao giờ có đứa con này.
Nghe đến đây, mẹ thằng Phát vội ôm lấy chân một thằng mà ghào lên:
– Không! Tôi xin các ông! Đừng bắt con tôi! Đừng bắt con tôi!
Thằng này lấy chân kia đạp mẹ thằng Phát mấy cái lia lịa, mồm liên tục chửi:
– Đ* má mày! Đ*o có tiền còn đòi hỏi hả!
Rồi thằng này ra lệnh cho thằng kia bắt thằng Phát mang đi. Thằng này giằng co thằng Phát khỏi tay bà ngoại thằng Phát. Bà ngoại thằng Phát cố níu chặt lấy đứa cháu mình, nhưng rồi thằng kia đánh tới tấp, bà ngoại nó vì tuổi già sức yếu, không chịu nổi đòn, nên đành buông tay. Chúng nó bắt thằng Phát, ngang nhiên đi ra khỏi cửa, phóng xe đi mất, mặc cho mẹ thằng Phát gào thét thảm thiết còn bà ngoại nó thì nhìn theo đứa cháu đang ngày càng xa dần.
Cái thói đời là thế, người đã nghèo thì mãi mãi nghèo, còn kẻ giầu có, thì cứ mãi mãi giầu có mà thôi. Nhiều người có lòng hảo tâm, họ cố gắng xóa bỏ cái làn ranh giới giữa kẻ nghèo và kẻ giầu đó, nhưng xem ra là không thể. Tôi nói cái này, mong bạn đọc đừng hiểu là tôi độc ác hày gì, nhưng đã có người nghèo, thì ắt phải có người giầu, cũng như có người xấu thì chắc chắn cũng có người tốt vậy, hay như bất kể điều gì cũng cần có hai mặt để cân bằng. Nếu bạn là người giầu có, xin bạn hãy biết trân trọng điều đó, và hãy biết giúp đỡ những người còn nghèo khó hơn mình, dù ít dù nhiều đó cũng là một cái điều gì đó tốt đẹp. Còn bạn là người nghèo, tôi thực sự xin lỗi vì không biết nên nói gì. Tại sao lại như thế? Tại vì tôi không thể nào hiểu được những gì mà các bạn phải trải qua. Tôi có thể nghe kể về cuộc sống của bạn, nhìn thấy cuộc sống của các bạn, nhưng cho dù đã làm được những điều đó, tôi cũng vĩnh viễn không bao giờ hiêut hết được nỗi khổ đau của các bạn cả, vì địa vị của tôi không thể nào đặt vào địa vị của các bạn được.
Mẹ thằng Phát sau cái ngày con mình bị bắt đi thì quá tuyệt vọng, mặc cho bà ngoại khuyên can, động viên nhiều lần. Nhưng cuối cùng, mẹ nó cũng đã treo cổ tự vẫn, coi như đó là một sự giải thoát khỏi cuộc sống cơ cực này. Mẹ nó đã bỏ lại bà ngoại nó phía sau. Mất đứa con gái, bà ngoại thằng Phát đau lòng lắm. Bà ta tính bán hết nhà cửa để về quê, nhưng khi nghe được tin thằng Phát bị bán qua Cam Pu Chia, thì bà ngoại nó quyết tâm ở lại. Bà ngoại nó vẫn hàng ngày mang cháo ra chợ bán với ý nghĩ rằng sẽ có ngày thằng Phát trở về bên bà, biết đâu nó còn tìm được ba nó nữa. Với cái ý nghĩ đó, bà ngoại thằng Phát cố gằng từng ngày, không kể nắng mưa mang cháo ra chợ bán để đợi ngày đứa cháu bà sẽ quay trở về bên bà.
Bẵng đi một khoảng thời gian khá dài, đã mười năm rồi còn gì. Thằng Phát nó đặt chân trước mái nhà hôm nào mà nó đã bị bắt đi. Phát nhìn lên căn nhà dấu yêu năm nào, sao mà ú ám, sao mà buồn bã đến mức vậy. Nó tiến lên định mở cửa thì có tiếng người con gái gọi từ đằng sau:
– Anh Phát, là anh đó sao?
Phát quay lại nhìn, đó là Hân, con nhỏ cạnh nhà mà hồi xưa đã có thời rất thân, nhưng kể từ ngày mẹ thằng Phát làm cái nghề bán thân, gia đình Hân nghĩ rằng Phát không phải là đứa trẻ tốt, nên cũng đã không cho Hân qua lại nhiều với Phát như trước. Còn đang đứng nhìn Hân ngỡ ngàng, cô gái bé nhỏ ngày nào, mà giờ đã trở thành một thiếu nữ thật quyến rũ. Hân vội hỏi tiếp:
– Anh thế nào rồi? Mọi người cứ nghĩ là anh sẽ không bao giờ quay trở lại đây nữa.
Phát vẫn không nói gì, cứ đứng lặng thinh nhìn Hân. Cái Hân đỏ mặt, nó vội móc trong túi ra chùm chìa khóa tiến lên mở cửa và nói:
– Em xin lỗi, để em mở cửa cho anh. Em phải khóa cửa lại thế này để cho bọn lang thang nó đỡ vào trong đập phá.
Phát nghe thấy vậy, trong lòng đã có thoáng nghi hoặc. Hắn định hỏi Hân là bà và mẹ hắn đâu. Cánh cửa vừa mở, thằng Phát đánh rơi hết cả túi đồ trong tay. Nó đã nhìn thấy ảnh bà ngoại và mẹ nó ngay trên cái bàn thờ bên cạnh hai hũ lớn. Hân mở cửa xong, nhìn thấy mặt thằng Phát, như hiểu ra mọi việc, Hân nói giọng buồn bã:
– Mẹ anh sau cái ngày anh bị bắt đi, bác ý đã tự vẫn… Còn bà ngoại anh, thì vẫn cố gắng bán cháo hàng ngày, vì bà tin có ngày anh sẽ về… nhưng bà cũng đã tuổi cao sức yếu… bà mới mất được có hai năm thôi anh ạ…
Chưa đợi Hân nói hết câu, Phát từ từ tiến lại bàn thờ. Nó đứng đó nhìn lên hai cái ảnh phải đến hơn năm phút. Hân lẽo đẽo theo sau vào trong nhà. Phát lấy ra ba nén nhang, thắp lên rồi vái lạy bà và mẹ nó. Hân để ý mặt thằng Phát, nước mắt đã tuôn trào từ trong khóe mắt của nó, nhưng đây không phải là giọt nước mắt buồn bã, mà là giọt nước mắt lạnh lẽo, vô cảm, ít ra đối với Hân là như thế. Phát thắp nhang xong, quay qua nhìn khắp tầng một, thấy vậy, Hân mới vội nói thêm:
– Em đã cố hết sức dọn dẹp căn nhà này, với hi vọng rằng một ngày nào đó, anh sẽ về.
Phát nhìn thẳng vào mắt Hân, cuối cùng nó cũng nói lên câu nói đầu tiên:
– Cám ơn Hân rất nhiều.
Sau một hồi ngồi nói chuyện rất lâu. Phát giờ đã hiểu ra, cái ngày mà bà ngoại hắn bắt đầu trở bệnh, Hân luôn ở bên chăm sóc cho bà ngoại. Rồi bà ngoại mất, Hân cùng đã đi khắp ngõ khuyên góp tiền lại để làm một cái đám tang nhỏ cho bà ngoại nó, vì dù sao đi chăng nữa, bà ngoại thằng Phát cũng là một người tốt, chỉ có điều không gặp thời và bị cuộc sống sô đẩy mà thôi. Bà ngoại nó được mang đi hỏa táng, bình tro đã dược đặt lên bàn thờ bên cạnh bình tro của mẹ nó. Hân hiện giờ đang làm y tá tại bệnh viện. Bố mẹ của Hân đã về quê lo ruộng vườn hết rồi, chỉ còn Hân và cậu em trai mình sống trên này. Cậu em của Hân vừa đi học đại học, vừa đi dạy thêm để kiếm tiền phụ giúp chị. Các khoản tiền cần đóng để bảo dưỡng căn nhà này cũng đều là của chị em Hân mà ra cả. Nghe xong hết câu chuyện, Phát cầm lấy tay Hân, mặt nó vẫn không đổi sắc, nó nói:
– Cám ơn Hân rất nhiều, số tiền đó Phát hứa sẽ trả đủ cho Hân.
Hân ngượng ngùng nói:
– Anh à, có gì đâu ạ. Anh còn nhớ ngày trước bà cũng coi em như cháu bà không? Với cả em cũng quý bà lắm, chỉ thương bà lúc cuối đời không có người thân ở bên.
Nói đến đây, thằng Phát lại tuôn rơi nước mắt, Hân thấy thế vội nói lái qua chuyện khác, nhỏ hỏi:
– Vậy anh thì sao? Bao lâu nay anh sống ra sao?
Nghe thấy vậy, Phát chỉ quay mặt đi và nói một cách lạnh lẽo:
– Phát cần được yên tinh một mình, mong Hân hiểu cho.
Hân nghe thấy vậy thì như bị một gáo nước lạnh tạt vào mặt. Nhỏ có vẻ hơi tự ai và dận vì không ngờ Phát lại lạnh lẽo như thế. Hân đứng lên đi ra cửa và nói:
– Chắc anh cũng mệt, có gì anh cứ nghỉ ngơi đi ha, tối anh qua ăn cơm với hai chị em em cho vui.
Phát không đáp lại, Hân như hiểu ra cũng đành lủi thủi đi về. Hân đã khóc trong lòng, vì không ngờ được người mình hàng mong đợi lại có thể như vậy. Nhớ hồi trước, thằng Phát với nhỏ Hân thân nhau lắm, mỗi lần Hân bị bắt nạt, Phát cũng nhảy ra bảo vệ. Rồi mỗi lần Hân bị bố mẹ mắng, Phát thường tới xin hộ và nhiều khi còn nhận lỗi. Ngày mà Hân bị cấm chơi với Phát, hai đứa vẫn lèn lút gặp nhau ở cái công viên gần đó, ngồi nói chuyện và chơi đùa vui vẻ với nhau. Nhưng có lẽ, thằng Phát của ngày hôm qua đã chết đi, và nhường chỗ cho một thằng Phát của ngày hôm nay, lạnh lẽo, và vô tâm. Điều khiến nhỏ Hân băn khoăn nhất là không biết chuyện gì đã xảy ra với Phát trong mười năm qua, hay như Phát đã phải trải qua những gì trong mười năm đó.