Truyên ma: Ma cây gạo, Cáo cây đề
Chap 7: Ch.ết, Chùm ( Chap cuối)
TG: Nhà Văn Bố Láo
Art: Ma Quỷ Dân Gian Ký
…
Lý Văn ngả người ra đằng sau, châm một điếu thuốc hút. Nhả ra một đám khỏi mờ dần dần tan vào khoảng không trước mặt. Đường hôm nay sao nhiều ổ gà thế, sóc lên sóc xuống muốn lộn ruột. Thằng phu này kéo gì mà hùng hục như chó, chẳng biết né ổ gà, đá to làm ông ngồi ở trên, mỗi khi bánh xe lăn vào một cái ổ gà, hay nén phải hòn sỏi to thì cả người cả xe, muốn bay hết lên không.
Lý Văn thì hãy còn tức lắm, đúng cụ chánh Tì chẳng có lý gì lại bỡn cợt hắn như thế. Ồ vậy đứa nào đưa cho thằng nhỡ gói quà, hay thằng ấy là thằng tù thằng tội nào, của hội kín hội mở nào đó cũng nên. Đã vậy mai ông cứ gô cổ nó lên, dúi cho nó cái án cho thằng ấy đi tù, đúng sai ông mặc kệ. Đang nghĩ ngợi thế thì cái xe hình như chạy dần chậm lại, rồi dừng hẳn anh phu không kéo nữa mà chống mạnh hai càng xuống dưới đất một cái phịch.
Lý Văn đã quen thói nạt nộ người ta rồi, dẫu ai thì cũng thế. Làm một ông chánh hay ông lý có quyền quản cả mấy ngàn dân, ai cần gì phải bẩm phải báo, phải van xin lạy lục, phải đồng nọ đồng kia. Ai mà chẳng sinh ra cái thói hách dịch, hay chửi hay đánh người. Ấy là vì người ta có quyền.
Lý Văn chỉ mặt anh phu định mắng té tát, nhưng tên phu này nó không quỳ xuống lạy ông như những thằng phu khác. Nó đứng trơ ra nhìn ông, rồi ông lại nhìn nó, rồi ông thấy nó rút từ cái càng xe ra một cái gì sáng loáng. Ánh sáng của kim loại phản vào ánh trăng, như bộ răng vàng của bố Lý Văn phản vào ánh nắng.
Trời bỗng tối sầm, nổi sấm ầm ầm, mây đen kéo đến vài hạt mưa rơi tí tách trên đường, rơi cả vào cái nón lá người phu xe đang đội. Dưới ánh chớp của cơn mưa bất chợt ông lý Văn sợ hãi, bàng hoàng nhìn thấy…
Ồ một con dao, một con dao to quá, nó đúng là một con dao rồi, lý Văn thấy giọng chửi của mình đã run run, sau cùng nghẹn lại,
– ấy nhà bác định làm gì thế !?
– làm gì à ???. Làm thế này này, làm thế này này !!!, tao đưa mày về Tây, mà về Tây Trúc mày biết không ?!!
Lý Văn chỉ kịp kêu lên có mấy tiếng, rồi mọi thứ lại im lìm…
Sáng hôm sau mấy con mụ hàng xén quẩy gánh hàng đi trên đường trơn như mỡ, đêm qua trận mưa ấy như đánh tan cái nóng nực của một mùa hè oi ả, không con cái nhơm nhớp trong những bộ quần áo chua lòm. Thay vào đó khí trời quang đãng, hơi đất, hơi cát hơi của cỏ cây bốc lên thành một mùi gì đó mà hít vào người ta lại thấy thật khoan khoái.
Trên cành cậy gạo có một đám quạ đang bu lấy một cái gì bị treo trên ấy. Mấy người đàn bà xua đàn quạ bay lên trời, như một vệt đen hoạ vào cái xanh của mây và của nắng. Khi đàn quạ đã tản đi hết để trơ lại một cái thây người, toàn thân bị lột trần, một bên mặt bị quạ rỉa nát bươm.
Hai tay bi trói treo lên một cành, bụng xổ ra những ruột và má.u đen. Nửa khuôn mặt ấy chẳng ai khác, là lý Văn. Một vụ giết người chẳng cần phải nói cũng làm cho cả tổng ấy bàng hoàng. Họ đổ cho một hội kín nào đấy mà họ chỉ nghe người ta nói, chứ kẻ thủ ác thì vẫn biệt tăm. Lý Văn chết rồi thì bao nhiêu đứa khác lại lên thay lại tranh nhau để ngồi vào cái ghế ấy để hà hiếp để bóc lột để cai trị như một tên bạo chúa
Nhưng kẻ giết lý Văn là ai hắn ở đâu thì không ai rõ, những nhà điều tra của các quan tây quan ta thì lại càng không rõ. Chỉ có một người là rõ nhất, rõ nhất từng truyện đó là anh Lộ con ông Đồ Cử
Nhưng đã kể thì phải có ngọn có ngành như sau:
Anh Lộ hôm ấy sau khi học xong buổi học cuối, anh theo xe lửa về nhà mà không báo cho ai biết cả. Anh ngân nga hát một điều gì đó, mắt nhìn ra bên ngoài ô cửa của toa tàu, những hàng cây đường xá từ từ chạy ngược lại phía sau. Bên trong toa ấy, toàn một mùi trộn của mồ hôi, thức ăn, gà vịt mùi của một bãi nôn của ai đó vừa mửa ra sàn không ai dọn.
Người chen nhau trong ấy may mắn lắm mới có một chỗ ngồi, Lộ thấy mình thật may mắn. Lộ sẽ không báo cho nhà biết, để Lộ được bí mật gặp Chinh tạo cho Chinh một niềm vui nho nhỏ, Lộ cầm cái khăn tay thêu hai con chim đã chụm mỏ vào nhau, lòng mừng khấp khởi.
Lộ sẽ vui sướng lắm khi thấy nụ cười của Chinh lúc ấy, Chinh sẽ nhảy cẫng lên bá lên cổ Lộ mà ôm. Lộ muốn học cho xong, rồi ra làm một ông ký lương bảy tám chục đồng Lộ sẽ đón Chinh ra ngoài phố thuê một cái nhà. Sáng chồng đi làm vợ ở nhà khâu vá, nấu ăn, chiều về hai đứa đi dạo phố. Ấy là một cái gì nhỏ nhoi nhưng hạnh phúc mà bao con người mơ ước không có được. Lộ tin là Lộ với Chinh sẽ hạnh phúc
Nhưng cuộc đời cho ta niềm tin và hi vọng thật nhiều rồi bất chợt đẩy ta xuống dưới vực sâu một cách thật tàn nhẫn. Lộ đến gốc gạo thấy đèn nhà Chinh còn đương sáng, rồi Lộ nghe có tiếng rên rỉ như khóc. Tiếng ú ớ của một ai đang bị thứ gì nhét vào họng không kêu được, Lộ đạp cửa xông vào Chinh và mẹ Chinh đều đang bị bốn đứa ây làm nhục.
Lộ thấy được mặt chúng nó, thằng trương tuần. Và thằng nào nữa kia, lý Văn đang hăng máu đè nghiến lấy Chinh. Hắn đã để ý Chinh lâu lắm. Thấy có người xông vào hai thằng trai em xách cây mã tấu đuổi theo Lộ, Lộ cố hô hào kêu cứu nhưng vô hiệu ở đây cách xóm trong còn xa lắm.
Lại bị tiếng gió thổi át đi Lộ bị một thằng chém vào lưng, rồi một nhát nứa vào đầu, Lộ cố hết sức mình nhảy xuống sông bơi. Được một đoạn khá xa Lộ mê man đi rồi không còn biết gì nữa cả, hai đứa kia thấy Lộ chím xuống. Cũng cùng nhau quay lại chỗ lý Văn. Thế rồi kết cục thế nào chắc không còn phải kể làm gì nữa cho đau lòng.
Lộ tỉnh dậy thấy mình đã trôi mãi về đâu dạt vào một làng nào đấy. Người đánh cá không có vợ ở gần chỗ đó đưa lộ về lán rịt cho lộ nắm thuốc dấu người đó học được của một ông thầy bán thuốc nam. Lộ ở với người đánh cá ấy, đến khi vết thương đã đóng vẩy, thì lộ nghe tin Chinh chết.
Chinh chết rồi, Lộ cũng không còn muốn trở về Hương Tảo nữa, nhưng trong lòng vẫn mang một nỗi uất nghẹn không làm thế nào cho nguôi. Lý Văn tưởng Lộ đã chết rồi, cho người nói vống lên rằng Lộ bỏ học, phiêu bạt mất tích. Nhưng không ngờ Lộ lại về được đây.
Lộ bỏ đi chỉ để lại cho người đánh cá ấy 10 đồng bạc Lộ vẫn giữ trong người, rồi Lộ tìm đường về Hương Tảo, lẩn lút sống ở cái bãi bồi đầy những hốc nhưng hang đất có thể trú tại đó dài dài.
Nghe tin nhà lý Văn gặp ma, Lộ cũng tin là Chinh hiện về để báo oán. Chỉ còn chút nợ máu, Lộ sẽ trả thay cho Chinh. Sau khi đâm cho thằng trương tuần 16 nhát dao, thì lần này đến lượt lý Văn. Lộ lên tàu đi thẳng vào nam từ đó không còn lần nào Lộ trở về Bắc nữa.
Cả nhà Lý Văn sau còn bị ám ảnh nhiều lắm, chỉ thấy một hôm nhà Lý Văn cháy lớn. Trong nhà không còn ai ở đấy cả, cả Hương Tảo không biết họ đi đâu. Chỉ có cụ đẻ ra ông tôi là biết, khi ấy lúa làng đang xấu, mới non nửa tháng đã gặt xong hết rồi, người làng tản đi tứ xứ tìm việc làm. Người bế em, người làm bốc vác, kẻ lại kéo xe… Cụ tôi cùng 3 người nữa đến xem mạn nào lúa còn chưa gặt thì đến gặt thuê.
Đi được 4 ngày rồi mà bên này người ta cũng gặt sớm tiền ăn đã tiêu gần hết mà còn chưa được đám nào, cụ tôi xưa nay xách đòn càn đi ăn cơm thiên hạ đã quen. Có khi nước nóng bỏng chân, mà vừa buông hái xuống đã vội vơ lấy bát cơm được trả công cao lắm. Có khi công đã chẳng lấy gì làm cao mà ăn uống cũng khám khổ, cơm một thứ gạo đỏ ăn thấy hôi. Canh thì không có, mà thức ăn toàn một thứ cà nén mặn, mới đắt vào đầu lưỡi mặt đã chun lại, nhăn nhó như sắt ruột.
Rồi đến ngày thứ năm, lúc ấy trời đã về chiều. Cụ tôi đến một cái làng vắng tanh, ngoài đường mới chập tối đã không còn bóng ai. Nhìn vào con đường vắng tanh, chỉ thấy có tiếng chó, hay tiếng lách cách của một bụi tre bị gió đưa lay động. Từ trong bụi tre ấy đi ra một bóng người, cả bốn người cụ tôi xem trừng ai cũng đã hơi có phần lạnh gáy. Nhưng chỉ thấy một ả đàn bà quấn khăn mỏ quạ, mặt xem ra cũng có phần nhan sắc. Nhìn mắt có nét quen quen, nhưng cụ tôi chưa nhận được ấy là ai
Chẳng nhẽ bốn đứa đàn ông lại sợ một đứa đàn bà, cụ tôi cứ đứng trơ ra ấy, người đàn bà tiến lại gần chỗ 4 người.
-các ông đi gắt thuê chăng ?!!
-Vâng mợ hãy còn chưa gặt
– Nhà cháu hãy còn nhiều lắm, thế các ông lây công những chỗ khác bao nhiêu
– Dạ mợ cứ cho anh em chúng tôi mỗi công một đồng,
– thôi thế này, nhà cháu hay còn nhiều lúa lắm. Nhưng các nói một đồng chẳng nhẽ các ông lại lấy hẳn một đồng
– thôi mợ đã nói thế thì chúng bớt cho mợ một hào. Cứ 9 hào một công mợ có ưng thì chúng tôi gặt
– Vâng vậy xin rước các ông về nhà cháu
Bốn người cụ tôi theo chân người đàn vào trong một cái nhà to lắm, nhưng bên trong tối om không thấy bóng người nhà hay đứa ở. Chỉ thấy một cái khỉ gì lạnh lạnh, pha vào đó một cái mùi hơi khăn khẳn ở đầu mũi.
Người đàn bà ấy kêu bốn người cụ tôi ngồi trải chiếc ngoài hiên, rồi câm con dao nhọn bắt một con gà mang ra cầu ao.
– các ông hay nghỉ ngơi chờ nhà cháu làm cơm mời các ông xơi, rồi nhà cháu con có việc nhờ các ông một chút
Người đàn bà đi độ một lúc sau mang ra một mâm cơm toàn gà luộc, với hai chai rượu đặt trên mâm. Cụ tôi hay rượu liền ngồi ngay xuống, cả bốn người ăn uống đã nó say mặt đỏ ga.y vì rượu. Cụ tôi mới nói:
– mợ có việc gì sai bảo, để chúng tôi giúp cho
Chỉ thấy người đàn bà ấy tháo mấy cái cánh cửa gỗ ở nhà trên rồi gọi cả bốn người ông tôi vào trong ấy. Bên tròn nhà tối om, nhưng vừa mới vào đến nơi, mặt ông tôi tái đi rú lên:
– trời ơi sao thế này !!!
Trên giường nhà ấy bên trong có 4 cái xác chết, 1 đàn bà một đàn ông và hai đứa bé con, mặt họ xám xịt, nằm cả trên giường, màn buông thõng xuống. Hốc mắt đen xì, da thịt quắt queo, miệng há ra như ngước lên mái nhà , người đàn bà quỳ ngay xuống lạy lục van xin:
-bẩm ông, nhà cháu chẳng may vắn số trời bắt chết cả kia là chồng, con, với mẹ chồng cháu, làng không ai chịu chôn cho. Xin các ông làm phúc lấy bốn cánh cừa này ghép tạm một cỗ áo quan, chôn giùm cho cháu.
Ông tôi ngắm nghía người đàn bà ấy hồi lâu rồi như nhận ra điều gì, ông chỉ tay hô lớn:
Có phải vợ cậu Khiêm, nhà ông lý Văn không ?
-Hết-
(Trích đoạn cuối lấy cảm hứng từ truyện” quái dị của nhà văn Nam Cao, cám ơn các bạn đã theo dõi !)