Lưu Manh Bắt Ma
Chap 8
__________
[…………]
Từng cơn gió vi vu thổi nhẹ qua khuôn mặt của Khanh đang lẳng lặng đạp xe trên con đường vắng, cậu chẳng dám tin chỉ vừa đến thành phố này còn chưa tròn hai ngày mà đã vướng vào chuyện rắc rối đến như vậy, nhưng cũng biết làm sao khi bản tính Khanh là một người giàu lòng trắc ẩn, chẳng thể nào đứng nhìn người khác gặp nạn mà không cứu giúp.
Mải mê suy tư về những chuyện vừa xảy ra mà Khanh chẳng biết mình đã về đến quán cà phê tự bao giờ, Đoạn cậu dẫn chiếc xe đạp chỉ vừa đến cửa thì từ trong quán Ngân đã chạy xong ra lớn tiếng:
-Cái tên nhà quê kia sao lại dám lấy xe đạp của tôi đi tới tận giờ này mới về hả??? Cái đồ ăn cắp !
Nghe Ngân lớn tiếng mà Khanh lúc này chỉ biết khẽ cười ngượng ngùng đáp:
-Hì hì, Thôi cho anh xin lỗi, nhóc bớt giận đi, để ngày mai anh dậy sớm phụ nhóc rửa ly nha…
Ngân tiến tới chiếc xe đạp nhìn xung quanh thấy nó bị móp mấy chỗ thì bực tức quay sang Khanh chửi lớn:
-Trời đất ơi, anh đi đâu mà để xe tôi tàn tạ vậy hả? Cái tên lưu manh nhà quê này! Đồ đần thối!! Tôi sẽ mách ba đuổi cổ anh đi!
Nghe giọng Ngân lớn tiếng bên ngoài thì ông Tám Khương mới từ trong bước ra hỏi:
-Gì mà ôm trời hết vậy Tuyết Ngân?… Ủa Khanh? Con đi đâu từ sớm giờ mới về vậy, mà sao không vô nhà đi con?
Khanh còn chưa kịp trả lời thì giọng của Ngân đã chen vào:
-Ba coi anh ta lấy xe của con không hỏi đã đành, bây giờ còn làm nó mốp méo như vậy nữa nè! Ba đuổi ảnh đi đi!
Nghe giọng con gái mình có hơi quá lời thì ông Tám quát:
-Hỗn xược! Đã dặn là nói chuyện với anh cho đàng hoàng!
Ngân:
-Nhưng mà…Ba này!!!
Đứng trước ông Tám Ngân cũng chẳng dám nói gì thêm nữa, cô chỉ đành bất lực lườm Khanh một cái rồi dùng dằng bỏ vào trong nhà. Ông Tám cất giọng nói:
-Tính con nhỏ nó giống mẹ nó, hay lớn tiếng với giận lẫy vậy thôi chứ tốt bụng lắm, với phần cũng vì chiếc xe là quà của mẹ nó tặng nên nó mới vậy…Con đừng có để bụng nghen!
Nghe ông Tám nói thì Khanh lễ phép đáp:
-Dạ lỗi cũng tại con mà bác…Con bị em ấy mắng là đúng rồi… Hì hì. Ờ vậy bác gái đâu mà qua giờ con không thấy vậy bác Tám?
Ông Tám nghe Khanh hỏi thì nhẹ ngồi xuống cái ghế dài bên hông cửa đáp:
-Bác gái bây đang ở bệnh viện…
Bấy giờ Khanh cũng tò mò ngồi xuống cạnh ông Tám rồi hỏi dồn:
-Vậy hôm qua bác Tám đi là sang chỗ bác gái đó sao? Mà bác gái bệnh hả bác?
Nghe Khanh hỏi bỗng chốc đôi mắt bẩm sinh dữ tợn của ông Tám liền hiện lên một nỗi buồn khó tả,ông đáp:
-Nữa năm trước bác gái bị tai nạn xe nghiêm trọng lắm, tuy may mắn sống nhưng…Đến nay vẫn chưa tỉnh lại, mà tình hình sức khỏe thì ngày càng nghiêm trọng. Haz… Bác lo là bác gái chẳng trụ được bao lâu nữa…
Nói tới đây thì khuôn mặt ông Tám có chút thẫn thờ, đoạn ông lấy ra bao thuốc lá, châm một điếu rồi nói tiếp:
-Hôm qua bên bệnh viện gọi bác là để nói rằng tình hình của bác gái lại trở nặng thêm, Nhưng vì sợ Ngân lo lắng nên bác giấu không dám nói con bé biết. Haz…Chắc đây là cách mà ông trời phạt bác vì những lỗi lầm mà bác đã gây ra năm xưa…
Nhìn thấy bác Tám càng nói càng buồn thì Khanh cất giọng an ủi:
-Chắc không sao đâu, Bác Tám cũng đừng có bi oan quá…
Tám Khương:
-Ha ha, bác cũng mong là vậy. Mà Khanh con uống được rượu không?
Khanh:
-Dạ cũng được chút chút ạ, Ở dưới quê con cũng chỉ uống với thầy mình thôi.
Tám Khương:
-Được được! Vậy vô làm lai rai với bác, Cũng lâu lắm rồi bác chưa có uống rượu tâm sự với ai!
[……..]
Cùng lúc đó tại một con hẻm nhỏ, vóc dáng của Hữu Toàn đang quẩy balo đi bộ từng bước mệt mỏi trên đường. Từ lúc chia tay với Khanh ở con hẻm sau cuộc ẩu đả thì cậu không vội về nhà, mà đi khắp nơi để tìm xin một công việc. Do bản thân vừa ra tù nên chuyện xin việc làm vô cùng khó khăn, lang thang mãi khắp nơi cậu mới may mắn xin được vào làm tại một công trình đang xây dựng.
Không gian trong con hẻm này khá vắng lặng và thưa người, trải dài trên đường chỉ được vỏn vẹn vài ánh đèn cái được cái tắt. Đoạn Toàn đứng lại trước một căn nhà cấp 4 khá cũ, bên ngoài là một hàng rào sắt rỉ sét, Cậu đưa mắt nhìn vào trong căn nhà mà khuôn mặt hiện lên chút hoài niệm. Thẫn người một lúc Toàn mới gọi lớn:
-Sương ơi! Ra mở cửa cho anh.
Sau tiếng gọi của Khanh một lúc thì cửa trong căn nhà khẽ mở, Bước ra là một cô bé trẻ trung độ chừng không tới 20. Do bên ngoài khá tối nên sương không nhìn rõ được là ai nên mới chậm chân bước ra hỏi:
-Ai Vậy?
Toàn:
-Anh hai nè!
Nghe tiếng xưng “Anh Hai” quen thuộc kia thì Sương bỗng thẫn người lại một nhịp rồi thốt thoảng chạy vội ra mở cửa rào vui mừng đáp:
-Trời ơi anh ai! Anh về hồi nào vậy sao không báo với em một tiếng?
Toàn thấy sự bất ngờ trên khuôn mặt đứa em thì cười nói:
-Ha ha, anh ra trại từ sáng rồi, nhưng vì có chút việc nên mới về trễ vậy nè.
Sương lúc này vui mừng như phát khóc:
-Vô nhà lẹ đi Hai. Nhưng mà em nhớ anh lãnh án 3 năm lận mà, Sao được về sớm vậy?
Toàn:
-Vì anh bây có thành tích cải tạo tốt nên mới được về sớm chứ sao! Thôi anh đói quá, nhà có gì ăn không?
Sương:
-Có có! Hai vô tắm rửa đi em dọn cơm lên anh em mình ăn luôn!
….
Nói một xíu về gia đình của Hữu Toàn, Ba mẹ cậu không may mất sớm từ khi cậu vừa tròn 15 tuổi, họ để lại cho hai anh em Toàn một căn nhà nhỏ, kể từ đó Toàn không chỉ tự lo cho bản thân mình mà còn phải chăm sóc cho đứa em gái bé nhỏ. Những năm tháng đó Toàn hầu như làm tất cả những công việc tay chân mà người ta thuê mướn, từ bốc vác cho tới phụ hồ, tưởng cơ cực là con người ta sẽ dễ dàng từ bỏ, ấy vậy mà bằng ý chí phi thường Toàn không những sống tốt mà con lo được cho đứa em gái ăn học đầy đủ.
Nhưng vào hơn hai năm trước, trong một lần bốc vác lên hàng tại chợ, nhóm người của Toàn bị một đám bảo kê kéo tới quấy phá, chúng đòi chia tiền từ những người bốc vác cực khổ, ngay lập tức xung đột liền nổ ra, một trận ẩu đả lộn xộn đã xảy ra từ phía hai nhóm người đó. Trong lúc đánh nhau thì bạn làm chung của Toàn bị thất thế, xém chút nữa là đã bị chém chết, nhưng may thay Toàn nhanh tay nhặt được một khúc cây đánh vào đầu tên đó, khiến hắn bị thương nặng tới độ phải nằm trong bệnh viện gần nửa năm trời.
Cũng chính vì chuyện đó mà Toàn đã bị kẻ đứng đằng sau nhóm giang hồ khởi tố phải đi tù mấy năm ròng rã.
….
Cũng đã lâu lắm rồi Toàn không cảm nhận được sự thoải mái khi ở nhà. Tắm rửa xong xuôi cậu liền bước ra nhà trước thắp nhang cho ba mẹ, đôi mắt có chút đượm buồn hối lỗi. Lúc này bữa cơm tối đơn sơ cũng đã được Sương dọn sẵn lên bàn, đoạn cả hai anh em họ ngồi vào mâm cơm, Toàn cất giọng hỏi:
-Chuyện học hành của em sao rồi?
Sương khẽ gắp một đũa đồ ăn cho anh mình rồi đáp:
-Tuy có chút khó khăn về chuyện học phí, nhưng gần đây em có xin được việc dọn dẹp trong một khách sạn, nên tạm thời cũng khá ổn.
Toàn:
-Haz…Cũng tại anh mà em ở ngoài mới khổ vậy… Nhưng mà yên tâm đi, anh vừa xin được việc làm mới rồi!
Sương:
-Thật vậy hả? làm gì, ở đâu vậy Hai?
Toàn:
-Là phụ hồ, may mắn cũng ở gần đây nên tiện cho anh đi bộ được luôn.
Sương:
-Vậy thì tốt quá rồi. Mà lần này Bai cố đừng để vướng vào rắc rối nữa đấy…
Toàn nghe đứa em lo lắng thì cười đáp:
-Ha ha, em yên tâm, đi tù hai năm rồi chẳng lẽ không sợ nữa sao!
Sương:
-Vậy thì tốt, hì hì. Nè anh ăn nhiều nữa đi, trong đó chắc ăn uống thiếu thốn nên ốm quá trời kìa!
……
Tiếng cười nói của hai anh em họ sau nhiều ngày gặp lại cứ vậy mà khẽ vang lên trong căn nhà nhỏ, Đêm hôm ấy cũng lặng lẽ êm đềm trôi qua.
Thoáng một cái thì trời cũng đã sáng, Những ánh dương lại lần nữa thấp lên cả thành phố vài tia nắng của ban mai ấm áp. Bấy giờ tại một công trình đang thi công xây dựng, vóc dáng của Hữu Toàn đang hì hục vác từng xô cát để mà trộn hồ làm việc, vẻ như buổi đầu tiên đi làm của chàng thanh niên khá là thuật lợi.
Trời đã gần về trưa, ai nấy trong công trình bấy giờ cũng đã thấm nhòe mệt mỏi, đoạn tay đội trưởng đi từ ngoài vô điệu bộ như rất hớn hở, ông ta nói lớn:
-Anh em nay nghỉ trưa sớm một lát, tập trung ra cổng chuẩn bị gặp ông chủ có thưởng nhé!
Nghe đến hai tiếng “ông chủ” thì khắp công trình ai cũng hớn hở ra mặt, tò mò nên Toàn mới hỏi một chú kế bên:
-Ủa ông chủ là ai mà nhìn mọi người vui dữ vậy chú Khoa ?
Chú Khoa lau sơ những giọt mồ hôi trên trán rồi đáp:
-Cậu mới vô làm nên không có biết, Ông ta là chủ của miếng đất rộng lớn này…Giàu dữ lắm! Lần nào tới đây thì công nhân ai cũng có một phong bì dày cộm.
Khanh nghe chú Khoa nói thì cũng bán tín bán nghi thì thầm trong miệng:
-Thời này mà cũng còn người giàu xem trọng công nhân khổ sai sao? Lạ à…Ra xem thử mặt mũi ông ta thế nào.